Nhạc sĩ Kiều Tấn - Trưởng ban Văn nghệ, Đài Truyền hình TPHCM, được nhiều người biết đến không chỉ ở khả năng sáng tác ca khúc mà còn qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống Việt
* Thưa nhạc sĩ Kiều Tấn, sau khi “sinh tư” 4 album nhạc vào năm 2007: Vạn xuân, Sài Gòn nắng – Sài Gòn mưa, Tình yêu như giỏ hoa và Nỗi buồn trăm năm, lúc này anh lại thích sáng tác những ca khúc mang âm hưởng dân ca?
- Tôi đang “thai nghén”, chuẩn bị thực hiện 1 album nhạc gồm những ca khúc mang âm hưởng dân ca. Bởi vừa rồi, tôi đã sáng tác một loạt ca khúc mang âm hưởng dân ca, mà gần đây nhất là 2 ca khúc Khoảng nắng Tiền Giang và Mỹ Tho rớt giọt đàn bầu.
* Trong các ca khúc của anh sáng tác, phần lớn mang chất tự sự, trữ tình. Phải chăng điều đó một phần do anh chịu ảnh hưởng của việc nghiên cứu, tìm hiểu âm nhạc truyền thống?
- Thực ra, các ca khúc do tôi sáng tác trong 4 album đã phát hành được chia ra làm nhiều giai đoạn, có giai đoạn về quê hương đất nước hành trình từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, hầu hết những ca khúc đúng là mang tính tự sự nhiều hơn. Trong sâu thẳm của tâm hồn mình vẫn là tính tự sự, trữ tình, bởi cuộc đời của tôi thiên về sống nội tâm. Từ nhỏ, cuộc sống của tôi đã phải trôi nổi, phiêu bạt, hoàn cảnh gia đình không được trọn vẹn như nhiều đứa trẻ khác nên sống cô đơn, thiếu vắng người thân. Đồng thời, âm nhạc mà tôi học và chơi lúc bấy giờ chính là tài tử cải lương. Do vậy, khi sáng tác tôi đã chịu ảnh hưởng của giai điệu, ca từ, có chút gì đó man mác buồn. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác, tôi nghiệm ra một điều, phải học nhiều thứ, chứ không riêng gì âm nhạc dân tộc. Khi học được nhiều, chắt lọc được những điều tinh túy nhất, lúc trở lại cái gốc âm nhạc mà mình thích, chắc chắn việc sáng tác sẽ dễ thành công hơn. Có nhiều người cho rằng, việc tiếp cận nhạc trẻ, nhạc hiện đại sẽ không tốt, nên hạn chế. Nhưng, tôi cho rằng, điều đó là không nên. Trong thời hội nhập, chúng ta phải tiếp cận, điều quan trọng nhất là các nhà quản lý phải biết làm thế nào để tiết giảm phù hợp, bảo vệ được âm nhạc truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc. Tôi nghĩ, khi giới trẻ tiếp cận với âm nhạc hiện đại, đến một lúc nào đó, tự thân mỗi người lại trở về với âm nhạc truyền thống của mình. Chẳng hạn, trước đây mỗi khi đi đâu, nghe có người hát cải lương là người khác nhìn bằng ánh mắt coi thường “dân quê”. Nhưng giờ ngược lại, trong một nhóm bạn bè hoặc đi liên hoan, đi tiệc, mỗi khi có người nào đó hát một bản vọng cổ, ai nấy điều thích thú vỗ tay, bỗng dưng thấy sang hẳn. Tôi cho rằng, âm nhạc truyền thống của Việt
* Anh có nghĩ, tiềm năng âm nhạc truyền thống của Việt
- Đúng vậy. Khi nghiên cứu âm nhạc truyền thống, tôi thấy ông cha mình rất tinh tế trong từng thang âm, điệu thức, rất độc đáo so với các dân tộc lân cận. Chẳng hạn như nói về Ngũ cung (hò, xự, xang, xê, cống), có nhiều người nghĩ là Ngũ cung của ta cũng giống với Ngũ cung của Trung Quốc. Nhưng qua nghiên cứu, tôi nhận thấy rõ ràng hoàn toàn khác nhau. Với Ngũ cung của Trung Quốc, người ta có thể dứt bản nhạc ở bất kỳ chữ nào cũng được. Còn với Ngũ cung của Việt
* Như vậy, theo anh chúng ta có nên đẩy mạnh việc khai thác thế mạnh của âm nhạc truyền thống trong việc thu hút khách du lịch?
- Tôi nghĩ, muốn làm được điều này, trước tiên chúng ta cần phải có sự đầu tư lớn cho việc nghiên cứu. Khi có được các công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, được đưa vào giảng dạy rộng rãi, sâu rộng trong các trường học. Lúc ấy, mỗi người Việt
* Trong quá trình nghiên cứu về âm nhạc truyền thống, chúng tôi biết anh đã có nhiều công trình tạo được dấu ấn với đồng nghiệp trong nước và bạn bè quốc tế?
- Với công trình Tìm hiểu về cây đàn ghi-ta phím lõm, đã được in sách và phát hành ở Đức, phần nào đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bà con Việt kiều về cây đàn này. Hiện nay tôi đang viết, hệ thống lại tất cả các công trình mà mình từng nghiên cứu như: Phương pháp ký âm cho nhạc dân tộc; Hệ thống bài bản tổ của nhạc tài tử
ĐỖ HẠNH
(Nguồn: Báo SGGP)