Thứ bảy, 04/05/2024,


"Vị sứ thần thông minh" và chuyện người tài (27/09/2009) 

Hậu duệ của cụ Nguyễn Duy Thì đến đầu thế kỷ XX đã làm được một việc lớn: Đó là Họa sư Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973) đã cùng họa sư Pháp Victor Tardieu (1870 - 1937) đồng sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925) đặt nền móng cho nền Hội họa hiện đại Việt Nam...

 

Tình cờ thấy trên bàn học của cháu tập Truyện đọc lớp 5, tôi lật xem, đúng vào bài 'Vị sứ thần thông minh'. Đó là cụ Nguyễn Duy Thì, đỗ Hoàng Giáp tiến sĩ năm Mậu Tuất (1598) khi 27 tuổi. Vị sứ thần 35 tuổi này đi triều cống Trung Quốc theo thường lệ. Hoàng đế triều đình nhà Minh muốn thử tài ông, nên ra câu đố: Đi cùng vua, thầy học và cha trên một chuyến đò, nếu có bão đắm đò thì cứu ai trước?

Câu hỏi rất hóc búa vì theo đạo lý Khổng học Quân - Sư - Phụ, nếu cứu ai trước, chưa kịp cứu hai người kia thì đã bị tội hoặc bất trung, bất hiếu, hoặc bất hiếu, bất nghĩa.

Vị Sứ thần khôn ngoan, đã trả lời: 'Gần người nào thì cứu người ấy trước, và sẽ cứu cả ba!'.

Hoàng đế nhà Minh lại hỏi: 'Thức ăn gì ngon nhất? Vật gì quý nhất trên đời?'.

Sứ thần trả lời: 'Muối ngon nhất, thiếu muối thì món ăn gì cũng nhạt nhẽo.

Quý nhất là sĩ phu (trí thức) khiến đất nước thanh bình, phồn thịnh!'.

Hoàng đế  triều đình nhà Minh rất cảm phục ,không còn dám coi thường một nước nhỏ nữa và đã ưu đãi sứ thần (theo Quỳnh Cư - Danh nhân đất Việt).

Tôi đã có dịp viếng hương hồn cụ (Nguyễn Duy Thì) ở Văn Miếu Hà Nội và tại đền thờ cụ tại quê hương: Thanh Lãng - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Tên cụ còn ghi ở Văn Miếu, bia số 23.

Bài ký văn bia khắc tên các tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1598 đọc mà sửng sốt!

 

                                             Minh họa của Phạm Công Thành.

 

            Văn bia toát lên hai điều: Thứ nhất, nhà vua cầu người tài, có tri thức thực sự để trị quốc. Có nhắc lại quá trình các đời vua trước: Lê Lợi 'lấy võ công dẹp yên thiên hạ, sau đó dùng văn hóa xây dựng thái bình. Đầu tiên mở nhà học, cho nên việc học mới có từ đấy '. Tiếp sau: 'Thái Tông Văn hoàng đế mở khoa thi Nho, phong hóa từ đó hưng thịnh.'Vua Lê Thánh Tông cho khắc tên các tiến sĩ vào bia đá (đỗ từ năm 1484 cho đến 1788, (khoảng 1.300 vị được khắc tên trong số 2.300 vị đỗ đạt ở các triều đại).

Thế kỷ XVI nhà Mạc chiếm ngôi. Sau Nam Bắc triều, thời nhà Lê Trung Hưng (có vua, có chúa) mở lại kỳ thi ở Bắc Hà, Nguyễn Duy Thì đỗ Hoàng Giáp, khi 27 tuổi.  Đặc biệt trên văn bia có lời răn: 'Hãy lấy một khoa làm thí dụ, điểm xem sự nghiệp họ ra sao? Người ấy có lấy việc can gián làm trách nhiệm để tạo phúc cho nước, cho dân. Hay người đó lấy sự đưa đón chiều đời để bảo toàn địa vị? Có người nào trái đạo ,tham quyền không biết giúp vua giúp nước...? Công luận sẽ còn mãi, ai trung, ai nịnh, ai hiền, ai gian?'.

Tấm bia làm năm 1653 này đáng để chúng ta suy nghĩ!

Về các tấm bia tiến sĩ, ta còn thấy điểm nữa: Xưa kia chọn người tài rất nghiêm, vì phải qua thi Hương, thi Hội, thi Đình... Hàng nghìn người đi thi, chỉ được vài Tiến sĩ... Không thể có mua bằng cấp!

