Trang Hạ, nữ nhà văn được xem là khá thành công trong việc dịch các tác phẩm văn học mạng nước ngoài với nhiều đầu sách “hot”: Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Mẹ điên… vừa mới ra mắt cuốn sách mới nhất Đàn bà ba mươi (NXB Văn học), đánh dấu sau 15 năm quay trở lại TP.HCM.
Nhà văn Trang Hạ. Ảnh: Lê Tám |
Từng sống ở Đài Loan nhưng quyết định trở về quê hương sinh sống và giờ lại làm một cuộc 'Nam tiến', chị có dự định sẽ gắn bó với mảnh đất TP.HCM?
Trang Hạ: - Với tôi, TP.HCM là mảnh đất đầy duyên nợ. Nó có một sợi dây gắn kết không chỉ là tình cảm mà còn là kinh tế nữa. Tôi xa nó đã 15 năm và đây là lần trở về mà tôi dự định sẽ không rời xa nó nữa. Hy vọng rằng, ở mảnh đất này, Trang Hạ sẽ có nhiều đáp trả bằng những cống hiến nghệ thuật và những tác phẩm mới ra đời tại đây.
Chị thú nhận chưa từng ngồi xem kịch ở TP.HCM, nhưng vì sao chị lại “liều” hợp tác thực hiện vở kịch tiền tỷ Xin lỗi em chỉ là...?
- Trước vở kịch này, tôi cũng đã từng thử “liều” vài lần. Trước đây vào năm 2007, tôi được Đài truyền hình Việt
Khi bắt đầu từ con số không, tâm niệm của tôi là cố gắng biến những cái gọi là “nghiệp dư” thành ưu điểm. Vì nếu mình mà cạnh tranh với người mạnh thì sẽ bị thua ngay nên cố gắng tìm những điểm nào đó “nghiệp dư” để khỏi phải cạnh tranh với người khác. Do vậy ở vở kịch sắp công diễn và những dự án sắp làm, tôi đứng ở góc độ độc giả, khán giả để cố gắng hình dung làm như thế nào để tác phẩm đạt hiệu quả cao nhất.
Trong các tác phẩm của chị, hình ảnh người phụ nữ rất sành điệu, xinh đẹp, nhưng có người bảo, khi gặp chị ngoài đời rất… thất vọng? Những hình mẫu người phụ nữ trong tác phẩm phản ánh niềm mơ ước của chính chị hay chị thích chọn mẫu người như thế?
- Có một thị hiếu tràn lan trong xã hội này, đó là xem nhẹ giá trị bên trong của mỗi con người. Rất nhiều người chạy theo hàng hiệu xa xỉ, đắt tiền. Nếu bây giờ bạn cân đo, đong đếm những “phụ tùng” trên người thì bạn hoàn toàn có thể chỉ ra được mức độ tiêu tiền của người đó. Nhưng với Trang Hạ, nó chỉ là mức độ, nó không tượng trưng cho giá trị của con người. Thứ hai, tôi không cho rằng, những người sành điệu là những người giàu và những người giàu là những người sành điệu.
Người phụ nữ bước vào tuổi 30 mà chưa có người yêu, chưa có gia đình thì tâm lý chung sẽ rất lo lắng… Thế nhưng, xem qua tản văn Đàn bà ba mươi của chị, người phụ nữ bước vào độ tuổi 30 này có vẻ dửng dưng, bất cần theo kiểu sống một mình chẳng cần ai? Những tản văn trong đó, bao nhiêu phần là sự thật?
- Nói cho vui, khi đọc xong tác phẩm này, rất nhiều phụ nữ sẽ bỏ chồng hoặc sẽ sinh con một mình! Nhưng thật ra, quyền quyết định không phải do tôi xui dại mà bản thân họ có nội lực và lựa chọn từ trước. Đàn bà tuổi ba mươi họ có cách nhìn khác. Nghĩa là bạn hoàn toàn lựa chọn những cách mà bạn cho là hài lòng. Hạnh phúc thật ra là đem lại cho mình sự hài lòng. Nó không phải là cảm giác no đủ về tiền bạc, thể xác…
Đàn bà tuổi ba mươi không có ý nghĩ tiêu cực: mặc dù tôi chưa có chồng đó, nhưng không phải vì thế mà tôi kém bạn ở lĩnh vực khác! Còn về tản văn, có 99% trong đó là sự thật. Nhưng không phải của Trang Hạ. Những nhà văn mà cứ chỉ đi viết về đời mình thì chắc biến mình thành người viết tiểu thuyết rất giỏi.
Vừa viết sách, vừa thực hiện các dự án sân khấu, phim ảnh, truyền hình… chị có thấy mệt mỏi?
- Trong năm nay, tôi sẽ thực hiện khoảng 20 đầu sách văn học dịch, trong đó có hàng loạt tác phẩm của Đài Loan. Song song đó, tôi thực hiện một số kịch bản phim nhựa và hai phim truyền hình dài 30 và 60 tập. Ngoài ra, sau vở kịch Xin lỗi em chỉ là..., tôi sẽ tiếp tục với vở kịch chuyển thể từ tác phẩm Mẹ điên của mình.
Tôi chỉ làm việc tốt dưới ngọn roi vọt. Nghĩa là chỉ làm việc tốt khi mình cảm thấy áp lực. Hàng ngày, tôi dành nhiều thời gian lên mạng, rất ít khi ra đường. Nếu tình cờ gặp tôi ngoài đường, rất có thể lúc đó tôi từ ngân hàng, hay từ chỗ lĩnh lương về
Theo Lê Tám (Vietnamnet)