Thứ năm, 02/05/2024,


Dạ thưa xứ Huế bây chừ... (11/08/2009) 

 

Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương

(Bùi Giáng)

 

     “Dạ thưa xứ Huế bây chừ…” – Ai đã từng một lần đến Huế, chắc chẳng thể nào quên được chất giọng ngọt ngào, dễ thương đến dường vậy. Xứ Huế thơ, xứ Huế mơ mộng là nguồn thi hứng cho không biết bao nhiêu các thế hệ nhà thơ. Qua bao nhiêu năm tháng, Huế vẫn giữ nguyên nét trầm mặc, mộng mộng đến nao lòng. Với Huế - có lẽ chẳng tình yêu nào là đủ.

Những đường phố bình yên.

Phố Huế nhỏ như lòng bàn tay, những con đường cũng nhỏ chia ô như bàn cờ. Ngăn nắp và sạch sẽ. Chỉ trừ giờ tan tầm, những giờ còn lại trong ngày, thành phố bình yên không gợn bụi. Mùa hạ về, phượng vĩ thắp lửa hai bên đường. Màu hoa đỏ trải dài trong kư ức. Người lạ đến Huế có khi hụt hẫng vì Huế bình yên quá. Nhưng nếu không bình yên, Huế sẽ đánh mất mình.

Sông Hương - Núi Ngự

Trên thượng nguồn sông Hương có thứ cỏ quý, tỏa hương thơm ngát tên Thạch Xương Bồ. Hương thơm của cỏ thoảng trong nước sông, xuôi về hạ nguồn khiến vạn vật bừng sức sống. Cái tên Hương Giang cũng từ đó mà ra. Sông Hương với Núi Ngự như biểu tượng tình yêu vĩnh hằng của Huế.


Sông Hương chừ có chờ mong
Răng con thuyền nhỏ ngóng trông bên bờ..?
Rêu phong thành cổ xa mờ
Thinh không bỗng thoảng ơ hờ tiếng chuông

(Xa Huế)


Lang thang kinh thành


'Ngọ Môn năm cửa, chín lầu
Cột Cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng'


Mỗi người có một cách nhìn riêng về Kinh thành Huế. Đó là nơi kiến trúc khoe những kiệt tác hoặc thi ca khoe những câu chữ đa tình “Trời thì thực nắng thì hư ảo. Xin đừng nhầm em với cố đô”. Kỷ niệm của nỗi buồn rả rích khôn tả, thấm lên bờ rêu của Thành Nội ướt nhèm đêm mưa. Tiếng mưa hoà trong tiếng rao cồn cào cả ruột gan của những bà, những mụ khoác áo tơi bán trứng vịt lộn. Mưa Huế dai dẳng, phải thế chăng mà kỷ niệm thành khó quên, dẫu bây giờ đang là tháng sáu oi nồng.

Câu Nam ai, nam bằng


Nếu Nhã nhạc là báu vật hoàng gia thì Nam ai là phần đời rất thường của Huế. Những câu Nam ai vọng lên trong đêm không như lời oán trách mà vẫn như oán trách. Nó ngọt ngào, dịu dàng như tiếng con gái Huế, nó thanh thoát như thể nhờ uống nước sông Hương, thấm tinh chất rễ thông mọc ngợp trời trên núi Ngự và câu Nam ai cũng buồn như mưa xứ Huế.

Lăng mộ vĩnh hằng


Lăng Khải Định


Bảy khu lăng tẩm nhà Nguyễn không mang cảm giác u tịch, lạnh lẽo, xa với hậu thế. Chúng là chốn giao thoa giữa thiên nhiên và con người, nơi người sống có thể trút bỏ những ưu phiền của cuộc sống để hướng đến ṿng tâm niệm “sinh ký tử quy” của người đă khuất. Lăng Minh Mạng thâm nghiêm ngự trên thế núi cao, Lăng Gia Long uy nghi, Lăng Thiệu Trị thanh thoát, Lăng Tự Đức thơ mộng, Lăng Khải Định tráng lệ. Mỗi vua chọn cho mình một thế “sống gửi” và một cách “thác về” khác nhau.


Xanh những nhà vườn

Nếu muốn trốn cảm giác “nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền”, không có chỗ nào lý tưởng hơn những ngôi nhà vườn của Huế. Mỗi ngôi nhà là một ốc đảo xanh, nơi quá khứ ngủ trong bình yên và hiện tại tìm về thanh thản. Màu xanh nhà vườn điểm một nét dịu trong bức tranh đa sắc của Huế với nâu tường thành, xám tượng đá, trắng vành nón, tím áo dài, và vàng cung đình. Không có sự hoà sắc nào đẹp và lăng mạn hơn thế.

Xuôi chùa Thiên Mụ

Đất Huế nổi tiếng có nhiều chùa chiền nhất Việt Nam, khoảng 300 chùa lớn nhỏ khác nhau. Thiên Mụ được xếp vào hàng quốc tự và là ngôi chùa đầu tiên của đất thần kinh. Có nhiều ngả đường để đến chùa Thiên Mụ, nhưng người ta vẫn cứ thích chu du thuyền rồng trên sông Hương, ngắm Thiên Mụ từ xa để tận hưởng tâm linh và cốt cách của cố đô Huế. Trai gái đến đây không mong gì hơn một hậu kết tốt đẹp. Người hiếm con cũng gởi gắm hy vọng ở chùa. Những người nặng gánh cơm áo gạo tiền, cũng ghé qua để lòng được nhẹ nhơm, thảnh thơi.

 

Xuôi trăng sông chở tiếng hò

Khuya chuông Thiên Mụ - con đò ngẩn ngơ

Ta về Huế đẹp, Huế thơ

Thương ai đem tím mộng mơ thả chiều

(Với Huế - Ngô Văn Tuấn)

 

Ngược chợ Đông Ba

Nổi tiếng không kém Thiên Mụ là chợ Đông Ba. Đây có lẽ là nơi hội tụ sầm uất nhất của Huế. Đố ai rời Huế mà không mua mấy thanh mè xửng Thiên Hương, kẹo gương, mắm tôm chua ở Đông Ba rộng lớn. Riêng tôi vẫn mê tô cháo lòng bò thơm hành hoa của o Cường bán nơi góc chợ. Những gánh hàng bán đồ ăn dạo ở chợ Đông Ba thường ngon và rẻ, với tôi nó ấn tượng hơn các món cung đ́nh bây giờ đă nặng “mùi” du lịch.

Món ngon xứ Huế


Cào hến ở phá Tam Giang


Những món ăn của Huế thường dọn ra nhỏ xíu như nhắc người ta phải biết trân trọng sự kỳ công của người chế biến. Tôm chua Huế, ruốc Huế, chè Huế, thứ nào cũng phải đệm từ Huế ở sau như một sự ghi nhận. Tôi thì đến giờ vẫn chưa thể quên vị cay xé lưỡi miếng cá ngừ kho ớt ăn cùng cơm trắng của một bà mụ dưới chân cầu An Ngự. Bữa cơm của người Huế không thể thiếu ớt, cũng như quà Huế không thể thiếu các loại bánh lá. Một đĩa bánh thập cẩm gồm nậm, lọc, ít, bèo, chả cây cái nào cũng nhỏ trắng ngần, nổi bông đỏ nhờ nhân tôm đất chấy. Tiếc là giờ những món ấy khi xa Huế đă mất dần phong vị cố đô. May sao cơm Hến ở cồn Hến vẫn như ngày xưa. Cơm nguội, rau ghém nguội, hến nhỏ nguội từng con lăn tăn đến sốt ruột, chỉ có nước luộc hến được o bán múc ra từ chiếc nồi bốc khói là nóng. Thế mà ăn vào cứ mê mẩn, mùi ruốc dậy lên tận óc, còn vị cay thì trào cả nước mắt. Nhìn bàn tay mấy vẩy nước hến vào trong tô như vẩy nước thánh, mới hiểu món ngon đậm đà cũng từ tính mà ra. Thì vẫn vậy, xưa nay Huế vẫn nặng tình.

 

Đã nghe ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành...
Mời anh buổi sáng chân thành món quê.

(Cơm hến – Võ Quê)

 *

Thức ngon xưa tiến quân vương
Tinh hoa trời đất đượm hương kinh thành
Chè đậu ngự mát và thanh
Đêm, dâng chén ngọc an lành châu thân

(Chè đậu ngự - Võ Quê)

 

--------------

Thục Anh (Sưu tầm & Biên soạn)

 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  ton that khiem - khiemtt.vnra@mt.gov.vn - 0563734392 - Quy Nhon  (Ngày 3/12/2009 06:05:08 PM)

KÝ ỨC SA PA

 

Một lần đến với Sa Pa

Trùng trùng núi dựng, là là mây bay

San Lùng, rượu ủ lá cây

Bên chảo thắng cố, ta say với rừng

 

Cơm lam nướng lửa thơm lừng

Béo bùi giòn ngọt chân dừng lãng du

Giữa hè cứ ngỡ sang thu

Khí trời mát mẻ như ru hồn người

 

Sa Pa cây lá canh tươi

Dâng bao vị thuốc cho đời thật hay

Thác Bạc như một nhịp cầu

Quyện hòa trời đất một màu khói sương

 

Cổng Trời chất ngất thiên đường

Sa Pa toàn cảnh như gương tiên thần...