 

 

Cụ Nguyễn Duy Thì (1572-1652) quê làng Hợp Lễ, xã An Lãng (còn gọi là Láng, tên y như làng Láng - ngoại ô Hà Nội - có trồng rau húng, cùng tên Yên Lãng) huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Cụ là Thượng thư Bộ Lại, chức Thái Tể (Tể tướng), Tế Tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, Văn Miếu- Hà Nội, là công thần đời Lê Trung Hưng suốt 40 năm.

Thời đó các quan được cấp đất và lập phủ đường. Cụ được đặc cách phong đất và đặt phủ ngay tại quê nhà (nay là đền thờ), một tháng chỉ lên kinh đô Thăng Long một lần.

Tại quê, hiện nay có đền thờ cụ từ hơn 3 thế kỷ nay, đã được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa.

Nhà tiền tế có 5 gian 24 cột gỗ lim, với bức hoành phi 'Thượng trụ quốc', qua một khoảng sân hẹp là vào từ đường. Hai bên bàn thờ chính có đặt bàn thờ tứ thân phụ mẫu và bàn thờ con trai trưởng: Tiến sĩ Nguyễn Duy Hiểu.

Tể tướng Nguyễn Duy Thì là nhà giáo dục, nhà văn, còn để lại 3 bài văn bia và 2 bài thơ; cụ còn có tài dụng võ, dẹp yên phiến loạn, là nhà ngoại giao đảm lược, đi sứ vào giai đoạn lịch sử rất gay go vì triều đình nhà Minh cố tình chơi trò bắt cá hai tay giữa một bên triều Mạc, một bên triều Lê..., để hai bên đánh nhau!

           

            Con trai trưởng cụ Nguyễn Duy Thì là Nguyễn Duy Hiểu (1602-1639) đỗ tiến sĩ năm 27 tuổi, đồng khoa với Thám hoa Giang Văn Minh, và 2 cụ đều có tên trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (Bia số 32, vị trí thứ 6, hàng sau bên trái gác Khuê Văn).

Năm 1637 cụ Nguyễn Duy Hiểu làm Chánh sứ một đoàn đi tuế cống nhà Minh, cùng đi với đoàn thứ hai do cụ Giang Văn Minh (người Đường Lâm, Mông Phụ, Sơn Tây) làm Chánh sứ (người có vế đối nổi tiếng Đằng Giang tự cổ huyết do hồng - sông Bạch Đằng từ xưa còn đỏ máu! - để hiên ngang đáp lại vế đối định hạ nhục nước ta của Hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến nay rêu đã xanh) và cụ nhận cái chết thảm khốc), ghi danh muôn thuở !

Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu cũng hy sinh trong chuyến đi ấy, (sử sách chưa  ghi rõ lý do cái chết của cụ, nhưng căn cứ vào 7 đạo sắc phong cho cụ còn lại tại Đền thờ, ta cũng thấy rõ công lao của cụ.

Đạo Sắc thứ 7 của vua Lê Thần Tông ngày 23 tháng Giêng nhuận, niên hiệu Dương Hòa năm thứ 6 (1640) đã ghi: '...Do vâng mệnh đi Bắc sứ tuế cống, bị cưỡng bức ép buộc nên đã chết thảm thương... nên gia tặng chức Tả Thị lang Bộ Hình, tước Nghĩa Phú hầu, tên thụy là Văn Định').

Tể tướng Nguyễn Duy Thì còn nổi tiếng là người thanh liêm, can trường, đã thẳng thắn dám nhiều lần can ngăn Chúa Trịnh Tùng để không làm những việc sai  trái.

Cụ đã từng cứu dân các làng Thạch Đà, Đình Xá... khỏi bị quân triều đình bức hại.

Dòng họ này đã có tới 34 đạo Sắc phong .

Tư tưởng vì dân từ 200 năm trước của Nguyễn Trãi đã được Nguyễn Duy Thì nhắc lại trong bản khải Trịnh Tùng nổi tiếng: 'Dân là gốc của nước, đạo trị nước cốt phải yên dân. Trời với dân đều một lẽ, lòng dân vui thì thuận ý trời, nên người giỏi trị nước phải yêu dân như con...'.

Đáng để hậu thế ngày nay phải suy nghĩ!

Có một chi tiết lý thú: Hậu duệ của cụ (Nguyễn Duy Thì) đến đầu thế kỷ XX đã làm được một việc lớn: Đó là Họa sư Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973) đã cùng họa sư Pháp Victor Tardieu (1870 - 1937) đồng sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925) đặt nền móng cho nền Hội họa hiện đại Việt Nam.

 

           Nhà văn hóa Hữu Ngọc

(Bài đã đăng trên Báo SK&ĐS,

Tên bài do lucbat.com đặt lại)

 

 

Chú thích ảnh kèm bài:

- Nhà văn hóa Hữu Ngọc, tác giả bài viết (ảnh do LB.c sưu tầm).

- Hoành phi ghi Tướng công Từ (Đền Tướng công Nguyễn Duy Thì).

   Ảnh của Nguyễn An Kiều.

- Họa sư Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973) hậu duệ của Tể tướng Nguyễn Duy Thì (ảnh do LB.c sưu tầm).

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  ML - VH - mlgkfrance@yahoo.fr -  - Marseille 13012 - Cộng Hoà Pháp   (Ngày 28/09/2009 06:28:24 PM)
Kính gửi BBT và độc giả lucbat.com! Chúng tôi trân trọng cảm ơn BBT lucbat.com đăng bài "Vị sứ thần thông minh" và chuyện người tài" của Nhà văn hoá Hữu Ngọc. Để tiếp tục giới thiệu với độc giả về Cụ Tổ chúng tôi, Danh nhân văn hóa Nguyễn Duy Thì (1572-1672) và hậu duệ của Cụ, Ông chúng tôi, họa sư Nam Sơn - Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973) . Trước đây chúng tôi đã được đọc những bài viết về Danh nhân Văn hoá NGUYỄN DUY THÌ trên những trang báo điện tử . Hôm nay thấy độc giả Lưu Thế Quyền , một người con của quê hương Thanh Lãng có nguyện vọng : "Nếu ai còn biết những bài viết nào khác về cụ Nguyễn Duy Thì thì mong các ban hãy gửi về cho tôi" . Vậy chúng tôi xin dẫn nguồn ở đây để các quý độc giả quan tâm tham khảo thêm : Bài viết "Danh nhân văn hóa Nguyễn Duy Thì" ngày 03/04/2004 trên trang của cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc: http://www.vinhphuc.gov.vn/gioithieu/gtvp/lichsu/nguyenduythi.html Bài viết "Ngự sử Nguyễn Duy Thì" ngày 20/06/2007 trên báo An ninh Thủ đô online: http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=2444&ChannelID=8 Bài "Phủ thờ quan Thượng Láng (NGUYỄN DUY THÌ) (8/10/2007) " , mục Di tích-Danh thắng trên website www.vinhphuc.gov.vn : http://www.vinhphuc.gov.vn/tag.fcb7c0d3e843eb24.render.userLayoutRootNode.target.295.uP?view=Sbn&uP_root=me&ContentID=10235&topicID=956&topicdept=0&ptopicID=0&page=3#295 TƯỚNG CÔNG TỪ (Đền Thượng Thư Nguyễn Duy Thì) trên trang của wikimapia: http://wikimapia.org/12487891/vi/T%C6%AF%E1%BB%9ANG-C%C3%94NG-T%E1%BB%AA-%C4%90%E1%BB%81n-Th%C6%B0%E1%BB%A3ng-Th%C6%B0-Nguy%E1%BB%85n-Duy-Th%C3%AC Bài "Từ một bài trong Truyện đọc lớp 5" của Nhà Văn hoá Hữu Ngọc ngày 16/8/2009 trên báo sức khoẻ & đời sống online www.suckhoedoisong.vn : http://suckhoedoisong.vn/20090814040010264p15c77/tu-mot-bai-trong-truyen-doc-lop-5.htm Bài "Sứ thần thông minh" của Nguyễn Văn Đạm (là bút danh của nhà văn hóa Hữu Ngọc khi bắt đầu viết báo.) đăng trong mục kho tri thức ngày 29/08/2009 trên báo Khoa học & Đời Sống Online bee.net.vn : http://bee.net.vn/channel/1984/2009/08/1718639/ Bài viết "Nguyễn Duy Thì" trong mục tri thức Việt trên trang của Website Vietgle.vn - Trung tâm tri thức và cộng đồng học tập: http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=&key=NguyễnDuyThì&type=A5&stype=0 : "Nguyễn Duy Thì là danh sĩ đời Lê Thế Tông (1566 – 1599), quê làng Hợp Lệ, xã Yên Lãng còn gọi là An Lãng, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc nay là thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm Mậu Tuất 1598 ông đỗ nhị giáp tiến sĩ, 26 tuổi làm Cấp sự trung bộ Lại, Bính Ngọ 1606 ông sung Phó sứ sang Trung Quốc. Khi về được thăng Thiên đô ngự sử, tước Phương Tuyền Bá. Năm Bính Thìn 1616, đổi làm Đô ngự sử, Tả thị lang bộ Lễ, ít lâu, đổi sang Tả thị lang bộ Lại, được phong tước Hầu. Năm Quý Hợi 1623, được phong Dực vận tán công thần, Thượng thư bộ Công, rồi thăng tước Tuyên Quận Công, Thiếu phó. Chẳng bao lâu ông giữ việc 6 bộ kiêm Quốc tử giám Tế tửu, coi luôn việc Viện Hàn lâm, thăng Thái phó vào năm Nhâm Ngọ 1642. Năm Mậu Dần 1652 ông mất thọ 80 tuổi, được truy tặng Thái tể. Ngày nay ở thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có đền thờ ông. Người dân ở Thanh Lãng có câu hát: 安閬人,安閬人,國家安危系爾一人 “An Lãng nhân, An lãng nhân, quốc gia an nguy hệ nhĩ nhất nhân” Tạm dịch: Người An Lãng, người An Lãng, Việc yên nguy của nước nhà đều ở ông ta." Trân trọng cảm ơn Nhà văn hoá Hữu Ngọc ! Kính chúc BBT tiếp tục thành công trên con đường vinh danh nền thơ ca lục bát và các danh nhân văn hoá của Dân tộc Việt Nam. Cháu chắt ngoại họa sư Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ tại Marseille 13012 - Cộng Hoà Pháp .
  ML - VH  - mlgkfrance@yahoo.fr -  - Marseille 13012 - Cộng Hoà Pháp   (Ngày 28/09/2009 05:39:10 PM)

        Kính gửi BBT và độc giả báo lucbat.com

        Chúng tôi trân trọng cảm ơn BBT báo lucbat.com đăng bài "Vị sứ thần thông minh" và chuyện người tài" của Nhà văn hoá Hữu Ngọc theo nội dung bài đã đăng trên báo SK&ĐS để tiếp tục giới thiệu với độc giả về Cụ Tổ chúng tôi, Danh nhân văn hóa Nguyễn Duy Thì (1572-1672) và hậu duệ của Cụ, Ông chúng tôi, họa sư Nam Sơn - Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973) .

       

       Trước đây chúng tôi đã được đọc những bài viết về Danh nhân Văn hoá NGUYỄN DUY THÌ trên những trang báo điện tử. Hôm nay thấy độc giả Lưu Thế Quyền , một người con của quê hương Thanh Lãng có nguyện vọng : "nếu ai còn biết những bài viết nào khác về cụ Nguyễn Duy Thì thì mong các ban hãy gửi về cho tôi" . Vậy chúng tôi xin dẫn nguồn ở đây để các quý độc giả quan tâm tham khảo thêm:

        Bài viết "Danh nhân văn hóa Nguyễn Duy Thì" ngày 03/04/2004 trên trang của cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc: http://www.vinhphuc.gov.vn/gioithieu/gtvp/lichsu/nguyenduythi.html Bài viết "Ngự sử Nguyễn Duy Thì" ngày 20/06/2007 trên báo An ninh Thủ đô online: http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=2444&ChannelID=8 Bài "Phủ thờ quan Thượng Láng (NGUYỄN DUY THÌ) (8/10/2007) ", mục Di tích-Danh thắng trên website www.vinhphuc.gov.vn : http://www.vinhphuc.gov.vn/tag.fcb7c0d3e843eb24.render.userLayoutRootNode.target.295.uP?view=Sbn&uP_root=me&ContentID=10235&topicID=956&topicdept=0&ptopicID=0&page=3#295

        TƯỚNG CÔNG TỪ (Đền Thượng Thư Nguyễn Duy Thì) trên trang của wikimapia: http://wikimapia.org/12487891/vi/T%C6%AF%E1%BB%9ANG-C%C3%94NG-T%E1%BB%AA-%C4%90%E1%BB%81n-Th%C6%B0%E1%BB%A3ng-Th%C6%B0-Nguy%E1%BB%85n-Duy-Th%C3%AC

        Bài "Từ một bài trong Truyện đọc lớp 5" của Nhà Văn hoá Hữu Ngọc ngày 16/8/2009 trên báo sức khoẻ & đời sống online www.suckhoedoisong.vn : http://suckhoedoisong.vn/20090814040010264p15c77/tu-mot-bai-trong-truyen-doc-lop-5.htm Bài "Sứ thần thông minh" của Nguyễn Văn Đạm (là bút danh của nhà văn hóa Hữu Ngọc khi bắt đầu viết báo.) đăng trong mục kho tri thức ngày 29/08/2009 trên báo Khoa học & Đời Sống Online bee.net.vn : http://bee.net.vn/channel/1984/2009/08/1718639/     

       Bài viết "Nguyễn Duy Thì" trong mục tri thức Việt trên trang của Website Vietgle.vn - Trung tâm tri thức và cộng đồng học tập: http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=&key=NguyễnDuyThì&type=A5&stype=0 :

       "Nguyễn Duy Thì là danh sĩ đời Lê Thế Tông (1566 – 1599), quê làng Hợp Lệ, xã Yên Lãng còn gọi là An Lãng, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc nay là thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm Mậu Tuất 1598 ông đỗ nhị giáp tiến sĩ, 26 tuổi làm Cấp sự trung bộ Lại, Bính Ngọ 1606 ông sung Phó sứ sang Trung Quốc.

       Khi về được thăng Thiên đô ngự sử, tước Phương Tuyền Bá. Năm Bính Thìn 1616, đổi làm Đô ngự sử, Tả thị lang bộ Lễ, ít lâu, đổi sang Tả thị lang bộ Lại, được phong tước Hầu. Năm Quý Hợi 1623, được phong Dực vận tán công thần, Thượng thư bộ Công, rồi thăng tước Tuyên Quận Công, Thiếu phó. Chẳng bao lâu ông giữ việc 6 bộ kiêm Quốc tử giám Tế tửu, coi luôn việc Viện Hàn lâm, thăng Thái phó vào năm Nhâm Ngọ 1642. Năm Mậu Dần 1652 ông mất thọ 80 tuổi, được truy tặng Thái tể.

       

       Ngày nay ở thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có đền thờ ông. Người dân ở Thanh Lãng có câu hát: 安閬人,安閬人,國家安危系爾一人 “An Lãng nhân, An lãng nhân, quốc gia an nguy hệ nhĩ nhất nhân” Tạm dịch: Người An Lãng, người An Lãng, Việc yên nguy của nước nhà đều ở ông ta".

       Trân trọng cảm ơn Nhà văn hoá Hữu Ngọc!

       Kính chúc BBT tiếp tục thành công trên con đường vinh danh nền thơ ca lục bát và các danh nhân văn hoá của Dân tộc Việt Nam.

Cháu chắt ngoại Họa sư Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ

Tại Marseille 13012 - Cộng Hoà Pháp.

  Lưu Thế Quyền - luuthequyen@yahoo.com.vn - 0979 088 504 - Thanh Lãng_Bình Xuyên  (Ngày 27/09/2009 09:51:23 PM)

      Tôi là người con của quê hương Thanh Lãng nên khi đọc được bài viết này tôi cảm thấy rất vinh dự vì có một vị quan Tiến sĩ Nguyễn Duy Thì.

      Cứ đến ngày tuần tôi thường hay lui tới đền thơ ông để thắp hương, đồng thời cảm nhận được tấm lòng vô cùng kính mến của mình cũng như của mọi người đối với ông.

      Qua đây tôi cũng kính mong nếu ai còn biết những bài viết nào khác về cụ Nguyễn Duy Thì thì mong các ban hãy gửi về cho tôi theo địa chỉ email: luuthequyen@yahoo.com.vn. Xin chan thành cảm ơn

  Đạt Ma - ghetlucbat@gmail.com - 0916.593.625 -   (Ngày 27/09/2009 05:48:04 PM)

       Những giai thoại về sự thông minh, nhanh trí của Nguyễn Duy Thì trong dân gian khá nhiều.

       Xin dẫn nguồn từ những Truyện lịch sử của Ngô Văn Phú (Theo báo An ninh Thủ đô) để quý vị bạn đọc tham khảo:

http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=2444&ChannelID=8

       

      Theo Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc, Nguyễn Duy Thì là nhà giáo dục – đào tạo có tài, nhà ngoại giao xuất sắc, nhà văn, nhà thơ có trước tác để lại cho đời. Văn phẩm còn lại có 3 bài văn bia, 2 bài thơ chép trong sách “Toàn Việt thi lục”.

      Tuy làm quan to nhưng ông rất gần với dân, thường đứng về phía nhân dân, bênh vực cho dân đến cùng. Thật xứng đáng với lời ca ngợi:

“An lãng nhân, An lãng nhân, quốc gia an nguy hệ nhĩ nhất nhân”

(Người An Lãng, người An Lãng, Việc yên nguy của nước nhà đều ở ông ta).

      Quý bạn đọc cũng có thể xem khu vực đền thờ “Tướng công từ” (Thờ danh nhân văn hóa Nguyên Duy Thì) trên Google Maps một cách rõ nét.

     

      P/S: Cách đây khá lâu tôi có dịch thơ lục bát, về đôi câu đối ca ngợi công đức của Danh nhân văn hóa Nguyễn Duy Thì, nơi gian giữa từ đường đặt ngai thờ với bức hoành phi "Tướng công Từ":

 

"Bát cổn ngoại xuân thu lũy triều Nguyên Lão

Tứ thập niên Tể phụ vạn cổ danh gia"

(Lược dịch: Áo mũ làm quan ngoài 80 tuổi, liên tiếp đứng thứ nhất Triều đình - 40 năm làm chủ giúp nhà vua, muôn xưa vẫn là một gia đình danh tiếng).

 

Quá tám mươi vẫn tường minh

Tướng công đứng nhất triều đình thủa xa

Tài hoa dựng nước giữ nhà

Nghìn thu truyền mãi sơn hà danh thơm

(Tạm dịch thơ lục bát, Đạt Ma)

  Nguyễn Đình San - dinhsansp@yahoo.com -  - ĐH Sư phạm Hà Nội  (Ngày 27/09/2009 06:18:20 PM)

       Tôi không am hiểu lắm về lĩnh vực Mỹ thuật - Hội họa, nhưng có một số bạn bè là họa sĩ trẻ. Mỗi khi thấy họ nhắc tới danh họa Nam Sơn là cả một sự kính trọng.

       Được biết, họa sư Nam Sơn được nhiều người coi là cha đẻ của Trương Mĩ thuật Đông Dương - cái lò đào tạo ra nhiều tên tuổi lẫy lừng - và đặt nền móng cho mĩ thuật Việt Nam hiện đại.

       Nay tình cờ được đọc bài của nhà văn hóa Hữu Ngọc, lại được ngắm chân dung Họa sư Nam Sơn trên trang lucbat.com, tôi thật sự ấn tượng bởi vầng trán, ánh mắt, nụ cười, chòm râu... như có thần của cụ!

       Bức chân dung quá đẹp như hút hồn người ta! Qua mục "Bạn đọc" tôi còn được biết gia đình ông Nguyễn An Kiều đã có tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tôn vinh Thơ Lục Bát và văn hóa Việt.

       Thật đáng quý trọng!

  Nguyễn An Kiều - ankieunguyen@hotmail.com -  04- 38 22 33 09. -  68 Nguyễn Du- Hà Nội -Việt nam   (Ngày 27/09/2009 03:40:52 PM)

       Kính gửi BBT Lucbat.com và bạn đọc!

       Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn BBT lucbat.com đã giới thiệu cùng các độc giả bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc - 90 tuổi - về Cụ Tổ chúng tôi, Danh nhân văn hóa Nguyễn Duy Thì (1572-1672) và hậu duệ của Cụ, Cha chúng tôi, họa sư Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973) .

      Tác giả Hữu Ngọc đã được các người nước ngoài đánh giá là "Người Xuất Nhập khẩu Văn hóa Việt Nam!", người đã giới thiệu nền văn hóa Việt Nam nghìn năm văn hiến, từ nhiều năm nay! Một lần nữa, xin cảm ơn BBT Lucbat.com.

      Kính chúc Ban Biên tập luôn đạt thêm nhiều kết quả trong việc Vinh danh nền Thơ ca Lục Bát Bất tử của Dân tộc chúng ta - vẫn hiên ngang tồn tại và phát triển qua bao thăng trầm lịch sử của Đất nước Việt Nam rạng rỡ ngàn năm Văn hiến!

     Trân trọng.

     Nguyễn An Kiều - 68 Nguyễn Du Hà Nội, Việt Nam .

     Đại diện gia đình Họa sư NAM SƠN Nguyễn Vạn Thọ.

Các bài khác: