Nhà văn, dịch giả Ngô Tự Lập vừa được Hội Nhà văn chọn là Tổng Biên tập Tạp chí Việt
Trong ông đầy ắp dự định giới thiệu, quảng bá văn học, văn hóa Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại là góp phần mở rộng cánh cửa cho bạn đọc Việt Nam đến với tri thức nhân loại qua sách dịch. TS Ngô Tự Lập chia sẻ với bạn đọc Hànộimới.
Tạp chí góp phần khắc họa gương mặt đất nước
* Thưa nhà văn, ông nhận quyết định của Hội Nhà văn làm TBT Tạp chí Việt
- Giới thiệu, quảng bá Văn học Việt
* Có thể hình dung về sự khởi động lại của Tạp chí Việt
- Tạp chí dày khoảng 250 trang. Tôi dành một nửa dung lượng cho sáng tác, trong đó một phần dành cho sáng tác đương đại, phần khác là di sản văn học; thứ ba là phần viết theo chủ đề, ví dụ như văn học mạng, văn học kỳ ảo, văn học nữ quyền… Với phần còn lại, chúng tôi dành 20% cho nghiên cứu, 20% cho vấn đề cận văn học như thị trường văn học, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc; giảng dạy văn học... Cuối cùng, là 10% dành cho các vấn đề khác.Năm đầu tiên sẽ in hai số, năm thứ 2 khoảng 4 số, từ năm thứ 3 sẽ cố gắng ổn định với 6 số/năm.
* Trong Tạp chí lý luận phê bình sẽ phải nặng tính học thuật? Việc hiệu đính được chú ý ra sao để bảo đảm độ chuẩn của bài viết?
- Tôi nghĩ rằng không phải “nặng” mà sẽ là đúng mức về chuyên môn và học thuật. Đúng mức ở sự cân đối giữa xưa và nay, giữa nghiên cứu và sáng tác. Chúng ta làm lý luận phê bình nhiều khi “nhẹ” quá, khen chê vui vẻ hoặc lại chỉ trích nặng nề. Về hiệu đính chúng ta gặp khó khăn cho việc trả lương cao cho nhà văn nước ngoài tên tuổi để hiệu đính tác phẩm. Với tạp chí này, hiệu đính là phần việc được chú ý đặc biệt và có lẽ, ngoài phần lương “tượng trưng” thì cũng phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn nhà văn nước ngoài.
Gấp rút lập Bản đồ tri thức thế giới
* Ông có thể chia sẻ về hoạt động của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh trong việc tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại?
- Năm 1999, chúng tôi đã lập ra Quỹ Địa cầu văn hóa, ra một số cuốn sách giới thiệu tinh hoa nhân loại. Sau đó, tôi viết “kế hoạch 500 cuốn sách”. Trí tuệ nhân loại rất nhiều, nhưng về nền tảng khoa học xã hội nhân văn thì cần khoảng 500 cuốn. Anh Chu Hảo cùng một số trí thức khác đã vận động thành lập Nhà NXB Tri thức, cho ra đời nhiều cuốn sách trong kế hoạch này. Để có nguồn lực cho hoạt động dịch sách, chúng tôi thành lập Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh. Năm 2007, tôi nhận vai trò Giám đốc, Quỹ mở thêm giải thưởng và hoạt động khác. Năm nay, hoạt động tâm điểm của chúng tôi là lập Bản đồ tri thức thế giới, đề cập tới nhiều ngành như triết học, kinh tế học, tâm lý học, nghiên cứu văn học... Bất cứ người nào quan tâm tới tri thức nhân loại đều có thể tìm hiểu để biết mình cần đọc cái gì, dân tộc mình đã dịch cái gì; cái nào dịch rồi thì tô màu xanh, chưa dịch thì màu đỏ, đang dịch thì màu vàng.
* Mới đây, một tiến sĩ văn học Pháp chia sẻ rằng sách dịch của ta về nghiên cứu văn học bỏ trống rất nhiều tác phẩm, tác giả lớn. Ông nghĩ gì về điều này?
- Không chỉ văn học đâu. Bên cạnh Các Mác và Ăng-ghen, còn nhiều người khác viết về lý luận văn học nhưng ta chưa hề biết đến họ, chứ chưa nói dịch sách của họ. Mức độ “đi sau” trong việc dịch sách tinh hoa thế giới là đáng kể. Chậm đến mức ông Platon sống cách đây hơn 2.000 năm mà chúng ta cũng không biết tới, ngoài một tác phẩm mô tả về nhà triết học này. Đọc một cuốn sách cũng gần như vô nghĩa bởi phải có nhiều sách, từ cuốn này dẫn chiếu đến cuốn khác. Tôi tính, nếu dịch 1.000 cuốn sách với mức chi trả còn thấp (5 triệu đồng) cho dịch giả, cộng chi phí khác thì sẽ mất 35 tỷ, tương đương với tiền bỏ ra làm 2-3 bộ phim. Nhiều cuốn sách, thậm chí không cần in, chỉ cần dịch và đưa lên mạng là cả dân tộc này được đọc.
* Xin cảm ơn ông!
Thi Thi - thực hiện
(Nguồn: Hà Nội Mới Online)