 

Rời Sa Pa tiếc ngẩn ngơ

Tây Bắc tiễn khách bằng cơn mưa ngàn

Hồn neo theo ruộng bậc thang

Sa Pa nhé hẹn một ngày về thăm.

  Nguyễn Thế Sửu -  - 0985398985 - Hải quan Cửa khẩu AĐớt - AĐớt - ALưới Thừa Thiên Huế  (Ngày 22/10/2009 01:13:08 PM)

Sông Hương mỗi độ chiều dâng

Sao nghe nỗi nhớ bân khuân bến bờ

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà vọng ngân

Tím trời độ buổi chiều lên

Tím tà áo mộng say nồng hương quê

  Trần Như Lộc - tnloc.tth@gdt.gov.vn - 0903539036 - 113 Nguyễn Huệ, TP Huế  (Ngày 22/08/2009 04:24:54 PM)
Bạn Thục Anh đã có một bài viết cảm nhận về Huế khá đa dạng, có thể là sự diễn đạt theo cách nghĩ của du khách khi đến Huế, yêu Huế. Là người đang sống ở Huế, tôi cũng xin biên soạn và sưu tầm gửi lên diễn đàn để các bạn hiểu thêm một số vấn đề chính yếu của Huế. Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km. Thành phố Huế có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự nhiên 83.3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước . Huế cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay Phú Bài 8 km, cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Mật độ dân số gần 4200 người/km2. Văn hoá Huế Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (%3Btính từ năm 1306)%3B. Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam%3B trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hổn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống... Kiến trúc Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa%3B nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. ] Nghệ thuật tuồng ở Huế Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng. Ca Huế Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "%3Bhơi"%3B diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "%3Bchuyên nghiệp"%3B bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế%3B là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Lễ nhạc cung đình Huế Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (%3Btiểu nhạc)%3B với một hệ thống các bài bản lớn. Vũ khúc cung đình Huế Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt. Mỹ thuật, mỹ nghệ Huế Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều lọai hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu,đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thụât tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên[23] (%3B1870-1912)%3B...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp. Lễ hội Huế Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "%3Blễ"%3B hơn "%3Bhội"%3B. Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem. Ẩm thực Huế Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân giã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng%3B nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. Một số vấn đề trăn trở về Huế Kiến trúc Kiến trúc ở Huế đã tự nhiên phân ra thành nhiều nhóm, trong đó phía Bắc sông Hương, khu vực thành nội hầu hết là những ngôi nhà cổ được xây dựng từ thế kỷ 19,20. Sau này các công trình trong khu vực này đều phải tuân thủ quy chế xây dựng của thành phố Huế về chiều cao và bị chi phối bởi quy hoạch giãn dân .Khu vực phía Nam sông Hương còn lưu giữ các công trình xây dựng theo kiến trúc Pháp, một vài nhà theo kiểu kiến trúc Mỹ... Mặc dù đã có quy hoạch kiểu dáng và không gian xây dựng trong khu vực này nhưng đáng tiếc đã có một số công trình được cấp phép xây dựng sát bờ sông Hương, một số công trình mới mọc lên với số tầng quá cao và kiến trúc không phù hợp với cảnh quan chung quanh như khách sạn Tân Hoàng Cung, một số khách sạn tư nhân khác đã làm xấu đi nét đẹp vốn đã hài hoà của khu vực này, làm ảnh hưởng đến cảnh quan Huế nói chung. Ngoài ra, kiểu dáng kiến trúc tuỳ tiện, thiếu quy hoạch, hướng dẫn, điều chỉnh nên các khu dân cư mới mở lại càng hỗn độn, phức tạp, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Trùng tu, bảo tồn Huế là thành phố có quần thể kiến trúc thời nhà Nguyễn, trong chiến tranh nhiều công trình đã bị huỷ hoại hoàn toàn hoặc một phần. Chính quyền và nhân dân đã và đang phấn đấu để phục hồi, bảo tồn giá trị vô giá của các công trình đó. Tuy nhiên, công tác phục hồi, bảo tồn còn nhiều bất cập do thiếu kinh phí, do đã làm nhưng chưa phục chế đúng nguyên trạng của các công trình kiến trúc. Chỉ đơn cử việc trùng tu cây cầu Trường Tiền năm 1993, với kinh phí trên 40 tỷ đồng đã đem lại một kết quả đáng buồn là cây cầu mới trùng tu đã quá xa lạ, không còn nguyên dáng vẻ, thiết kế và công năng của nó. Hai bên cầu với hai lối đi dành cho xe đạp và người đi bộ đã bị thu hẹp lại thành chỉ một lối đi cho người đi bộ. Những đoạn tiếp giáp giữa các nhịp cầu trước đây đều có một lô-gia hình bán lục giác để cho người đi bộ, du khách dừng lại nghỉ chân nhìn ngắm dòng sông hoặc chụp hình lưu niệm rất hợp lý và duyên dáng thì nay đã không còn nữa. Hai bên lòng cầu trước đây để trống không có lan can, bờ chắn hai bên thì nay người ta đã làm hai lan can dọc theo chiều dài hai bên cây cầu với hai hàng ống sắt thô kệch giống như của cầu Chương Dương, bắt qua sông Hồng. Ngay ở hai đầu cầu lại làm thêm bốn khối bê tông uốn tròn bao bọc hai lan can, sơn kẻ vạch xiên đen vàng quá thô vụng, lạ lẫm, không thể xem là đẹp được. Du lịch Thành phố Huế nổi tiếng về danh lam thắng cảnh là điều mọi người đều ít nhiều đã biết . Tuy vậy, hiệu quả dịch vụ du lịch của Huế đang còn quá khiêm tốn. Lượng khách đến tham quan, lưu trú ở Huế khoảng 1/10 so với các thành phố du lịch khác trong nước mặc dù tỉnh đã dành hết những vị trí “ đất vàng”, “ đất bạc” cho ngành du lịch nhưng phần đóng góp vào ngân sách không đáng là bao so với Công ty bia Huế. Sân bay Phú Bài dù đã được xúc tiến rầm rộ nhưng cũng chưa có các chuyến bay quốc tế đến thẳng thành phố Huế. Tuy đã có những biện pháp tích cực về phía các cơ quan quản lý nhưng nạn chèo kéo, cò mồi dẫn khách du lịch mua hàng hoá đặc sản kém chất lượng để hưởng hoa hồng cao đã làm xấu đi hình ảnh con người và dịch vụ du lịch của Huế. Thời tiết, khí hậu Huế có mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực oi bức, nhiệt độ có khi lên tới 35-40 độ C. Tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt, nhiệt độ trung bình 20 độ C, có khi xuống thấp đến 9 độ C. Mùa xuân kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Với điều kiện khí hậu thiên nhiên khắc nghiệt như vậy nên Huế khó thu hút đầu tư cũng như rất khó vận động từ nội lực bởi hàng năm phải tập trung phòng chống thiên tai bão lụt gần hết nữa năm. Do đó, các nhà đầu tư sẽ rất cân nhắc, thận trọng khi muốn đầu tư tại Huế. Cảnh quan, môi trường Những năm gần đây các cơ quan chức năng đã rất cố gắng nhưng do việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ ở thượng nguồn sông Hương đã ảnh hưởng đến nguồn nước trên sông . Những ngày có mưa dòng sông không còn trong xanh thơ mộng mà chuyển sang vàng đục của bùn đất. Tình trạng rác thải trên sông, trên các vùng đất trống, các chợ, các vùng ven đô thị %3B vĩa hè bị lấn chiếm, sử dụng tuỳ tiện, nhếch nhác làm mất trật tự đô thị, gây ô nhiễm môi trường... Tỉnh Thừa Thiên Huế đang phấn đấu tích cực để đưa toàn tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới. Với nguyện vọng thiết tha và chính đáng trên thiết nghĩ mỗi ngưòi dân Huế và những người yêu Huế phải cố gắng làm hết sức mình để đóng góp cho Huế xứng đáng là thành phố trung tâm du lịch, văn hoá, giáo dục xinh đẹp và thơ mộng./. TRẦN NHƯ LỘC 113 Nguyễn Huệ, Huế ĐT: 0903539036 Email: tnloc.tth@gdt.gov.vn (%3B Sưu tầm và biên soạn)%3B * Bài viết có sử dụng nguồn từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Các bài khác: