Chủ nhật, 08/09/2024,


Chùm ảnh "Cuộc hội ngộ của những nhà văn trẻ vượt lên cái chết" (08/07/2009) 

Đó là tủ sách dành cho những cuộc đời có thật của những người chưa nổi tiếng và chưa phải là nhà văn. Họ viết sách như một nhu cầu tự thân và nếu cần thì các nhà văn sẽ cho họ “mượn bút” để giúp họ hoàn thành tác phẩm. Tên của tủ sách ấy là 'Chuyện đời tôi' (CĐT) do Nhà thơ ĐẶNG VƯƠNG HƯNG sáng lập và tổ chức thực hiện.

Buổi chiều ngày 8-7-2009, Hội trường Nhà xuất bản CAND chật cứng chỗ ngồi, các phóng viên, nhà báo phải chen vai nhau tác nghiệp. Không khi càng nóng hơn bởi sự xuất hiện, hội ngộ của ba nhà văn trẻ đã vượt lên cái chết, cùng Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Thiếu tướng Phó tổng cục trưởng Tổng cục 3 - Bộ Công an...

 

Ý tưởng về thành lập tủ sách CĐT được hình thành từ giữa năm 2006 xuất phát từ một nhu cầu của xã hội: Trước đây, việc xuất bản hồi ký, nhật ký, tự truyện thường chỉ dành cho các chính trị gia, các tướng lĩnh, các văn nghệ sĩ, trí thức nổi tiếng. Nhưng thực tế, việc giãi bày, tâm sự, kể chuyện đời mình cũng là nhu cầu của tất cả mọi người. Nhu cầu đó càng lớn hơn đối với những số phận éo le, những cuộc đời bất hạnh, những người từng trải, va vấp, nhưng lại thiếu sự may mắn và sự công bằng của cuộc đời…

 

                 Biểu diễn văn nghệ chào mừng cuộc hội ngộ.

 

Nghĩa là, tủ sách này chỉ dành cho những người sống nhiều (xin lưu ý là sống nhiều, chứ không phải sống lâu, vì trong thực tế có những người sống cả trăm tuổi, nhưng ý nghĩa cuộc đời lại không có gì đáng để viết đủ một trang giấy). Chính vì thế, một tủ sách xã hội hóa mang tên CĐT (còn được gọi là “Tự chuyện bình dân”) đã ra đời.

 

                 

                  Đại biểu tham dự và các vị khách quý.

 

Trong gần 3 năm qua, Tủ sách CĐT đã tổ chức viết, biên tập và xuất bản cho hơn 30 nhân vật, nhiều người đồng thời đứng tên là tác giả. Họ có thể là một vị tướng đã kinh qua 2 cuộc kháng chiến, cuộc đời gắn liền với trận mạc, giờ trở lại với cuộc sống đời thường. Họ có thể là một anh lính nhiều lần chết hụt ngoài mặt trận, bị thương, về quê sống bằng nghề bán kem dạo; họ có thể là một cậu bé mồ côi, thất lạc cha mẹ trong từ thời chống Pháp, sau hơn 50 năm mới tìm lại được gia đình; họ cũng có thể là một người đàn bà phố núi một thời nhan sắc, nhưng hồng nhan bạc phận, vì những chuyện hiểu nhầm, ghen tuông vô cớ…

 

  Từ trái qua: Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hồng Công và Nguyễn Văn Toán.

 

Có thể coi mỗi tác phẩm CĐT đều là một cuộc đời, mà cuộc đời nào cũng là một hành trình dài nhiều xót đắng. Nhân vật tìm đến nhà văn như tìm một sự sẻ chia. Và ngòi bút của nhà văn cũng chạm vào những ngõ ngách thẳm sâu trong tâm hồn, thân phận mỗi con người, để viết nên những câu chuyện cảm động như cổ tích giữa đời thường.

 

Trong số hơn 30 nhân vật của tủ sách CĐT đã thực hiện, có 4 người đứng tên riêng trên tác phẩm, với hoàn cảnh thật đặc biệt, họ là Nguyễn Hồng Công, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Minh Nguyệt và Nguyễn Văn Toán. Rất tiếc, trong buổi gặp mặt ngày hôm nay thiếu vắng nữ tác giả Lê Minh Nguyệt. Chị đã mất đột ngột tháng 5-2009.

 

Người đã ra đi, nhưng tác phẩm còn ở lại. Ta hãy tin rằng sẽ có thêm nhiều người đọc “Vẫn tin ở ngày mai” để thấy rằng cuộc sống của chúng ta đáng trân trọng và đáng quý biết nhường nào. Thông điệp, mà cuốn sách muốn gửi tới bạn đọc là: Dù biết rằng có thể ngày mai ai đó không còn nữa, thì hôm nay bạn vẫn có thể làm một việc gì đó có ích cho cuộc đời này!

 

   Anh Võ Văn Thưởng, Uỷ viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư thứ Nhất TƯ

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBLH Hội Thanh niên Việt Nam tặng

 Bằng khen, trao Cúp 'Sống đẹp' cho ba tác giả trẻ trong cuộc hội ngộ.

 

Mỗi gia đình đều có một kho chuyện buồn vui. Vẫn còn rất nhiều cuộc đời khác chưa được thành trang viết. Hàng ngày chúng tôi vẫn thường nhận được những lá thư gửi về từ khắp mọi miền đất nước. Họ mong muốn được kể chuyện đời mình, để nhà văn ghi thành sách: “Với nhiều người, những trang sách ấy là sự đúc kết của cả cuộc đời họ, là tài sản tinh thần vô giá của cả gia đình và con cháu họ”.

 

Thiếu tướng Lê Ngọc Nam, Phó tổng cục trưởng Tổng cục III - Bộ Công an

   tặng quà và hoa cho ba tác giả trẻ đã nghị lực, sáng tạo và sống đẹp.

 

Đã là “Tự truyện bình dân”, thì ai cũng có thể kể lại, viết lại chuyện đời mình. Lời kể của những người chưa bao giờ chạm ngõ văn chương đôi khi còn vấp váp, rụt rè.

 

            Người đọc có thể cười và khóc với cảm xúc xót đắng của nhân vật trước những nghiệt ngã của cuộc sống. Dù những bão dông trong cuộc đời có làm ai đó chới với, thì vẫn phải luôn đứng vững và đi tới, không thể lùi bước. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, dù trong hoàn cảnh bất hạnh nào thì cũng cần phải sống hết mình.

 

Ba tác giả trẻ chụp ảnh kỷ niệm với nhà thơ Đặng Vương Hưng.

 

Những câu chuyện cảm động đằng sau trang sách vẫn còn đọng lại mãi trong tâm trí những ai từng đọc nó. Những bức thư, điện thoại, những tin nhắn, lời động viên, những phản hồi từ phía người đọc và sự quan tâm của xã hội... chính là niềm hạnh phúc lớn lao đối với những cuộc đời đã chịu quá nhiều bất hạnh, mất mát.

 

Niềm vui, hạnh phúc của các nhân vật và giải thưởng 'Sống đẹp' của các tác giả trẻ vinh dự được nhận hôm nay cũng chính là hạnh phúc của người đã sáng lập và thực hiện tủ sách...

LụcBát.Com

 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: