(Ghi chép chuyến đi thực tể nước Cộng Hoà dân chủ nhân dân Lào)
Đi thực tế sáng tác, là niềm khao khát, cũng là nhu cầu bổ sung kiến thức, khơi dậy nguồn cảm hứng không thể thiếu đối với các văn nghệ sĩ của mọi thời, nhất là được đến những miền đất lạ giàu huyền tích sử thi. Được sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, 16 anh chị em văn nghệ sĩ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, đã có chuyến đi thực tế, học tập và tham quan đất nước Chăm pa tươi đẹp. Từ xưa, nếu ai đã có lần đi công tác ở nước bạn Lào đều được nghe câu nói vui “thế mà có số xuất ngoại”. Không nói rõ ra, nhưng ai cũng ngầm hiểu ý, Lào thì có gì mà học tập với tham quan. Đó là chuyện của ngày xưa, thật sai lầm. Còn bây giờ thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, bùng nổ thông tin, con người đứng trước nhiều thách thức, nhiều hiểm hoạ bức xúc, thì nước Lào lại là một lựa chọn hấp dẫn, đầy ngưỡng vọng, phải được nhìn nhận đánh giá ở những thang giá trị khác. Nét thuần phác an lành đã kích thích sự tìm tòi khám phá của nhiều người, nhất là việc luôn chăm lo nâng niu, làm giàu có tâm hồn con người của giới văn nghệ sĩ.
Nhằm gần ngày lễ hội Bunpimay cổ truyền, còn gọi lễ hội té nước, ngày vui sôi động nhất của xứ sở
Chào Tổ quốc, xe chúng tôi len lỏi bon nhanh qua trập trùng rừng núi của tỉnh Bô-Li-Khăm-Xay. Cảm giác thống nhất đầu tiên, đường bạn tốt hơn đường của ta, kể cả độ bằng phẳng và sự bền vững an toàn. Dọc con đường hơn 450km trên đất Lào dẫn tới Viêng Chăn, qua 20km đèo đất, rồi 25km đèo đá cheo leo như một kỳ quan, làm ta chợt liên tưởng tới thắng cảnh Thạch Lâm – Trung Quốc, tới bóng dáng con đường huyền thoại trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Gió rừng rười rượi mát, điều hòa tắt, các cửa xe đều được mở toang để tận hưởng cái hương vị nguyên sinh của đất của trời. Thấy mọi người đều trầm trồ khen đẹp, Lê Hồng Thắng hướng dẫn viên, nói với chú Lam lái xe dừng lại cho các anh chị em chiêm ngưỡng, xe chưa dừng hẳn, các nghệ sĩ nhiếp ảnh: Bình Nguyên, Bùi Duy Tư với những máy ảnh hiện đại đã kịp băng ra, và còn lại mỗi người một máy ảnh du lịch cũng được dịp thi thố nhí nhoáy liên hồi, như để chứng tỏ chuyến đi này sẽ thu hết xứ sở Chăm Pa vào ống kính của mình. Khi Lê Hồng Thắng chỉ tay xa xa nói với đoàn, kia là nhà máy Thủy điện Nặm Thơn I đang khai thác, công suất lớn hơn cả nhà máy thủy điện Sơn La. Các nhà máy Nặm Thơn II, III đang xây dựng. Lào là nước thừa điện bán cho Thái Lan và Việt Nam, nghe đến đây, tôi sực nhớ có một tài liệu nói, nguồn thủy năng của Lào lớn gấp 2 lần Việt Nam. Thế mới biết nguồn năng lượng sạch của Lào vô cùng phong phú, tiền đề ưu việt cho mọi sự phát triển bền vững trong tương lai. Xe lại tiếp tục lạng lách trong thăm thẳm rừng già. Gỗ, cơ man nào là gỗ. Câu nói “rừng vàng biển bạc” thật đắc dụng, phải đặt trong văn cảnh này mới thật hoàn hảo, đúng cho cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trời vừa xâm xẩm tối thì xe tới khách sạn Paksan của Quân khu 4 thuộc Quân đội nhân dân Việt
Sau đêm ngủ sảng khoái ngon lành, lại được gợi mở bởi những hưng phấn, những cảm hứng sáng tạo tiếp nhận ngày đầu, càng thôi thúc chúng tôi mong sớm tới Viêng Chăn. Và rồi, cửa ngõ Viêng Chăn cũng đã hiện hữu, Ngay cửa vào Thủ Đô là một nhĩa trang liệt sĩ, quy hoạch này hàm chứa một triết lý, một ý tưởng giáo dục truyền thống sâu xa. Chúng tôi dừng trước nghĩa trang với hàng hàng tít tắp bia mộ, như những dấu chấm than ngược, mở những khoảng lặng mênh mông. Chừng ai cũng se thắt xao lòng, trước những hy sinh mất mát của cả hai dân tộc Việt – Lào đã từng chung vai sát cánh trong công cuộc chiến tranh vệ quốc, chống kẻ thù chung. Đối diện với nghĩa trang là khu liên hợp thể thao khá hiện đại, mà bạn vừa đăng cai tổ chức thành công Sea Games 25. Nhớ lại những trận túc cầu ngang ngửa hấp dẫn của bóng đá Lào với các đội mạnh trong khu vực, mà thấy yên lòng, thấy vững tin về một nước Lào sẽ lớn mạnh mọi mặt trong một tương lai không xa.
Thăm bảo tàng Cay Xon Phomvihan do Việt
Thăm các siêu thị và cửa khẩu Hữu nghị I Viêng Chăn, dẫu hàng hóa phong phú, nhưng hầu hết nhập ngoại và chủ yếu là hàng tiêu dùng, chưa có sản phẩm điện tử, công nghiệp nặng… sản xuất trong nước. Đó mới là điều phải suy nghĩ cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Hẳn bạn cũng đã có những dự định chiến lược, tạo những chuyển động đồng bộ, mang tính cách mạng, trong những bước đi dài. Ta mong và chắc sẽ sớm có một nước bạn Lào giàu có văn minh như lòng nhân hậu con người họ vậy.
Tha Von, người hướng dẫn viên du lịch của bạn nói với chúng tôi, Viêng Chăn có 200 ngàn người, nhưng có tới hơn 100 ngàn xe hơi. Người Lào không coi trọng việc xây dựng nhà cửa cao đẹp, họ dành tiền mua sắm xe hơi sang trọng tiện ích cho du lịch và công việc làm ăn. Cán bộ cấp phòng đã được nhà nước cấp xe hơi đi lại. Đường Thủ đô Viêng Chăn rất ít xe máy, hầu như không có xe đạp, chỉ nườm nượp xe hơi, không thấy cảnh sát, không còi xe inh ỏi mà vẫn hàng lối, trật tự văn minh an toàn. Thậm chí người đi bộ giơ tay xin đường xe máy, ô tô còn dừng lại nhường đường, những nét đẹp này đã từ lâu không gặp ở Việt
Tha Von lại hướng dẫn đoàn thăm chùa That Luang được xây dựng khoảng thế kỷ XVI, thật kỳ vĩ, kiến trúc tiêu biểu cho những nét văn hóa đặc sắc Lào. Đến công viên Bãi Phật, chùa Sisaket, ngôi chùa cổ nhất Viêng Chăn, lưu giữ hàng vạn pho tượng, bộ sưu tập tượng Phật quý nhất nước Lào. Phật giáo là quốc đạo của xứ sở Chăm Pa, chỉ nội Thủ đô Viêng Chăn cũng có tới 1200 ngôi chùa thờ Phật. Người Lào rất sùng bái con Na Ga linh thiêng, nó có biểu trưng như con Rồng của Việt Nam, nhưng Na Ga là con vật có thật sống trên sông Mê Kông, nó chỉ có một đầu, nhưng khi thờ người ta linh thiêng hóa lên 5 đầu. Để minh chứng cho sự linh thiêng của Na Ga, Tha Von kể, năm 1972 có 16 người lính Mỹ bắn chết rồi khiêng đi một con và chỉ 2 năm sau cả 16 người đã lần lượt bị bắt về trời bằng các trạng huống khác nhau rất thảm thương.
Tất cả mọi người Lào đều phải trải qua tu hành, tu chuyên nghiệp và tu nghĩa vụ. Ai chưa qua tu nghĩa vụ 3 tháng thì chưa được lấy vợ, lấy chồng. Mới nghe như có gì ngồ ngộ, nhưng qua tìm hiểu, càng thấy sự cần thiết phải thấu hiểu triết lý sâu xa khi con người trải qua tu hành. Tu để ngộ ra bản ngã chân thiện cần có trong cõi trầm luân đầy bất trắc này. Có phải thế chăng mà người Lào hiền lành thật thà, hay làm việc thiện? Những gì thiện tâm, dù rất nhỏ vẫn luôn gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với văn sĩ. Như hôm lên Luongphabang phải qua chặng đường dài, đoàn khởi hành từ 5 giờ, nên mang theo bánh mỳ để ăn sáng trên đường. Tới một mái soải bên đồi thuộc tỉnh Viêng Chăn, xe dừng, mọi người với túi thức ăn mang theo, đang loay hoay tìm chỗ ngồi, thì một bà mẹ chừng 70 tuổi ở ngôi nhà gần đó đã đưa chiếu ra trải mời ngồi. Thấy chúng tôi ăn bánh mỳ, mẹ lại hớt hải chạy về, lấy ra một nồi xôi to và mấy xiên cá suối nướng cho mọi người ăn. Giữa thời buổi kinh tế thị trường, con người còn ích kỷ, tư lợi bon chen, chúng tôi chỉ là khách ngoại quốc qua đường, nơi đèo heo hút gió mà gặp một tấm lòng thảo thơm như vậy thì phải lý giải bằng phương pháp luận nào đây? Còn nhiều chuyện tương tự về tấm lòng nhân hậu của người Lào, do anh chị em mình đã từng sống làm việc trên đất Lào về kể lại, chứ nào phải chuyện thêu dệt tầm phào. Lòng chân, thiện là bản chất, là thuộc tính bền vững, có từ trong máu của người Lào, nhờ vậy mà họ sống thanh thản, an nhiên. Liệu như thế có được coi là hiện đại, văn minh, cao đẹp không?
Một trong những nội dung quan trọng phải đạt với chuyến đi là, cuộc gặp gỡ làm việc với Hội Nhà văn Lào. Rất may, thông qua sự quen biết giữa nhà thơ Nguyễn Thị Mai và nhà văn Thi Đa Chăn phó chủ tịch Hội Nhà văn Lào mà chúng tôi có cuộc giao lưu thuận lợi, thắm tình hữu nghị và đầy hứng khởi. Khi đặt chân lên đất Lào, tôi nhờ máy của Lê Hồng Thắng gọi cho chị Thi Đa Chăn ngay. Mặc dù chưa một lần gặp mặt, nhưng do đã được giới thiệu trước, nên nghe tôi xưng tên, chị rất hồ hởi hỏi thăm như đã thân thiết, rồi chị dặn tôi tới Viêng Chăn, ở khách sạn nào, điện cho chị ngay. Đúng hẹn, tới Viêng Chăn tôi điện nói nơi nghỉ để chị biết, và ngay tối hôm đó chị đã đến chỗ chúng tôi thăm hỏi đoàn và thống nhất thời gian cho buổi gặp mặt. Tuy lần đầu, nhưng Thi Đa Chăn là người cởi mở, đôn hậu có nụ cười dễ tin cậy. Chị viết văn, đã đạt giải thưởng văn học sông Mê Kông năm 2007, là Trưởng ban Tuyên huấn Trung Ương Hội Phụ nữ Lào kiêm Phó chủ tịch Hội Nhà văn Lào.
Như đã thống nhất, đúng 14h ngày 1 – 4 – 2010, 16 anh chị em văn nghệ sĩ Ninh Bình đã quây quần cùng 11 nhà văn, nhà thơ của Hội Nhà văn Lào tại khách sạn Sengphachanh Thủ đô Viêng Chăn. Trong không khí hữu nghị thân tình, với tư cách chủ nhà, chị Thi Đa Chăn người từng có 3 năm sống ở Việt Nam đã mở đầu lời thăm hỏi, lời chào bằng tiếng Việt ấm áp, rất đúng ngữ điệu. Tất cả mọi người đều nhiệt liệt hoan nghênh. Chị nói với chúng tôi, Chủ tịch Hội Nhà văn Lào đang chữa bệnh ở Thái Lan, biết tin buổi gặp mặt với các văn nghệ sĩ Ninh Bình, anh đã rất vui mừng và gửi lời thăm hỏi tới anh chị em, chúc cho buổi gặp mặt thành công tốt đẹp. Chị Thi Đa Chăn nói: Hội Văn học nghệ thuật Ninh Bình là hội địa phương Việt
Rời Viêng Chăn từ mờ sáng ngày 2 - 4, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình qua 480km rừng núi trập trùng, qua những đỉnh cao chất ngất từ 672m - 2200m so với mặt nước biển về Cố Đô Luongphabang. Cố đô nằm bên dòng Mê Công thơ mộng ở cao độ 1672m, đã có tuổi thọ hơn 700 năm, quanh năm chìm trong sương mù mờ ảo. Người ta nói, ai đến nước Lào mà chưa đến Luongphabang thì coi như chưa đến Lào. Theo quy định của bạn, để giữ cho yên tĩnh và sự trong lành của cố đô, chúng tôi phải dừng xe cách trung tâm 25km. Từ đây đi túc túc (như xe lam của Việt Nam) thăm Cung điện Hoàng Gia, Cung Điện vua Phả - Ngừm, thăm khuôn viên Hoàng Gia. Có lẽ khuôn viên thiền của các nhà sư để lại ấn tượng sâu sắc nhất, đó là hình ảnh có tên gọi “tu vắt thu”. Những người tu chuyên nghiệp mỗi năm có 3 tháng ngồi thiền ngoài trời, mặc: mưa nắng, muỗi vắt, ai cho gì ăn nấy để được tu tỉnh, được giác ngộ. Sự khám phá được tiếp tục, ngược lên chinh phục đỉnh Phousy để ngắm toàn cảnh Luongphabang, rồi lại xuống những chiếc thuyền độc mộc lãng mạn vượt sông Mê Kông thăm động Thẳm Tình, nơi người dân Lào hàng năm đến đây cầu may và mỗi người góp để lại một pho tượng Phật, lớn nhỏ tùy lòng. Sau chặng đường đèo dốc căng thẳng ai nấy đều muốn được tắm, được thư giãn tại thác nước Quảng Sý. Nước dội từ độ cao mấy trăm mét xuống bãi đá được giấu mình trong cánh rừng già, một bãi tắm cũng là một thắng cảnh tuyệt hảo. Chúng tôi nghỉ lại một đêm để thưởng thức cái tịch mịch trong lành đến huyền ảo của Luongphabang, di sản văn hoá thế giới trên đất Lào.
Chào Luangphabang trong sớm sương huyền ảo xuôi về Xiêng Khoảng. Với 275km đường cua dốc, liên tục đảo chiều, mặc dù ai nấy đã được thử thách, tập dượt làm quen hàng 1000 km núi cao, rừng thẳm mà không khỏi nôn nao. Âu đây cũng là một lần được kiểm tra tổng thể, thể lực chính xác miễn phí cho mỗi người. Nhiều người nói vui, qua được đoạn đường này, chứng tỏ ban chấp hành Hội khoá này, còn có cả khả năng du lịch mạo hiểm, đủ sức đi nhiều nước, kể cả Phi Châu. Chuyện mải vui nên quên mệt, quên say, trời vừa tròn bóng đã đến khách sạn Xiêng Khoảng Quân Khu 4 của mình. Cơm nước nghỉ trưa lại sức, xe lại đưa đoàn tới Cánh Đồng Chum I. Chum, có chum I, II… V với chiều dài 20km chiều rộng 6km. Nơi đây, xưa là căn cứ địa nổi tiếng của bộ đội Pathet Lào. Ở đây đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt phối hợp giữa bộ đội Pathet Lào với quân tình nguyện Việt
Cánh đồng chum I với 25 ha, những chiếc chum bằng đá, to, nhỏ khác nhau, không biết cơ man nào là chum, có cái cao tới 5m, đường kính 3,5m. Nhiều giả thiết về sự hình thành nên Cánh đồng Chum này. Người cho rằng dùng để đựng thức ăn, nước uống cho những đoàn quân, những tộc người. Người lại nói dùng để chôn cất người chết… Đến các công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, trải qua 2000 năm vẫn chưa có lời giải chính xác cuối cùng. Có lẽ chính sự kỳ bí, không lời giải này, mà Cánh đồng Chum trở thành di sản văn hoá thế giới.
Dẫu thời gian lưu lại thật ngắn ngủi, song chúng tôi có may mắn được chứng kiến nơi tích tụ những tinh hoa văn hoá của cả 2 di sản văn hoá thế giới thuộc Lào.
Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết, chuyến đi thức tế của anh chị em văn nghệ sỹ Ninh Bình cũng không có ngoại lệ. Sớm ngày 5 - 4 - 2010, Chào Xiêng Khoảng, Chào “Chăm Pa cõi đẹp an lành”, nơi đã để lại những dấu ấn tốt đẹp không thể phai mờ, chúng tôi về Ninh Bình, về tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Dẫu còn cách cửa khẩu Nậm Cắn hơn 100 km đường rừng, mà tôi đã có cảm giác như phải xa cách nước Lào với biết bao ý nghĩ, bao dự cảm trong nung nấu mung lung.
Vốn quý nhất muôn đời, vẫn là con người, thì con người Lào phải đáng quý theo cấp số nhân bởi lòng nhân hậu, khoan dung, chân thành và thật thà đặc biệt riêng có, như chỉ còn sót lại trên trái đất này. Lào lại là nước giàu có tài nguyên: Đất đai, khoáng sản, nguồn thủy năng, gỗ quý… bài học của những nước đi trước và rất nhiều lợi thế để vươn tới hiện đại văn minh.
Chỉ mong sao sự phồn thịnh về kinh tế, với những đỉnh cao khoa học công nghệ chiếm lĩnh, vẫn giữ được bản chất trong sáng, thuần phác, của tâm hồn người Lào, chất liệu vi diệu không gì sáng chế được.
Viêng Chăn - Ninh Bình ngày 30/3 - 5/4 - 2010
Lâm Xuân Vi
ĐC: Hội VHNT Ninh Bình
Email: xuanlamvi@yahoo.com