Chủ nhật, 28/04/2024,


NSƯT Trần Lực: Dồn sức cho bộ phim “Nhìn ra biển cả” (02/08/2009) 

  

NSƯT Trần Lực được Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam mời làm đạo diễn bộ phim "Nhìn ra biển cả", nói về một quãng thời gian trong thời trai trẻ của Bác Hồ. Đây là kịch bản của nhà biên kịch, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát, đã được giải Nhì trong cuộc thi sáng tác kịch bản điện ảnh hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh Trần Lực xung quanh việc khởi động bộ phim này.

 

* Anh kỳ vọng gì với bộ phim về tuổi trẻ của Bác Hồ mà mình giữ trọng trách đạo diễn?

 

- "Nhìn ra biển cả" tái hiện thời gian Bác mới ở khoảng mười tám, đôi mươi, khi Người dạy học ở Trường Dục Thanh - Phan Thiết năm 1909-1910. Thời này hay lắm, tôi rất thích và hy vọng khán giả sẽ thấy được người thanh niên Nguyễn Tất Thành - một hình ảnh Bác khác xa so với những gì đã được cảm nhận qua các bộ phim, tác phẩm trước kia về Người. Chúng tôi hy vọng phim sẽ tạo được sự gần gũi với người xem, nhất là giới trẻ. Vì thế phong cách làm cũng phải thay đổi.

 

* Cụ thể hơn, anh có thể chia sẻ những ấn tượng về Người mà bộ phim muốn thể hiện?

 

- Bác của chúng ta thời đó là một thanh niên khỏe mạnh - vì Người còn dạy môn thể dục. Người lịch lãm và sâu sắc bởi khi ấy đã có một đời sống độc lập và đã có một thời gian dài học tập, tích lũy kiến thức. Mà ở đây là sự bồi bổ của cả vốn liếng Nho học lẫn tiếp cận tri thức, văn hóa Tây phương. Người chín chắn bởi ở tuổi ấy và với thời gian tích lũy như vậy, Người đã từng trải, chứng kiến. Và xuyên suốt tất cả là tình yêu nước nồng nàn, trong sáng của tuổi trẻ, động lực nung nấu và thúc đẩy Người ngay sau thời gian này sẽ đi tìm đường cứu nước.

 

* Trước khi nói đến vinh dự lớn thì vai diễn này quả là một thách thức lớn với người được chọn thể hiện?

 

- Đúng vậy! Tìm diễn viên vào vai Bác thời trẻ rất khó! Chúng tôi đã "lục" ở miền Bắc, sắp tới sẽ vào Nam để tìm người. Với mặt bằng diễn viên trẻ hiện nay đáp ứng được các yêu cầu cho vai người thanh niên Nguyễn Tất Thành thật không dễ! Bản thân diễn viên cũng cần có một độ chín! Diễn viên có thể không cần thật giống, điều này sẽ giải quyết được bằng hóa trang, quan trọng là thể hiện được tinh thần của nhân vật.

 

                  

Trường Dục Thanh (Phan Thiết) nơi Bác Hồ đã từng dạy học.

 

* Với hy vọng cao như vậy, bộ phim chắc cũng rất công phu trong việc chọn và dàn dựng các bối cảnh?

 

- Chúng tôi chuẩn bị đi chọn cảnh ở Huế, Phan Thiết… Tất nhiên một trong những không gian cơ bản sẽ là ngôi trường Dục Thanh. Tại đây chỉ còn một số khuôn viên cũ. Sẽ có nhiều chỗ phải dựng lại. Kế hoạch ra mắt của bộ phim là dịp kỷ niệm Ngày sinh của Bác 19-5-2010, vì thế các công việc hiện nay rất khẩn trương.

 

* Nghe nói anh còn được mời vào vai Bác Hồ trong một bộ phim khác?

 

- Đó là bộ phim của Hãng phim Hội Nhà văn, tiếp nối quãng thời gian hoạt động của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc từ sau khi rời Hồng Công. Có thể coi như phần tiếp theo của "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công". Nhưng tôi đã phải từ chối vì cần dành thời gian, tâm sức cho bộ phim "Nhìn ra biển cả".

 

* Xin cảm ơn và chúc anh thành công!

 

Lưu Nguyễn thực hiện

(Nguồn: Báo Hà Nội Mới)

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Thân Thiện - dongda8@gmai.com - 02113861870 - trường TH Đống Đa  (Ngày 4/11/2009 09:40:53 PM)
bài viết thật tâm hồn ! làm người ta mê mải với ông NS Trần Lực bởi các vai diễn ! chúc bạn thành công!
Các bài khác: