Chiến trận, công chức bao năm
Về hưu được lĩnh gần trăm triệu đồng.
Thực hiện mong ước cháy lòng
Cả nhà du lịch vào trong Lâm Đồng.
Nơi xưa nên vợ nên chồng
Năm ấy suýt chết tưởng không ngày về,
Kỷ niệm ùa đến tràn trề,
Ba mươi năm lẻ không hề phôi phai.
Dâu, rể, con gái, con trai,
Cháu nội, cháu ngoại cùng hai vợ chồng
Theo đoàn du lịch thong dong
Tây Nguyên chốn cũ nhớ mong bao ngày.
Chiến trường ơi, ta về đây!
Rừng xưa, cảnh cũ đổi thay đã nhiều.
Hang kia kho, chỗ này lều,
Suối sâu gùi nước, bên đèo, bãi xe…
Qua rừng thông đến rừng me,
Nơi này phục kích, nơi kia hạ đồn…
Ký ức ùa tới dập dồn
Khiến cựu chiến sĩ tâm hồn nao nao.
Nắng xôn xao, gió rì rào
Rừng Tây Nguyên, giữa đỉnh cao xế chiều,
Dưới chân mây trắng phiêu diêu,
Nhìn về bản nhỏ lòng nhiều xốn xang
Những làn khói bếp muộn màng
Bản nghèo bận rộn mùa vàng như xưa…
Giữa rừng mắc võng đung đưa,
Cả nhà ngồi nghỉ, ông vừa thiu thiu…
- “Bà ơi” - Đứa cháu hỏi trêu-
“Ông bà xưa bắt đầu yêu thế nào”.
Chăm-peng ký ức dâng trào
Kể lại đầy vẻ tự hào chuyện xa:
- “Ông bị địch bắt, khảo tra
Chúng tưởng ông chết, vứt ra bìa rừng.
Trời mưa đêm tối mịt mùng,
Tau ra lượm xác, thật không thể ngờ
Nhìn qua ánh chớp lờ mờ
Thấy người lóp ngóp cố bò ra xa.
Liều mình cõng đại về nhà,
Thuốc thang, chăm sóc suốt ba tháng ròng.
Người tỉnh nhưng trí thì không,
Hỏi gì cũng lắc, ông không nhớ gì.
Giấy tờ cũng chẳng còn chi
Khỏe rồi nhưng vẫn ở lì nhà tau”.
- “Bà ơi, rồi nữa… thế nào?”
- “Ông mi… sau đó cùng tau… vợ chồng!
Khi bố mi mới lọt lòng,
Là ngày đất nước thoát vòng cắt chia.
Những người lính Bắc đều về
Ông mi ở lại vì quê… quên rồi!
Phúc nhà và cũng ơn trời
Ông đi làm rẫy trên đồi gặp giông,
Sét đánh ông ngã giữa đồng
Đến khi tỉnh dậy, lại không thể ngờ
Bỗng người hết dại, hết khờ
Ký ức hiện lại lờ mờ… sương tan!
Từ ngày giải phóng miền
Hai năm sau mới bầu đoàn về quê”.
Đàn cháu nghe kể say mê.
Rồi ông nói tiếp chuyện về một cô:
- “Năm xưa ở xã ven đô
Trong một làng nọ có cô tên Đào
Tóc dài, mặt đẹp hồng hào
Năm đó tuổi mới chừng vào đôi mươi
Hàm răng trắng, làn môi tươi
Đôi mắt lúng liếng như cười, rất duyên.
Yêu anh hàng xóm nhà bên
Sắp làm đám cưới, chuyện phiền xảy ra
Mẹ chết, lo chuyện tang ma,
Đám cưới phải hoãn ít là ba xuân.
Chàng trai nhận lệnh tòng quân
Ngày nhập ngũ lúc tiễn chân, chàng rằng:
“Tuy chưa hôn thú vợ chồng
Nhưng lòng anh đã cưới lòng của em.
Lẻ loi cho cứng rắn lên,
Anh đi giữ hạnh phúc bền dài lâu”.
Còn Đào chẳng nói một câu
Mà lòng chỉ những nguyện cầu cho anh.
Ước mong mau hết chiến tranh
Để về chung một mái gianh với nàng.
Nhưng đời thật lắm trái ngang,
Chiến tranh kết thúc mà chàng bặt tin”.
Thấy chuyện lạ, cháu hỏi liền:
- Chắc là chú ấy thiếu tiền, hả ông?
(Ngây thơ con trẻ thật lòng)
Ngoài ông cười mỉm, nhưng trong khóc thầm.
Bỗng trời nổi gió ầm ầm,
Mây đen kéo đến, sấm rung, mưa rào…
Cả nhà vội vã trở vào,
Vui vầy cùng dự tiệc khao toàn đoàn.
Hôm sau thăm thác B’lang,
Thăm hồ Than thở, thăm làng M’nông,
Thăm nơi Hai mộ Đồi thông,
Truyền thuyết tình ái đau lòng năm xưa.
Trở về khách sạn ăn trưa,
Buổi chiều đoàn nghỉ, đi mua sắm đồ.
Người ông tâm trạng dày vò,
Đòi cơn lại nghĩ đến cô tên Đào.
Ước đời trẻ lại năm nào,
Ước không chiến trận, đừng vào Tây Nguyên
Ước gì nay được gặp tiên
Cho Đào sống lại đẹp duyên cùng nàng.
Tiếc cho tình nghĩa cũ càng
Thương cho duyên phận bẽ bàng của em.
Bao năm bám bến, đợi thuyền
Khách không trở lại, lời nguyền xót thương
Một mình thân gái dặm trường
Vào Tây Nguyên kiếm “nắm xương” của mình (!)
Vì tình, vì nghĩa tử sinh,
Vì anh mà bỏ thân mình nơi nao?
Sống hiền, chết khổ hỡi Đào?
Có linh mách bảo nơi nào mộ em!…
Tây Nguyên buổi tối trăng lên,
Cả nhà thong thả dạo triền núi cao.
Bên rừng thấy sáng lần vào
Uy nghiêm sau một tháp cao là chùa.
Khách thưa, thấp thoáng vài sư
Cảnh quan vắng vẻ chắc chùa mới xây.
Năm xưa mình đã qua đây,
Toàn rừng rậm rạp mà nay có chùa?
Lòng đang nửa đoán, nửa ngờ
Một nhà sư nữ “
Bỗng ông hét một tiếng “Đào!”
Rồi ông vội vã lao vào ôm sư.
Sư nữ bối rối: “
Xin lỗi thí chủ… nhầm cô Đào nào?
Bần tăng pháp hiệu Hạnh Hào,
Xin thí chủ… bỏ ra nào... bởi tôi…”
Ông thì: “Em đúng Đào rồi!
Anh đây! Anh Nguyễn Văn Đồi, nhớ không?”
Tây Nguyên đêm vắng mênh mông
Từ xa cũng thấy tiếng ông thét gào.
Thượng tọa nhìn cảnh ồn ào
Ra mời: “Thỉnh thí chủ vào trong am!”
Qua lời chào hỏi, vấn an
Thượng tọa mới kể nguồn cơn Hạnh Hào:
- “Quê thì chẳng rõ nơi nào
Nghe giọng người Bắc, đi vào tìm thân,
Cách đây ngoại ba mươi năm
Trên đường tìm kiếm xảy chân xuống hồ.
May dân cứu sống được cô,
Sau này xuống tóc, vào chùa, xuất gia”.
Nghe lời sư kể xót xa,
Bởi trở về muộn mà ta hại nàng!
Hay nghe ta có vợ con,
Mà Đào tủi phận tìm đường quyên sinh?
Bây giờ đã rõ sự tình
Nửa đời tìm kiếm, giờ mình gặp nhau.
Nhìn em, lòng những quặn đau,
Tưởng bao chua xót ngày sau nối dài.
Con xin Đức phật Như Lai,
Người hãy chắp vá cho hai tâm hồn!...”
Nghe ông cầu khấn dập dồn,
Trong chùa sư nữ hãy còn như mơ.
Sự đâu sự đến bất ngờ
Đạo, đời lộ hết bây giờ tính sao?...
Giữa rừng, đêm, gió lao xao
Tiếng chim gọi bạn như chào người thương.
Trong chùa thơm ngát mùi hương,
Hôm nay ánh nến như dường sáng hơn.
Viết tại Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh
Đêm 10/10 Kỷ Sửu -2009
Đào Phong Lưu
Địa chỉ: Nhà Máy gang cầu Thiên Phát
Khu CN Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh
ĐT: 0913095504
Email: dphongluu@yahoo.com
Trần Thị Thanh Liêm - thanhliemdainam@yahoo.com - 0987 641 698 - Số 14 ngõ A10 TT Đại học Hà Nội
(Ngày 27/06/2010 04:48:53 PM)
Bao nhiêu dâu biển đau thương cũ,
Kết lại thành NHÂN(nhân nghĩa) trọn đá vàng!
Nguyễn Thị Minh Hồng - nthiminhhong@yaho.com - 0982105015 -
(Ngày 1/03/2010 09:58:12 PM)
Chiến tranh, tình chẳng như mơ
Bùi Xuân Phượng - buixuanphuong09@gmail.com - 03203547940 - Bình Phiên-Ngọc Liên-Cẩm Giàng-Hải Dương
(Ngày 28/02/2010 11:24:17 AM)
Cũng là tội của chiến tranh
Trần Tuyết Hạnh - hanhtrantuyet75@yahoo.com - - TP.Hồ Chí Minh
(Ngày 27/02/2010 01:45:53 AM)
Bài thơ ngang trái bất ngờ Buồn dòng lục bát nát nhàu
Phạm Tâm An - chicantaman@yahoo.com - 0916863368 - Ninh Bình
(Ngày 26/02/2010 12:41:56 PM)
Chuyện đời ngang trái, bất ngờ
Trần Mạnh Tuân - tuan_hwru@fulbrightmail.org - 091 353 0266 - Hà Nội
(Ngày 23/02/2010 10:41:22 PM)
Nhân đọc "Tiểu thuyết" của tác giả Đào Phong Lưu, có đôi dòng cảm nhận: Bài thơ "tiểu thuyết" Trái ngang, Một trăm sáu chục câu thơ Góp vui một chữ với mình, Trần Mạnh Tuân |