Quen biết Nguyễn Một từ thời anh còn là phóng viên báo Tiền Phong phụ trách khu vực Đồng Nai, những lúc thù tạc với nhau, tôi ngờ ngợ anh nặng nghiệp văn hơn nghiệp báo. Rồi Nguyễn Một bặt tăm trong làng báo, hỏi ra mới hay anh bỏ nghề đi làm việc cho một doanh nghiệp. Gặp nhau, Nguyễn Một tặng tôi cuốn tiểu thuyết "Đất trời vần vũ" vừa được vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn VN 2006 - 2009 - và từ tốn nói theo cách của anh: Đó là kết quả của mấy năm nhọc nhằn với chữ nghĩa. Xa nghề báo, lùi lại sau những xôn xao của tin tức thời sự, những tin bài phải đáp ứng cho toà soạn mỗi ngày, tôi có thời gian suy nghĩ, tĩnh tâm để viết. Tác phẩm có được bạn đọc đón nhận hay không thì chưa biết, nhưng viết làm cho tôi thấy lòng mình an ổn, thấy như mình đã trả được nợ nần với ai đó.
Tôi chia sẻ với Nguyễn Một về những điều anh vừa nói. Ở lứa tuổi của anh, ai cũng trải qua những năm tháng đói nghèo, cơ cực. Nhưng tôi biết Nguyễn Một gặp khó khăn hơn nhiều bạn bè cùng thế hệ. Cha mẹ anh mất trong chiến tranh, anh sống với bà ngoại rồi phiêu dạt vào miền
* Thời còn làm báo anh vẫn viết và xuất bản nhiều tác phẩm, hình như nhờ làm báo nên anh có thêm nhiều vốn sống để viết văn, có phải vậy không?
- Tôi từng đi chăn trâu, làm ruộng, chặt củi, đốt than, làm mướn, từng là thằng bán càrem, đi vẽ quảng cáo, vẽ chân dung, chụp hình dạo. Tôi lọ mọ từ trong nghèo đói để đi học trung học sư phạm rồi lên học đại học sư phạm. Tôi sung sướng khi được đến với bảng đen phấn trắng để gõ đầu trẻ ở cái trường nhỏ dưới chân núi Chứa Chan của huyện Long Khánh - Đồng Nai. Và tôi vô cùng hạnh phúc khi trở thành một nhà báo, được đi đó đi dây, được làm công việc tôi say mê nhất là viết. Vốn sống của tôi là cả một quảng đời như thế, trong đó có một giai đoạn làm báo.
* Trong cái vốn sống dằng dai nhiều chặng lấm lem rách rưới đó, hình như anh thương nhất là tuổi thơ của mình. Cái tuổi thơ đó có bóng dáng trong những tác phẩm dành cho thiếu nhi của anh không?
- Tôi tuổi thơ khá nhọc nhằn và khổ ải ở miền Trung, cha mẹ mất sớm, tôi bước vào cuộc sống vất vả hơn những đứa trẻ khác. Nhưng tuổi thơ của tôi, có dòng sông, có cánh đồng, có những tháng ngày băng đồng lội ruộng, có những ngọn đồi hoang hoải sắc tím hoa sim, hoa mua mênh mang buồn, tất cả hình ảnh đó tôi đưa vào trong các truyện thiếu nhi của mình. Mãi năm 30 tuổi tôi mới nghĩ, sao mình không viết lại chuyện của tuổi thơ mình cho các em học sinh và cho con mình đọc, vậy là tôi viết.
Những truyện ngắn đầu tay của tôi là truyện thiếu nhi. Những truyện này được tập hợp lại thành tập truyện có tên loài hoa quê tôi: "Hoa dủ dẻ", một loài hoa dân giã đến chết khô vẫn còn thơm và sau khi lần lượt in trên Áo trắng và Tuổi hồng, được NXB Kim Đồng ấn hành với bút danh Dạ Thảo Linh.
Khi biên tập cuốn sách này, nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi điện cho tôi và nhận xét: "Mày viết như cánh hoa đồng nội nhưng được tỉa tót cẩn thận và cắm vào chiếc bình thuỷ tinh trong suốt, rất hay nhưng chỉ có bọn con gái thích đọc, chứ con trai không khoái lắm". Từ lời nhận xét chân tình của nhà văn đàn anh, tôi viết truyện dài "Năm đứa trẻ xóm đồi" rất con trai!
Sau này,vì cuộc sống tôi chuyển nghề, nhưng lúc nào tôi cũng nhớ về các em bởi vì tôi có 15 năm dạy học. Cho nên cứ âm thầm viết cho thiếu nhi, nhiều người biết có một người tên Nguyễn Một viết văn, nhưng ít người biết tôi luôn viết cho các em nhỏ dưới cái tên của con gái tôi: Dạ Thảo Linh.
* Sinh ra ở đất Quảng
- Tôi sinh ra ở Quảng Nam trong thời chiến tranh, năm 1975 theo đoàn lưu dân lênh đênh trên biển, đói khát, người chết như rạ, ném xuống biển cho cá ăn, dạt vào đảo Phú Quốc. Sau này về Đồng Nai sinh sống. Vùng đất bao dung đó nuôi tôi lớn lên. Những "đau khổ, buồn vui, chia lìa, hạnh phúc" đều diễn ra ở Đồng Nai. Quảng
Người miền Đông nói chung và người Đồng Nai nói riêng có tính cách rất khác với vùng đất khác. Họ có chất hào phóng, khí phách của dân khai khẩn, một chút khôn ngoan của dân miền Bắc và một chút tỉnh táo của dân miền Trung, những cái đó kết hợp thành một tính cách riêng biệt rất miền Đông.
Tôi mê chất trượng phu người miền Đông, Vì những lẽ đó mà văn của tôi chẳng cố tình ưu ái gì cả, tự nhiên vậy, mà miền Đông cứ hiện ra như anh thấy đó. Từ lâu các bạn đọc khắp nơi nghĩ rằng miền Đông cũng như miền Tây, cũng mênh mang sông nước, cũng trái cây, ghe xuồng. Tôi nghĩ mình mắc nợ vùng đất này, nên khi viết "Đất trời vần vũ" dù hư cấu nhưng bạn đọc dễ dàng cảm nhận không gian huyền ảo của miền Đông, một vùng đất hoàn toàn khác miền Tây.
* Nhiều người cho rằng văn chương khó sống, hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Anh có thấy khó sống không, và anh phải tìm cách gì để bản thân và tác phẩm của mình sống mà không rẻ rúng?
- Ở đây tôi xin phép không bàn nghĩa đen vì điều đó quá rõ. Ai cũng biết Việt
Tôi luôn cố gắng làm cho văn chương của mình sống theo nghĩa bóng trong lòng bạn đọc bằng tình yêu thực sự, cuộc sống thực sự và sự hy sinh thực sự, còn văn chương có sống lâu được không phải tuỳ vào bản thân tác phẩm. Bởi mỗi tác phẩm ra đời có số phận riêng của nó, nhà văn không can thiệp được nữa. Còn đời sống (theo nghĩa đen) hiện nay, tôi có một công việc ổn định thu nhập khá, một ông sếp chấp nhận được cái lơ mơ của nhà văn và một người vợ dám yêu nhà văn.
* Anh từng nói đề tài của văn chương tràn trề trước mặt, như những mảnh ruộng có sẵn và nhà văn nào cũng có thể cày xới. Anh đã chọn lựa cho mình mảnh ruộng nào để cày xới ở cái tuổi cầm bút đang chín?
- Tôi sẽ cày ải ngay trên mảnh ruộng "thân phận" của tôi và những người thân, bạn bè tôi, đất nước tôi.
* Xin cảm ơn anh!
Lê Thanh Phong thực hiện
(Nguồn: Báo Lao Động)
Tác phẩm đã in: |