Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, người được mệnh danh là “Beethoven Việt
Nguyễn Văn Quỳ là người Việt đầu tiên được Hội nhạc sĩ và xuất bản âm nhạc của Pháp (SACEM) chấp nhận làm hội viên với điều kiện do ông đưa ra: Việt
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ tại nhà riêng
* Kỹ thuật hòa âm của giao hưởng thường dùng cho nhiều loại nhạc cụ, nhưng ông chỉ sáng tác cho riêng violon và piano. Có gì đặc biệt đối với sự lựa chọn này, thưa ông?
- Violon là vua của các loại nhạc cụ, có thể biểu đạt cảm xúc không cần sự can thiệp của lý trí. Nếu anh kéo đàn không cảm xúc thì tiếng vĩ cứa vào dây đàn nghe thật khô khốc, như hai vật thể vô hồn cọ vào nhau. Piano là loại nhạc cụ có thể biểu đạt đầy đủ cung bậc tình cảm vì khả năng của nó là vô tận. Một cây đàn piano với nhiều quãng 8 sẽ cho ra thật nhiều cung trầm bổng, tha hồ phiêu lưu cảm xúc trên phím đàn. Nếu song tấu thì nó như một cuộc đối thoại đầy kịch tính bằng âm thanh, đẩy tác phẩm phát triển theo trí tưởng tượng của người nghe.
Cuối năm 2009, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ được Quỹ Patrimoenia and Gestion SA (Sản nghiệp để lại và giữ gìn) của Thụy Sỹ trao giải thưởng Patrimoenia 2009 (Văn hóa di sản 2009) về âm nhạc. Tại Việt Nam, hai bản số sonate số 4 và số 8 của ông đoạt giải nhì (không có giải nhất) của Hội nhạc sĩ Việt Nam năm 1995, 2005. Đài Tiếng nói Việt Nam đã thu âm 6 bản, trong đó bản số 1 được Khoa giao hưởng Nhạc viện Hà Nội đưa vào giáo trình. Bản số 4 được UNICEF tại Việt |
* Ông có buồn không khi người ta nói nhạc của ông khó tiếp cận với người Việt
- Điều tôi buồn không phải nhạc của tôi ít người nghe, mà buồn vì ở Việt
* Hơn 50 năm làm thầy và sáng tác nhạc, nhiều học trò, nhưng có ai là “đệ tử” theo dòng nhạc của ông?
- Tôi đi như kẻ độc hành. Ở Việt Nam, có nhiều nhạc sĩ từ “lò” Nga, nhưng gần như không ai viết sonate, có lẽ do khó, khổ, nghèo, ít danh tiếng... Học trò thì nhiều, nhưng không ai đủ dũng khí theo thầy. Họ sống thực tế, phần lớn hướng theo cái phổ biến, dễ dàng.
* Ông nghĩ như thế nào về việc “dân tộc hóa” dàn nhạc giao hưởng?
- Ngay trong dàn nhạc “kinh điển”, các bộ hơi, bộ gõ đôi khi làm hỏng cảm xúc khi nghe một bản giao hưởng. Tôi nghĩ, cái gì là “kinh điển” thì cứ nguyên gốc, đừng áp đặt hai chữ “dân tộc” vào cái không xuất phát từ truyền thống của dân tộc mình, nó như một âm thanh “chỏi” lạc lõng, vô duyên, và chỉ chứng tỏ sự kém cỏi của mình.
* Điều ông ước mơ nhất vào lúc này, khi đã 86 tuổi?
- Âm nhạc thuần khiết. Tôi chỉ mong có sức khỏe để tiếp tục rong ruổi con đường âm nhạc đã chọn. Cho dù bây giờ chưa ai thích, hiếm người nghe, thì tôi vẫn tin một ngày nào đó âm nhạc bác học “made in
* Xin cảm ơn ông!
Minh Châu thực hiện
(Nguồn: Báo Đất Việt)