Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo lam lũ
Tuổi thơ của con trải qua êm đềm sau lũy tre làng trong tình yêu thương, sự quan tâm của mọi người. Con đã yêu cuộc sống biết nhường nào, con đã đặt ra biết bao kế hoạch tốt đẹp cho tương lai. Gia đình sống bằng nghề biển cũng không khá giả gì. Con biết điều khiến bố mẹ vui lòng nhất là ba anh em con đều ngoan và học giỏi. Nhưng cuộc sống của con hoàn toàn thay đổi kể từ ngày con bước chân vào thành phố Hồ Chí Minh theo học, đã có lúc con băn khoăn nghi ngờ, con không còn thấy cuộc đời là màu hồng nữa, con thấy sợ cái đất thị thành, trong kí ức của con có lẽ nó là những cơn ác mộng nhiều hơn những gì tốt đẹp mà người ta vẫn ca ngợi về sự phát triển của một thành phố hiện đại và năng động.
Chuyến tàu Bắc –
“Đúng là mấy ông bộ đội cũ ngậu xị!’’. Con nghe rất rõ tiếng một ai đó nói khi bố bước lên xe trong thái độ vội vã, vui vẻ, khiêm tốn, gượng gạo cười chào hỏi tất cả mọi người như hàng xóm láng giềng thân thuộc đã quen biết từ lâu. Chỉ đơn giản vì bố muốn tạo sự gần gũi và tôn trọng họ. Nhưng ngược lại, không một ai trả lời bố, họ ném về phía bố con mình những cái nhìn thờ ơ lạnh lùng khó chịu. Với họ, bố giống như một con rối ngậu xị quê mùa lố bịch. Họ cười mỉa bố như thể muốn nói cho bố hiểu rằng đây là Sài Gòn của thế kỉ 21. Bố nhận ra điều đó, ngưng nụ cười trên nét mặt, bố nắm tay con mỉm cười -nụ cười của một người từng trải quen chịu đựng, con biết bố đang cố che dấu đi những suy nghĩ trong đầu mình và như để động viên con. Bố hiểu những giọt nước mắt đầu tiên của đứa con gái yêu của bố mới mười bảy tuổi chập chững bước vào đời. Con thương bố vô cùng, lần đầu tiên con thấy bố bị người ta đối xử vỗ mặt như vậy. Bởi ở quê bố nổi tiếng là người cựu chiến binh, người bệnh binh hiền lành, thật thà, chất phác, giản dị, thích giúp đỡ người xung quanh, ai cũng hết lời ca ngợi.
“Con hãy cố gắng thi tốt, cố gắng trở thành một cô giáo giỏi. Con chính là một trong những người nuôi dưỡng tâm hồn Việt trong tương lai, không thể như thế này được con ạ, đừng mất niềm tin vào cuộc sống. Hoà nhập chứ không hoà tan, con gái yêu của bố, bố đặt niềm tin nơi con rất nhiều, hứa với bố con sẽ làm được!”- Bố rưng rưng nước mắt nhưng giọng đầy khẩu khí. Đó cũng là lần đầu tiên con oà khóc nức nở trong lòng bố giữa mảnh đất phồn hoa đô hội. Con hiểu những điều bố nói nhưng khi đó thực sự con chưa dám hứa với bố rằng con sẽ làm được, con sợ mình chỉ là một hạt cát, không đủ sức chống trọi với sóng gió cuộc đời, sợ cuộc đời sẽ cuốn trôi con đi khi con không có bố bên cạnh. Sợ cái nét đẹp truyền thống của văn hoá Việt
Tác giả Đặng Thy Đông (đứng giữa hai bạn gái) thời là sinh viên.
Bốn năm học Đại Học tại Sài Gòn, biết bao thăng trầm của những chuyện cơm-áo-gạo-tiền. Con đã cố gắng vượt qua tất cả cùng với lời căn dặn của bố. Con quyết tâm không yêu sớm và lao đầu vào học cùng một lúc hai trường Đại Học khép kín thời gian rảnh để tránh khỏi những cám dỗ. Con tận dụng tối đa sức lực, trí tuệ của mình và tiền bạc của bố mẹ đầu tư vào việc học văn hoá, học đàn, học võ, học nhạc… ở đất Sài thành với hi vọng ra trường con sẽ có “tý vốn liếng kha khá” vận dụng vào thực tế làm việc và ứng xử với mọi người xung quanh. Tuổi trẻ mà, con nghĩ con cần phải cố gắng, cố gắng và không ngừng cố gắng. Con biết, tương lai của con có máu và nước mắt của bố mẹ hoà trong đó. Vì thế, con ăn ngủ ở trường, cái thư viện đã là nhà trọ của con tự bao giờ. Đầu óc con không có chỗ giành cho những chuyện không đâu, vô bổ. Có lẽ vì thế mà bạn bè thường nói con lạnh lùng, khó tính và là “mọt sách’’. Chúng cho con quá dại khi bỏ lỡ tuổi thanh xuân của mình mà không biết hưởng thụ. Con không buồn vì điều đó bởi trong con đã có đường đi và mục đích sống cho riêng mình. Vốn tính hiền lành lại thương người ,thích giúp đỡ người khác, con ít khi mâu thuẫn va chạm với bạn bè. Cuộc sống sinh viên trọ học xa nhà không phải lúc nào cũng suôn sẻ. So ra, mối quan hệ của con đỡ sóng gió hơn các bạn con rất nhiều, con hạnh phúc vì điều đó. Suốt bốn năm trên giảng đường con đã kiên trì học chữ “nhẫn’’ để đợi ngày thành công bên gia đình. Có những lúc ốm đau không thuốc, những lúc hết tiền không biết vay ai phải ăn mì tôm cả tuần con nghĩ mà thèm cơm mẹ nấu vô cùng. Có những lúc tủi thân tưởng chừng như bỏ cuộc và muốn buông xuôi tất cả. Những ngày lễ hội, những buổi cuối tuần khi bạn bè vui vẻ bên người yêu con chỉ biết vùi đầu vào sách vở và làm thơ đếm từng ngày hè và tết được trở về trong vòng tay chiều chuộng yêu thương của bố mẹ và hai anh. Con biết những khó khăn của con nơi đất khách quê người đâu thấm tháp gì với nỗi vất vả khó nhọc suốt cả một đời của bố mẹ.
Vâng bố à, “hoà nhập chứ không hoà tan’’, con đã trở thành một cô giáo dạy văn. Cuộc sống đô thành đã vùi dập nhưng cũng nâng đỡ con rất nhiều để hôm nay vượt lên trên những khó khăn con tìm lại chính mình. Con vẫn là con của bố, con đã trở thành một cô giáo viên nhân dân yêu đời, khát khao sống và cống hiến như bố đã từng sống. Con tin tưởng vào lớp hậu sinh sau này của con rất nhiều. Con không còn yếu đuối, không còn thất vọng, không còn bỏ cuộc trốn lên chùa khi mỗi lần bế tắc bất lực trước những xấu xa đê tiện ngang trái của thời buổi kinh tế thị trường nữa, không còn tự ti yếu hèn trước phong ba bão táp của cuộc đời. Con đã hiểu cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim và trái tim đến với trái tim là cả một hành trình. Con mãi là con của bố, con đang đứng trên bục giảng, đang từng ngày từng giờ dạy cho học sinh của con hiểu chân lý của cuộc sống. Con yêu bố và yêu cả một lớp thế hệ như bố. Con cảm ơn bố rất nhiều-niềm tự hào của con!
Đặng Thy Đông
Xuân Phong - Giao Xuân - Giao Thủy -
ĐT: 01266045896 - Email: ddangthidong@yahoo.com
le hoai nam - lehoainamnh@yahoo.com - 0912139471 - xom 15 xa co nhue, tu liem, ha noi
(Ngày 4/11/2009 06:11:44 PM)
Doc van thi biet dang thy dong moi tot nghiep dai hoc su pham thanh phos hcm - nghia la con rat tre. nhung bai viet thi kha dam tay. chan that, tran day cam xuc, nhung cau van co suc nang. qua bai viet nay rat tin dang thy dong se viet duoc van xuoi neu dong quyet tam cam but. Toi la nguoi dong huong nam dinh voi dong. xin co loi chuc tot lanh toi tac gia. lau lam toi moi moi thay nguoi giao thuy viet nhyung trang van dang doc nhu the. Le hoai nam - nha van.
ĐẶNG THY ĐÔNG - ddangthidong@yahoo.com - 01266045896 - XUÂN PHONG-GIAO XUÂN-GIAO THUỶ-NAM ĐỊNH
(Ngày 30/10/2009 10:08:33 AM)
Cháu cảm ơn những lời động viên của bác Đàm Đức Lợi, của Chú Lính (Phan Văn Nhớ) và chị Tường Vi. Cháu rất hạnh phúc vì xung quanh mình luôn có những con người đang từng ngày từng giờ góp phần làm cho cuộc đời này đẹp hơn. Văn chương nếu như đem ra cân đong đo đếm thì sẽ làm mất đi giá trị ý nghĩa đích thực của của nó. Cháu chỉ biết gưỉ gắm tình đời, tình người, tình nhân gian qua thơ văn để mọi người cùng ngẫm nghĩ, suy tưởng và chọn cho mình một lối sống đúng nghĩa''CON NGƯỜI'' hơn đặc biệt là lớp thanh thiếu niên như chúng cháu bây giờ. Sự chỉ bảo , động viên của các bác các chú các anh các chị là rất cần thiết và vô cùng quý báu đối với bản thân cháu nói riêng và bạn bè đồng trang lứa nói chung nhất là trong thời đại hiện nay. Cháu biết khả năng văn chương của mình còn hạn chế, cháu sẽ không ngừng trau dồi , học hỏi để tiếp lối lí tưởng sống mà lớp cha anh như các bác các chú đã gắng công xây dựng. Cháu luôn lấy 4 câu thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương làm phương châm sống: Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Cuộc đời như nước chảy mây trôi Lợi danh như đám mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời Cháu chúc bác, chú và chị luôn vui khoẻ ngày càng có nhiều sáng tác hay, an lành hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống. Cháu Thy Đông
Đàm Đức Lợi - muadencay.blogspot .com - 0913 375 389 - Xuân Quan Văn Giang Hưng Yên
(Ngày 29/10/2009 09:18:54 PM)
Bác Đức Lợi chào đồng nghiêp trẻ Đ T Đông ! Hôm qua Bác có nhắn tin cho cháu, tối nay đang đoc "Đời Tôi" của cô giáo trẻ mới ra trương - đầy bản lĩnh. Thật hạnh phúc cho tôi nếu mình là Hiệu trưởng trường có một bạn đồng nghiệp như cô giáo Đông. Có vội vàng quá chăng? Không! tôi tin vào lớp trẻ - nhất là với người con gái của một Cựu chiên binh Nông dân "... Không có Nông dân thì kháng chiến ta không thành..." (Lời của một bài hát) Ông giáo Già này quý tặng cô giáo trẻ bài thơ - xem trước đây Ông ta đã CẤT CÁNH như thế nào nhé! Mẹ cha theo mệnh trời thân lac lõng đơn côi chơi vơi bàn tay trắng quanh tôi đâu cả rồi! Gió lật trang Nhật ký con diều thèm nối dây Gót mòn ngời phấn trắng Điểm tựa thơ vào đời. Chúc Đ T Đông Vui, Khoẻ, Tiến bộ về nhiều mặt. Đặc biêt sẽ có nhiều sáng kiến trong Giảng dậy - trở thành giáo viên dây giỏi cấp Huyện, cấp Tính! Cố lên nghe Đông!
Tường Vi - tng_vi@yahoo.com.vn - 01287593603 - http://vnthidan.net
(Ngày 27/10/2009 03:15:13 PM)
Thy Đông thân mến! Vậy đó, Thy Đông à. Phẩm chất người lính Bác Hồ là vậy! Ra đi là để bảo vệ đất nước, trong cuộc chiến tranh, ngày ngày đối mặt với kẻ thù, hy sinh mất mát, đau thương chất chồng, người lính đã quá mệt mỏi. Đất nước được giải phóng, trở về quê hương, trong mỗi người lính là cảm giác thật bình yên, là quê hương mình, đồng bào mình, như ruột thịt vậy . Người cha yêu kính của Thy Đông, cũng như ba của Tường Vi,đã cư xử với cái nhìn như thế với tất cả mọi người xung quanh, mọi nơi, mọi lúc, như trên chuyến xe buýt đưa con gái đi thi đại học. Nhưng đáng tiếc thay , cuộc sống luôn có hai mặt , và đã làm cho người chiến binh năm xưa buồn lòng biết bao! Thy Đông à, cũng đã một thời gian dài , Tường Vi đã nghĩ như Thy Đông , cảm thấy mệt mỏi giữa cuộc sống đầy phức tạp , muốn buông xuôi hết , làm con tằm trong kén. Nhưng rồi có một sự việc đã xảy đến , đã và đang làm thay đổi cuộc sống của Tường Vi . Tường Vi thấy mình sống có ý nghĩa hơn khi rời khỏi chiếc kén của mình và Tường Vi tin rằng cuộc sống vẫn còn những điều tốt đẹp xung quanh. Chú Người lính, Thy Đông đang làm cho Tường Vi vững tin hơn vào điều đó. Thy Đông còn trẻ lắm, và đã là cô giáo dạy văn, người cha kính yêu và gia đình chắc chắn rất tự hào về Thy Đông,Tường Vi rất ngưỡng mộ. Và như chúng ta đã biết, cuộc sống luôn có hai mặt, Thy Đông đang là người góp phần làm cho một phía tươi đẹp của cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn, chống lại mặt tiêu cực còn lại, và như chú Người lính đã nói, con đường mà Thy Đông đi không bao giờ lẻ loi, trên con đường đó sẽ có những người như chú Người lính, như cô Tường Vi… bên cạnh . Hãy vững bước lên , Thy Đông nhé!
Người lính - nguoilinh_1968@ymail.com - 0165.454.4532 - Cục Chính trị Quân đoàn 4
(Ngày 25/10/2009 11:20:04 AM)
Thy Đông thân mến! Mấy ngày nay chú bệnh. Đã khá hơn rồi. Chú đã đọc bài viết trên đây, của cháu. Nhiều đoạn cháu viết thật quá, trần trụi quá, phản ánh hiện thực khách quan quá... khiến chú toát cả mồ hôi (nhờ vậy mà chú được giải cảm chăng?!!)! Chú lính của cháu không giỏi văn đâu - chỉ đọc rồi cảm nhận cho riêng mình (trường hợp bài viết của cháu cũng vậy, không là ngoại lệ). Tuy nhiên, đọc xong bài viết của cháu, chú thấy mình sẽ có lỗi nếu không có đôi dòng sẻ chia cùng cháu... Vậy mong cháu hãy vừa xem đây là thư tâm sự, vừa xem nó là lời bình cho bài viết - cháu nhé! Bài viết là cái nhìn của một cô giáo trẻ với xã hội thời đại @ mà cô đã và đang sống. Từ một cô học trò bé bỏng, gắn chặt mình với làng quê - nơi có mái ấm gia đình, xóm giềng, có cây đa, bến nước... rồi khăn chõng lên đường đi thi. Chính bước ngoặt của cuộc đời này đã cho cô một cái nhìn rộng hơn giữa cuộc sống trăn hồng, ngàn tía, đầy rẫy những phức tạp, đầy rẫy sóng gió, cạm bẫy... Hình ảnh người bố được xây dựng thật tuyệt vời, là điểm sáng, là điểm tựa cho chính cô để cô bước đi những bước đi thật vững chắc: "...Bố mặc bộ quần áo lam, những chiếc áo may kiểu áo bay bộ đội mà từ ngày rời chiến trường miền Đông Nam Bộ bố không bao giờ thay đổi kiểu trang phục này. Bố gày gò, nước da đen xạm hằn lên những năm tháng vất vả vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Con yêu hình ảnh người lính cụ Hồ, yêu nét đẹp truyền thống của văn hoá Việt Chú thật sự rung động khi cháu nói: "... Con biết, tương lai của con có máu và nước mắt của bố mẹ hoà trong đó...", bởi tuy ngắn gọn mà đầy đủ vô cùng, một sự thấu hiểu và tri ân sâu sắc... Đọc bài viết này, chú thấy cháu là một cô gái trẻ đầy bản lĩnh và giàu nghị lực. Cháu đã để lại phía sau những e dè, nhút nhát, những trở ngại trong cuộc sống của một nữ sinh viên xa nhà, xa quê giữa một đô thị hối hả, ồn ào... một cách nhanh chóng. Chính bởi biết mình là ai, đang ở đâu, cần phải làm gì và sống như thế nào... nên cháu đã đến được đích trên con đường đã chọn. "... Vâng bố à, “hoà nhập chứ không hoà tan’’, con đã trở thành một cô giáo dạy văn. Cuộc sống đô thành đã vùi dập nhưng cũng nâng đỡ con rất nhiều để hôm nay vượt lên trên những khó khăn con tìm lại chính mình...". Chúc mừng cháu! Chữ "nhẫn" đã giúp cháu thành công! Tuy nhiên, trong bài viết của cháu, chú không đồng ý cách nhìn nhận toàn một màu xám với những người xung quanh khi cháu xuống tàu, rời ga, lên xe buýt, theo chân bố đi tìm và xây dựng cuộc đời cho chính mình. Trên chuyến xe buýt ấy, rất tiếc là đã không có chú và những người bạn của chú - không có cả những người mà chú chưa gặp, chưa quen. Họ rất tốt, cháu ạ! Họ sẽ rất sẵn lòng giúp hai bố con cháu những gì có thể (như những thanh niên, sinh viên tình nguyện bây giờ và nhiều nhiều khác nữa, sẵn sàng giúp đỡ mọi người vô điều kiện, không chỉ dành riêng cho những hoàn cảnh đi thi như cháu). Hôm ấy, chú và những người chú vừa kể đang đi trên những chuyến xe buýt khác, nên ta đã chưa thể gặp nhau. Cháu có đồng ý với chú không? Đoạn kết cháu viết khá hay, gần như ngược hoàn toàn với những điều cháu viết ra khi còn là cô gái rất đỗi non nớt: "... Con mãi là con của bố, con đang đứng trên bục giảng, đang từng ngày từng giờ dạy cho học sinh của con hiểu chân lý của cuộc sống. Con yêu bố và yêu cả một lớp thế hệ như bố. Con cảm ơn bố rất nhiều-niềm tự hào của con!...". Chú thật sự cảm ơn cháu, vì cháu đã nói lên điều mà chú rất tâm đắc: "Con đã hiểu cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim và trái tim đến với trái tim là cả một hành trình.". Chúc cháu "mọt sách", một cô giáo trẻ đầy và cháy bỏng khát khao cống hiến sẽ thành công trên hành trình của mình. Trên hành trình đó cháu không hề đơn độc, mà có cả bố cháu, có chú, có nhiều lắm, nhiều lắm người Việt Nam ta cùng sánh bước./. |