Thứ bảy, 20/04/2024,


Một cán bộ của Hội Nhà văn nhờ "đạo" thơ mà thành nổi tiếng? (22/06/2009) 

         Bốn bài thơ của tác giả Đào Kim Hoa được dịch giả Trần Lê chuyển ngữ sang tiếng Trung. Chúng tôi nhận ra ngay đây là các bài thơ nổi tiếng như “Thư mùa đông” và “Thơ viết ở biển” của Hữu Thỉnh, “Người đẹp” và 'Đứng trước em' của Lò Ngân Sủn. Bà Hoa, ông Thỉnh và ông Sủn đều là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

 

          Trang web chính thức của dịch giả và Cục Văn hoá thành phố Đài Bắc cung cấp thông tin cụ thể: “Nhà thơ nữ Việt Nam Đào Kim Hoa sinh năm 1957 tại Hà Tây, hiện sống tại Hà Nội, năm 1974 tốt nghiệp trung học rồi sang Liên Xô học tập, năm 1981 tốt nghiệp khoa Anh - học viện Giảng dạy Ngoại ngữ ở đó.
           Sau đó về làm tại Ban đối ngoại Hội nhà văn Việt Nam. Bà am hiểu sâu sắc về văn học Việt Nam, nắm rõ tính độc đáo của nó. Hiện bà sống tại Hà Nội, là biên tập viên tạp chí Phê bình Văn học Việt Nam. Bà chủ yếu sáng tác thơ, tản văn, phê bình, dịch thuật. Thơ của bà tinh tế về cảm xúc, nhưng lại rất phong phú về trí tuệ, lại thấy được sức ảnh hưởng từ dân ca, bà sở trường viết thơ tình”.

           Đào Kim Hoa được Cục Văn hoá thành phố Đài Bắc mời tham dự Festival thơ quốc tế lần đầu tiên (và cũng là Liên hoan thơ Đài Bắc lần thứ Hai) được tổ chức tại Đài Bắc tháng 9/2001.
           Chùm thơ của bà tham gia Festival đó được dịch giả Trần Lê (Đài Loan) dịch sang tiếng Hoa và in trong tuyển tập tác phẩm của các nhà thơ quốc tế tham dự Festival thơ đồng thời đăng tải trên website Triển lãm thơ quốc tế của Festival thơ quốc tế lần đầu tiên.

 

 

Trang thơ của Đào Kim Hoa tham gia Festival thơ Quốc tế Đài Bắc 2001, có in tác phẩm 'Thư mùa đông', 'Thơ viết ở biển', 'Người đẹp', 'Đứng trước em' với tư cách là tác giả của những bài thơ này.

 

Ngày 17/6/2009, trao đổi trực tiếp với dịch giả Trần Lê (ông cũng là một trong mười nhà thơ nổi tiếng nhất Đài Loan, từng đoạt các giải thưởng văn học danh giá nhất Đài Loan và xuất bản hơn mười cuốn sách, thi ca, văn chương, dịch thuật), ông cho biết, bản thảo của bốn bài thơ này do nhà thơ Đào Kim Hoa cung cấp cho Ban tổ chức, và ông dịch sang tiếng Hoa.

Ông rất thích cả bốn bài thơ vì phong cách phong phú, giá trị thi ca và vẻ đẹp của các hình ảnh thơ làm rung động ngay chính cả ông. Vì thế ông đã dùng cả tài hoa của mình lẫn thiện cảm với Đào Kim Hoa để hoàn thành bốn bản dịch, bản thân ông rất ưng ý với cả bốn bản dịch thơ này.

Ông ca ngợi tài hoa của tác giả Đào Kim Hoa và cho biết thêm: “Tôi còn nhớ rõ khi dịch thơ Đào Kim Hoa, tôi đã chọn từng từ một, tôi dùng công phu rất nhiều năm viết thơ của tôi và cả tấm lòng, cảm xúc của tôi cho câu chữ, để tái hiện vẻ đẹp của thơ.”

Thơ Đào Kim Hoa thuyết phục được không chỉ Ban tổ chức Festival thơ Quốc tế Đài Bắc, khi Ban tổ chức thiết kế chương trình ngâm thơ riêng cho nhà thơ nữ Đào Kim Hoa tại Thư viện quốc gia Đài Loan ngày 18/9/2001, quảng bá trên các chương trình hoạt động văn hoá như tờ rơi, website, trang tin văn hoá. Tác phẩm của bà cũng không chỉ làm say mê độc giả người Hoa, còn làm chính dịch giả cũng yêu quý.

Dịch giả Trần Lê cho biết thêm, năm 2001 vì Festival thơ quốc tế đúng dịp bão rất lớn tại Đài Loan nên có một vài buổi hoạt động bị đình trệ, một số chuyến bay quốc tế bị huỷ, ông bị lũ lụt “giữ chân” ở Chương Hoá nên không kịp lên Đài Bắc tham gia chương trình, vì thế ông không có cơ hội gặp mặt các nhà thơ quốc tế mà ông có vinh dự được hợp tác trên bản thảo. Đó là điều ông rất tiếc.

Chủ đề Festival năm đó là “Thi thành nguyên niên, Á Thái chi quang” tức “Kinh đô thơ năm mở đầu, vinh danh thi ca châu Á - Thái Bình Dương”. Khách mời không chỉ các nhà thơ quốc tế đến từ Nhật, Thụy Điển, Thái Lan, Malaysia, Đức, Hà Lan, Mỹ v.v… mà còn những ngôi sao trong làng văn học thế giới như nhà thơ Derek Walcott - chủ nhân Nobel Văn học năm 1992. Tất cả họ đều mang tới Đài Bắc tác phẩm của chính mình.

 

 

Trang bìa sách tuyển tập tác phẩm các nhà thơ quốc tế.

Bà Hoa (giữa) bên cạnh các nhà thơ nổi tiếng

 

Giải thưởng blog tiếng Hoa xuất sắc nhất toàn cầu lần thứ Tư vừa được công bố tại Đài Loan, trong đó giải thưởng lớn nhất được trao cho blog viết về Việt Nam của blogger Hồng Đức Thanh. Hồng là vợ một thương nhân Đài Loan đã theo chồng sang sống tại Việt Nam ba năm qua. Blog của Hồng vừa được xuất bản thành tập sách “Bạn phải đến Việt Nam” mới ra mắt độc giả ngày 11/6/2009 vừa qua tại Đài Loan. Blog này có tiêu đề là “Có chút hương trong mơ, cho đá mềm đi cho núi ấm lên – thơ của nhà thơ nữ Việt Nam Đào Kim Hoa”.

Lần theo thông tin đó tìm hiểu, chúng tôi được biết, những bài thơ của nữ thi sĩ Việt Nam này làm rung động độc giả Đài Loan tới mức, không chỉ được lấy làm tên gọi blog của Hồng, còn được rất nhiều blogger Trung Quốc, Đài Loan trích dẫn, viết cảm tưởng, có những trang thư viện điện tử của Trung Quốc và Đài Loan đã làm hẳn một “Tuyển tập thơ Đào Kim Hoa”. Đơn cử ví dụ nhỏ, chỉ riêng blog Hồng Đức Thanh đã “quảng cáo” thơ Đào Kim Hoa tới hơn một triệu lượt bạn đọc và sẽ còn tiếp tục nhân lên theo số độc giả cuốn “Bạn phải đến Việt Nam”.

Tìm từ khoá tên nhà thơ Đào Kim Hoa trên Google, thấy hiển thị kết quả tới hơn 20 nghìn trang website tiếng Hoa trích dẫn, đăng bài, viết cảm tưởng về nhà thơ này. Trong khi tất cả các nhà thơ nữ Việt Nam nói chung chỉ có khoảng hơn 40 nghìn trang đăng tin liên quan. Có nghĩa là với bạn đọc người Hoa, cộng gộp tất cả sức phổ biến của thơ Xuân Quỳnh, Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương v.v… thì cũng chỉ hơn “sức nóng” Đào Kim Hoa một chút.

Có những độc giả Trung Quốc nâng niu thơ Đào Kim Hoa, dành hẳn một mục trang trọng giới thiệu cho bạn bè trên trang nhà. Nhiếp ảnh gia Xuebao của Trung Quốc viết trên website cá nhân rằng, anh vô cùng hạnh phúc khi được đọc những dòng thơ dễ gây rung động của Đào Kim Hoa. Trước khi tới quốc gia nào, anh luôn tìm hiểu ba thứ dễ gây cảm hứng sáng tạo, đó là tôn giáo, âm nhạc và văn học. Một ngày trước khi đến Việt Nam, anh thức rất khuya để đọc đi đọc lại những dòng như “Mực trong ruột bút đã đóng băng, em hơ nóng để viết thư cho anh” và lấy nó làm tiêu đề cho bài báo du lịch viết về Việt Nam của mình.

 

Theo Trang Hạ (Vietnamnet)

  

       _______________

 

           Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: Năm 2004 bà Đào Kim Hoa, Phó ban Đối ngoại Hội Nhà văn VN đã đạo tiền túi của 5 nhà văn 20 triệu đồng khi có nhiệm vụ mua giúp 5 chiếc vé khứ hồi cho chuyến đi thăm và làm việc với Hội nhà văn Ba Lan. Vụ việc bị công ty TKK phát hiện và bà Hoa đã phải trả lại tiền cho 5 nhà văn với lời xin lỗi và xin được tha thứ; và Hội NVVN đã lờ đi chuyện này. Năm nay, nhà văn Trang Hạ phát hiện bà Hoa lại đạo thơ của 2 nhà thơ tại cơ quan Hội để đi dự liên hoan thơ ở nước ngoài.

           Một hội viên với chức Phó ban mà vừa 'Đạo tiền' vừa 'Đạo thơ' nhưng vẫn tiếp tục làm Phó ban, thì lãnh đạo Hội Nhà Văn đã nghĩ gì về nhân cách của bà Đào Kim Hoa nhỉ?

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Vũ Thường - vuthuong69@yahoo.com - 04-9366321 - Hà Nội  (Ngày 6/12/2010 11:32:03 PM)
Tôi lại có nghe bà Kim Hoa giải thích trên một số báo rằng mình thực ra không đạo thơ, mà chỉ làm vai trò giới thiệu (hay là dịch hộ - tôi không nhớ rõ). Nhưng rõ ràng việc dịch cũng đã có người khác làm, giới thiệu thì chắc chắn phải giới thiệu tác giả. Không thể có chuyện bà Hoa được đứng tên tác giả rồi bảo "người ta nhầm".
Tôi không chỉ nghĩ như anh Tạo "Hội Nhà Văn đã nghĩ gì về nhân cách của bà Đào Kim Hoa" mà tôi nghĩ để những sự việc như thế tiếp tục xẩy ra và tồn tại thì không biết nên nghĩ thế nào về tư cách của (BLĐ) Hội nhà văn việt nam. Rõ ràng, hội phải là người đại diện để tôn vinh tác giả, tác phẩm của hội viên.
Các bài khác: