9 câu chuyện này không nằm trong bất cứ cuộc bình chọn hay tổng kết nào, nhưng đó là một góc nhìn về giới văn chương Việt Nam khi năm 2009 vừa đi qua…
1. Cuốn sách Việt
Đó là cuốn tiểu thuyết “Quái vật” dày 236 trang của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh, do NXB Văn học ấn hành. Trần Thị Hồng Hạnh là một cây bút trẻ, sinh 1978, ngay từ khi 27 tuổi, đã đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác 'Văn học tuổi 20', với tác phẩm “Bài học đầu tiên” xoáy vào chuyện giáo dục.
Trailer giới thiệu cuốn “Quái vật” được đưa lên mạng YouTube để quảng bá ngay từ khi cuốn sách sắp phát hành. Ý tưởng này do một nhà thiết kế trẻ thực hiện, đó là La Nguyễn Quốc Vinh. Tuy nhiên, những độc giả yêu văn chương đích thực khi đọc “Quái vật” sẽ tự mình “bỏ phiếu” cho tác phẩm của Trần Thị Hồng Hạnh chứ không dễ chịu ảnh hưởng bởi những “hiệu ứng lạ” bên ngoài.
2. Người “từ chối” 200 triệu đồng nhuận bút
Giữa thời buổi kinh tế đang khó khăn như thế này, vẫn có một người Việt trẻ, ăn cơm nhà và dịch sách… không lấy nhuận bút? Thật khó tin! Nhưng đó là “chuyện khó tin nhưng có thật”, diễn ra ngay giữa lòng Hà Nội. Và người “khó tin” đó, là cô gái thế hệ 7X, có tên Đào Bạch Liên.
Tháng 7/2009, NXB Phụ Nữ chính thức ra mắt bộ truyện võ hiệp 'Côn Luân' của tác giả Phượng Ca (Trung Quốc). 90 chương sách lấy bối cảnh thời Nam Tống, xoay quanh cuộc đời vào trải nghiệm của nhân vật chính Lương Tiêu, được in trong 7 tập dày dặn, và để viết bộ sách này, tác giả Phượng Ca mất 3 năm ròng. Còn Đào Bạch Liên vì qua đam mê truyện võ hiệp, mặc dù đang làm việc ở một công ty của Nhật Bản, nhưng sẵn sàng nhận lời dịch “Côn Luân” để độc giả Việt Nam có thêm “cửa sổ”, ngoài những tác phẩm vốn rất quen thuộc của Kim Dung, Cổ Long. Tuy nhiên, điều thú vị trong mối 'lương duyên' này đã trở thành một sự kiện khiến giới xuất bản Việt
3. Truyện ngắn lần đầu tiên được… trình diễn
Khi trình diễn thơ đã trở nên quen thuộc, thì đời sống văn nghệ 2009 bắt đầu “đổi món” bằng việc trình diễn… truyện ngắn! Cái giờ khắc đã trở thành dấu mốc: 15 giờ ngày 28/4/2009, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (số 501, Kim Mã, Hà Nội), và người “mở đường” là tiến sĩ Đinh Hoàng Anh đã trình diễn truyện ngắn trong tập truyện “Những giấc mộng đời người” (NXB Văn học).
Tác giả Đinh Hoàng Anh nói về ý tưởng của mình: Tôi nghe nói, tổ chức một buổi ra mắt sách thường chỉ là giới thiệu về tác giả, sau đó một vài nhà phê bình lên đọc những nhận xét về tác phẩm. Tôi thấy như vậy thì sẽ không thú vị lắm. Giống như trước đây tôi tổ chức đêm thơ kết hợp với hội họa, việc mang truyện ngắn ra trình diễn cũng hoàn toàn xuất phát từ những ngẫu hứng, từ ý tưởng muốn thể nghiệm cái mới và sự kết hợp giữa các loại hình nghệ thuật với nhau. Trình diễn truyện ngắn lần này, chúng tôi kết hợp với âm nhạc ngẫu hứng và kịch hình thể. Ngoài ra, chồng tôi - họa sĩ Thái Tĩnh - tổ chức một cuộc trưng bày nhỏ gồm tranh và những phác thảo đồ họa để giới thiệu bằng hình ảnh 23 truyện ngắn trong tập “Những giấc mộng đời người”.
Một hình thức “tiếp thị” truyện ngắn đã được thực hiện. Chắc chắn sẽ có người vỗ tay cổ vũ, có người lắc đầu vì độc giả yêu văn chương đích thực chỉ cần lặng lẽ bên với trang văn bản. Nhưng có thêm “trình diễn truyện ngắn” đã đánh dấu sự đa dạng của đời sống văn nghệ 2009.
4. Cuốn sách không dành cho người… “làm biếng”
Cuối 2009, Công ty sách Đông A và NXB Dân Trí đã tung ra cuốn sách được xếp vào loại kỷ lục của năm 2009: “Bách khoa tri thức bằng hình”. Nói là thuộc hàng kỷ lục bởi 800 trang sách được in 4 màu trên giấy tốt, có giá 555.000 đồng – trở thành cuốn sách dành cho thiếu nhi đẹp nhất, khoa học nhất và đắt nhất năm 2009.
Nhưng còn có một kỷ lục khác: “Bách khoa tri thức bằng hình” đã bán trên 3 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành cuốn bách khoa tri thức bán chạy nhất thế giới. Công ty sách Đông A đã mua được bản quyền cuốn sách này từ NXB D.K của Anh, và trong suốt 5 năm qua, các công đoạn từ dịch, hiệu đính, thiết kế mỹ thuật được thực hiện một cách cẩn trọng. Tuy nhiên, “Bách khoa tri thức bằng hình” không dành cho những người… làm biếng, bởi sách nặng tới gần 5kg, và đương nhiên không thích hợp cho những người có thói quen vừa nằm vừa đọc sách!
Năm ngoái, nhà văn Nguyễn Quang Lập “bỗng dưng” quay lại viết blog. Ở tuổi xấp xỉ 60, ông “hạ quyết tâm” mỗi ngày viết lại “một mảnh ký ức” của mình. Viết ra, không phải để “đu đưa với đời”, mà “để chống stress”. Nhà văn bùi ngùi hi vọng “sau này khi không viết được nữa thì có bạn bè, con cái, học trò sẽ tập hợp lại, in thành một tập gọi là hồi ký vậy”.
Nói là làm. Mỗi ngày Nguyễn Quang Lập đều “viết một cái gì đó” đưa lên bog. Ông viết về bất cứ điều gì ông đang nhớ, có thể là một người bạn cũ thời chăn trâu đốt lửa, cho tới những người bạn văn, những chuyến đi hay kỷ niệm của thời bộ đội. Với lối “khẩu văn” hấp dẫn, lại thêm nhiều chuyện “hàng độc”, blog Quê Choa lập tức “hút khách”, và nhà văn Nguyễn Quang Lập được cộng đồng mạng “phong tặng” danh hiệu… “hot blogger”.
Và không đợi đến “sau này” để in thành tập “hồi ký”, tháng 5/2009 Nguyễn Quang Lập đã chính thức ra mắt cuốn sách “Ký ức vụn”, và trở thành một trong những cuốn sách “made in Việt Nam” bán chạy nhất trong năm 2009.
Trong chuyến du
6. Nhà văn Mạc Can “mất tích”
Năm 2008 nhà văn Mạc Can gây chú ý bởi thông tin ông đã có con gái với người phụ nữ Nhật Bản. Con gái ông giờ đã ở tuổi 30 và sống tại Nhật. Nhưng năm 2009, Mạc Can còn gây “choáng” cho nhiều người, khi ông nói “có thích” một cô gái… bán vé số dạo. Và “choáng” hơn khi Mạc Can đột nhiên… biến mất. Mọi thông tin liên hệ với ông trước đây đều qua số điện thoại di động thì nay gọi vào chỉ thấy vang lên: ò í e… Tìm tới những địa chỉ thân quen mà Mạc Can hay ngồi cũng tịnh không thấy.
Trước đây, ông không có (hoặc không bao giờ cung cấp cho ai) số nhà, địa chỉ liên hệ. Đã có lần, tôi muốn ông dẫn tới nhà, Mạc Can bảo: “Tui đâu có nhà. Tui ở nhà trọ mà”. Một vài người bạn thân thiết của ông bảo, Mạc Can có nhắn tin chào, bảo là tôi qua… Mỹ ở với con. Thực hư của chuyện Mạc Can có đi Mỹ hay không bạn văn cũng không biết đích xác, bởi lâu nay xung quanh Mạc Can luôn có lớp sương bàng bạc. Chỉ biết đích xác là nửa năm nay, Sài Gòn không thấy bóng Mạc Can, và văn đàn cũng không thấy tác phẩm gì mới của “ông hề già kiêm nhà văn trẻ” nữa.
7. Tìm thấy hơn 20 bức tranh của “Trung niên thi sĩ”
Bùi Giáng sinh thời được bạn bè gọi với cái tên thân mật: “Trung niên thi sĩ”. Sự nghiệp thi ca của ông nhiều người đã biết. Nhưng hồi tháng 5/2009, trong một lần dọn dẹp nhà cửa, họa sĩ Phạm Cung đã tìm thấy hơn 20 bức tranh của Bùi Giáng. Lâu nay, những người yêu mến Bùi Giáng đều biết ông có vẽ tranh nhưng là vẽ trước năm 1975. Riêng hơn 20 bức tranh họa sĩ Phạm Cung mới tìm thấy đều được Bùi Giáng vẽ từ năm 1982 đến khoảng 1994.
Phạm Cung là một người bạn thân của Bùi Giáng. Ông kể rằng sinh thời, Bùi Giáng thường lui tới ăn, ở tại nhà ông. Trong những lúc Bùi Giáng ngồi xem Phạm Cung vẽ tranh, ông đã ngẫu hứng mượn cọ, xin màu, giấy và… vẽ. Bùi Giáng chỉ vẽ khi đã có chút men ngà ngà. Những bức tranh Bùi Giáng vẽ tại nhà họa sĩ Phạm Cung chủ yếu bằng màu nước hoặc bút bi trên giấy khổ A4. Màu nước được họa sĩ Phạm Cung mua riêng cho Bùi Giáng vì họa sĩ sợ thi sĩ “nghịch hao” sơn dầu của mình trong thời buổi khó kiếm. Bùi Giáng thường chỉ dùng 1 hoặc tối đa là 3 màu cho mỗi tranh. Còn giấy để Bùi Giáng vẽ đa phần là giấy… “phế liệu” do Phạm Cung lúc ấy quá nghèo không mua được giấy tốt. Khi đó, vợ họa sĩ Phạm Cung buôn bán trà nên ông đã lấy những tờ giấy gói trà màu vàng, ủi phẳng, xếp ngay ngắn dành cho Bùi Giáng. Vật phẩm chỉ đơn giản có vậy, nhưng Bùi Giáng vẽ rất say mê. Những bức tranh của Bùi Giáng thường rất ngộ. Ngộ nhất là cách đặt tên tranh như: Bò khát bia, Chó hút thuốc, Người say, Lão Từ Hải thất vọng…
8. Nhà báo trở thành… “ông mối”!
Trung tuần tháng 6/2009, giới văn nghệ có một “sự kiện” thú vị: Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi, ở tuổi 50, lần đầu tiên… cưới vợ! Nói vậy là bởi, Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt. Suốt hơn 40 năm qua, anh bị liệt 2 chân. Và nhờ những lỗ lực phi thường, anh đã vừa nằm vừa viết văn, làm thơ để trở thành tác giả của hàng chục đầu sách. Nhưng cũng chính vì rơi vào hoàn cảnh “kẹt” như vậy, mà ở tuổi 50, người đàn ông Đỗ Trọng Khơi vẫn là một chàng… trai tân.
Tuy nhiên, “cột mốc” ấy đã chính thức chấm dứt bằng hôn lễ được tổ chức ấm cúng giữa “chàng” Đỗ Trọng Khơi và “nàng” Đỗ Kim Oanh tại quê lúa Thái Bình vào ngày 14/6. Nhưng ít ai biết, có một nhà báo-nhà thơ đã vô tình trở thành “bà mối” cho thi sĩ Đỗ Trọng Khơi. Đó chính là nhà báo Đặng Vương Hưng. Cách đây gần chục năm, khi đó Đặng Vương Hưng còn đang công tác tại báo An ninh Thế giới anh đã lặn lội về Thái Bình và viết bài: “Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi, 25 năm nằm cất tiếng gọi đời”. Sau đó, khi làm cuốn sách “Đa tài & đa tình” anh đã đưa bài này vào. Tình cờ, cô thủ thư của Thư viện tỉnh Bạc Liêu Đỗ Kim Oanh đọc được cuốn sách và xúc động về hoàn cảnh của “thi sĩ viết nằm”. Và vậy là một cuộc tình lãng mạn đã diễn ra, và đã kết thúc có hậu. Có mặt trong lễ thành hôn của Trọng Khơi và Kim Oanh, Nhà thơ ĐẶNG VƯƠNG HƯNG vô cùng hạnh phúc. Anh đã thật bất ngờ khi bài báo ngày ấy của mình đã trở thành nhịp cầu kết nối 2 trái tim. (Xem thêm Chùm ảnh ngày cưới Đỗ Trọng Khơi)
9. Xu hướng tự “quảng cáo”
Năm 2009 không thể không nhắc tới xu hướng các nhà văn nhà thơ… tự quảng cáo tác phẩm của mình trên mạng. Có thể kể tới nhà báo - nhà thơ Văn Công Hùng và tập thơ Đêm không màu (NXB Hội Nhà văn)
Cuốn sách chỉ dày 76 trang, nhưng khá nặng, bởi tác giả đã quyết chơi sang: “bìa cứng cán mềm, giấy ruột cút sê bóng”, và khổ sách cũng khá khác biệt: 20x22cm. Nhưng Đêm không màu còn “nặng” hơn, bởi ông Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai Văn Công Hùng chỉ “chọn những bài thơ tâm đắc nhất trong 5 năm qua” để in. Cuộc “chơi sang” này cũng khiến Văn Công Hùng khá tốn kém tiền đầu tư, vì thế ngay khi sách chính thức được phát hành, tác giả đã có lời rao trên blog cá nhân: “Tôi lại rao thơ tôi trên blog này để mời mọi người yêu thơ và yêu... tôi mua giúp thơ cho tôi kẻo... nhà chật trót in ra rồi chả có chỗ để… Tất nhiên nếu có bán được một ít tập thơ lần này thì tôi cũng không chuyển từ nhà thơ sang nhà... giàu được, nhưng có lẽ sẽ trở thành nhà... không nợ tiền in, hehe... Giá bìa là 45.000đ, bạn nào mua giúp xin nhắn tin hoặc mail tôi sẽ xin chuyển sách đến tận nơi”. Kèm theo đó là đầy đủ số tài khoản, điện thoại di động và email.
Ngoài ra, còn phải kể tới nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, hiện làm ở tạp chí Kiến thức gia đình. Anh cũng còn được biết tới với tư cách là chủ website cá nhân thu hút được nhiều bạn văn truy cập mỗi ngày. Khi tập thơ dày 80 trang “Bản tường trình giấc mơ đi vắng” (NXB Thanh Niên) vừa rời khỏi nhà in, Lê Thiếu Nhơn đã lập tức tung lên trang web của mình bài “Quảng cáo tập thơ…”. Không lập lờ nhờ người viết PR trên báo, không huênh hoang nói về những gửi gắm trong tác phẩm mới, Nhơn viết: “Khi quyết định quảng cáo “Bản tường trình giấc mơ đi vắng”, tôi đã bắt chước những copywrite ngồi nghĩ dăm ba cái slogan chiều chuộng thị hiếu người tiêu dùng như “Đọc là nghiền!” hoặc “Ám ảnh khó phai” hoặc “Thanh lọc tinh thần không lo bị tức”, để độc giả khi mua cảm thấy tập thơ có vẻ hay, và khi đọc cảm thấy tập thơ hình như hay, và khi khép sách lại cảm thấy tập thơ à thì ra cũng hay. Tuy nhiên, tấm lòng của tôi trong “Bản tường trình giấc mơ đi vắng” gói gọn 4 câu: “Ba mươi tuổi không còn nhiều ước vọng nữa. Tôi chỉ muốn viết một lá thư vỏn vẹn mấy dòng. Gửi chàng trai Việt thế kỷ sau giống tôi: Chúc mừng bạn là công dân một cường quốc!”, nên tôi mơ ước bạn đọc sau khi buông tập thơ nhỏ bé của tôi sẽ thao thức một điều gì đó cho riêng mỗi người…”
Những ngày cuối cùng của năm 2009, người ta còn được đọc “15 giây dành cho quảng cáo” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Ngọc Tư vừa ra tập tản văn mới với tựa đề “Yêu người ngóng núi” (NXB Trẻ). Chị viết như vầy: “Mắc mớ gì phải mua sách trong khi lên mạng là ta có thể đọc búa la xua? Ta có thể đọc sách ở bất cứ đâu dù nằm bệnh viện hay ngồi ở góc chợ nào mà không sợ hết pin tắt ngúm (laptop thì có). Ta có thể úp sách lên mặt cho đỡ chói để ngủ, ngoài ra chữ trong sách cũng có khả năng ru ngủ cao (laptop làm hông được chuyện này). Ta có thể dùng sách đập chết con gián nếu bất ngờ gặp nó (laptop thì không)… Vậy thì còn chần chờ gì mà bạn không chạy đi mua sách, thí dụ như mua cuốn “Yêu người ngóng núi” của tui vừa được xuất bản, FAHASA phát hành trên toàn quốc, giá bìa 31.000đ. Bạn trả 10.000đ cho cái bìa quá đẹp (vì cuốn này không có in hình tui, chỉ vụ này nó đẹp lên trông thấy rồi, hehe…) Bạn trả thêm 7.000đ cho cái ruột sách trình bày thoáng mát, chữ dễ thương. Bạn trả thêm 7.000đ cho công tui chiết chữ mỏi mấy ngón tay. Phần còn lại, bạn trả cho những tiện ích tui đã liệt kê ở trên…”
Xem ra tự tin và sòng phẳng tiếp thị 1 sản phẩm văn hóa do mình tạo ra cũng là xu hướng của các nhà văn nhà thơ. Và điều đó đáng cổ vũ, còn hơn là lấp lửng PR thông qua những bài lăng xê bóng bẩy. Hi vọng xu hướng này sang năm 2010 sẽ được nhiều người hưởng ứng…
Hương Thị
(Nguồn: Văn Nghệ Trẻ và Phongdiep.net)
Phạm Thanh Cải - phamthanhcai@gmail.com - 01696306682 - 2/178 Nguyễn Văn Linh, Hải Phòng
(Ngày 1/02/2010 09:28:42 PM)
Cảm ơn tác giả đã đưa ra nhiều thông tin thật là thú vị và bổ ích.
|