Thái Bình có chuyện không ngờ
Nhà văn viết đứng, nhà thơ viết nằm...
'Nhà văn viết đứng' là Trần Văn Thước, còn “Nhà thơ viết nằm” là Đỗ Trọng Khơi. Cách đây gần mười năm, tôi từng cất công tìm về vùng quê lúa, thực hiện bài phóng sự về hai nhân vật đặc biệt này. Họ đặc biệt bởi đều là những người khuyết tật, vượt lên số phận và trở thành nhà văn nổi tiếng. Hai bài viết sau khi đăng báo, xôn xao dư luận, đã được chọn đưa vào tập chuyện làng văn nghệ và chân dung văn nghệ sĩ mang tên “Đa tài và đa tình” (NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2005)…
Đầu tháng 6-2009, tôi bất ngờ nhận được điện thoại của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi thông báo anh sắp cưới vợ. Tôi càng bất ngờ hơn, khi nghe Khơi nói anh sắp lấy được vợ là nhờ cuốn sách “Đa tài và đa tình” của tôi: Một cô gái ở tận Bạc Liêu khi đọc bài viết trong đó, đã cảm động mà tình nguyện làm vợ anh. Đám cưới của hai người sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật, 14-6-2009 này…
NHỮNG CHUYỆN LẠ LÙNG CÓ THẬT
Biết chúng tôi có ý định về Thái Bình thăm Đỗ Trọng Khơi, một bạn văn bảo: Hỏi thăm đường dễ lắm! Từ thị xã Hưng Yên qua cầu Triều Dương tới thị trấn huyện lỵ Hưng Hà, hỏi nhà anh Khơi ở xã Văn Cẩm là ai cũng nhiệt tình chỉ ngay.
Quả đúng thế, đến khu Chợ Mới, vừa nhắc đến tên anh nhà thơ bị liệt hai chân, một bác thợ cắt tóc đã nhiệt tình ra tận xe chỉ đường hết sức cặn kẽ. Tới đầu làng Trần Xá, chẳng cần nhờ vả gì, trẻ con vẫn rồng rắn tình nguyện dẫn khách đến tận nhà “chú Khơi”.
Một cầu thang hẹp dẫn chúng tôi lên căn phòng nhỏ trên gác hai, nơi có chiếc giường cũ và Đỗ Trọng Khơi đã nằm đó mấy chục năm. Mỗi khi có khách tới thăm nhà, anh sốt sắng chào mời, nhưng vẫn phải nằm để tiếp khách. Muốn ngồi dậy, phải có người đỡ, tất cả sinh hoạt: ăn, uống, vệ sinh... của anh trong hơn 40 năm qua đều diễn ra trên giường...
Sinh ngày 17 tháng 7 năm 1960, cậu bé Khơi cũng như bao đứa trẻ khác trong làng Trần Xá, rất thích chạy nhảy nô đùa. Năm lên tám tuổi, cậu bất ngờ bị mắc chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Căn bệnh quái ác đã buộc Khơi phải nằm liệt trên giường. Khi ấy cậu bé vừa học xong lớp Ba, mới vào lớp Bốn được hơn chục ngày, giống như một chú chim non sớm gãy cánh và lìa đàn.
Và cũng kể từ đó, cuộc sống của Khơi bị vây hãm trong căn phòng nhỏ hẹp. Biết bao nhiêu thuốc thang, đủ cách chạy chữa, nhưng đôi chân của anh vẫn co quắp và teo dần; một bàn tay không cầm nắm được...
Mẹ của Khơi gạt nước mắt mỗi khi nhìn đứa con trai duy nhất trong nhà nằm quặt quẹo. Nỗi đau của bà càng tăng lên gấp bội khi nhận được tin người chồng đã hy sinh tại mặt trận phía
Khơi kể rằng: việc anh tập viết văn, làm thơ hết sức tự nhiên. Nó giống như một nhu cầu tự thân, cần phải bộc bạch và thổ lộ với thế giới quanh mình; còn công việc thì như người ghi nhật ký, mà văn thơ là phương tiện chuyển tải.
Đó là khoảng đầu những năm 1980, Khơi bắt đầu làm thơ và viết những truyện ngắn đầu tay. Thơ Khơi viết về những điều anh cảm nhận từ ký ức tuổi thơ, từ sách báo, từ lời kể của người khác và từ cả những nỗi u trầm tĩnh lặng như chính cuộc đời anh. Còn văn xuôi, Khơi thường viết về đề tài dã sử. Anh thả sức tưởng tượng và tha hồ bay bổng vào những chuyện từ ngày xửa ngày xưa; như một chú bé say mê cổ tích, cứ theo những giấc mơ mà tự vượt ra khỏi luỹ tre làng Trần Xá…
Vì trình độ văn hóa mới học hết lớp Ba trên Mười, nên để viết được văn, Khơi đã phải đọc không biết bao nhiêu là sách. Anh đã đọc sạch cả kho sách của thư viện huyện Hưng Hà, tiếp đến là thư viện tỉnh Thái Bình... Thôi thì vớ được quyển gì cũng quý, cứ nằm và đọc suốt ngày. Khơi nói, ngoài các loại sách văn học và kiến thức phổ thông, anh rất thích triết học phương đông. Khơi đã tìm đọc hết các loại sách kinh điển từ Phật, đến Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử… Còn triết học phương Tây, tuy đọc không hệ thống, nhưng từ bộ Tư bản luận của Mác cho đến triết học Hêghen, Can, Nít… anh đều nghiền ngẫm cho bằng hết.
NHỌC NHẰN VÀ VINH QUANG
Đọc rồi viết. Hai thứ ấy như hơi thở, như niềm vui sống của Đỗ Trọng Khơi hàng ngày.
Năm 1990, một lần nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi về nói chuyện ở trường Đại học Y Thái Bình, nơi Bác sĩ nhãn khoa Hoàng Năng Trọng đang công tác. Trọng đã nhiệt tình giới thiệu thơ của Khơi. Trở về Hà Nội, Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã giới thiệu chùm thơ 4 bài của Đỗ Trọng Khơi trên sóng Buổi phát thanh Văn nghệ của Đài tiếng nói Việt Nam tối ngày Mười một, tháng Mười một năm 1990.
Cũng năm ấy, Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt
Chuyện nó “cầu ơ” lắm, (chữ dùng của Khơi), Trọng đã giấu Khơi gửi “cầu ơ” tập bản đến báo Văn nghệ. Nghe nói, khi bàn giao giữa các biên tập viên, nhà thơ Trần Ninh Hồ đã “cầu ơ” trao cả chồng bản thảo lai cảo cho nhà thơ Bế Kiến Quốc và nói rằng anh chưa kịp đọc. Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã vô tình rút trong đống bản thảo ấy một tập thơ và xem một cách “cầu ơ”... Và chùm thơ của Đỗ Trọng Khơi đã được in một cách “cầu ơ” như thế. Không ngờ, năm 1990 nó đã được Tuần báo Văn nghệ trao giải Nhì.
Ngoài sáng tác văn học, hiện Đỗ Trọng Khơi còn sáng tác cả ca khúc. Chuyện học nhạc của Khơi cũng thật độc đáo: Anh nhờ một thầy giáo ở làng “vỡ lòng” về mấy nốt nhạc lý cơ bản đồ, rê, mi, pha, son... đúng hai giờ đồng hồ, sau đó là mượn sách nhạc về tự học... Rồi chẳng biết bằng cách nào mà nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân biết được, anh đã gửi về quê cho Khơi cả một chồng sách nhạc lý. Đến nay, Đỗ Trọng Khơi đã sáng tác được khoảng ba mươi ca khúc. Một số ca khúc của anh đã được sử dụng phát trên sóng của Đài tiếng nói Việt
Hiện nay, Đỗ Trọng Khơi thường xuyên cộng tác với khoảng hai mươi tờ báo, tạp chí của trung ương và địa phương... Nhuận bút từ viết báo cũng là một phần thu nhập cộng với số tiền trợ cấp con liệt sỹ mỗi tháng là nguồn nuôi sống của anh và người mẹ già.
Miệt mài sáng tác với nhiều thể loại, Đỗ Trọng Khơi đã dành được không ít thành tựu mà một cây bút chuyên nghiệp bình thường phải mơ ước: Anh đã lần lượt cho xuất bản: Con chim thiêng vẫn bay (Tập thơ, NXB Văn hóa, 1992); Tháng Mười thương mến (Tập thơ, Hội Văn học - Nghệ thuật Thái Bình, 1994); Trước Ngôi mộ thời gian (Tập thơ,. NXB Văn học, 1995); Bến thời gian (Tập thơ in chung, Nhà xuất bản Thanh niên, 1995); Gọi làng (Tập thơ, NXB Văn hóa thông tin, 1999); Cầm thu (Tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2002)... “Ma ngôn” (Tập truyện ngắn, NXB Thanh niên, 2002); “Khúc thương đau” (Tập thơ, 2006); ABC (Tập thơ, 2008)...
Ngoài giải Nhì cuộc thi thơ của Tuần báo Văn Nghệ (1989 - 1990), Đỗ Trọng Khơi còn có giải thưởng của Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam với tập thơ “Con chim thiêng vẫn bay”, giải Nhì truyện ngắn Tài hoa trẻ (1998), Giải A giải thưởng Lê Quý Đôn (1991 - 1996) do Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình trao tặng, Giải ca khúc trẻ của Nhà hát Tuổi trẻ và Hội Nhạc sỹ Việt Nam trao năm 1992...
Năm 1999, Khơi bất ngờ được giải thơ quốc tế dành cho người tàn tật của Đài truyền hình NHK (Nhật Bản). Bài thơ của anh đã được một thành viên trong cặp song sinh nổi tiếng Việt-Đức vẽ minh họa và được đưa đi trưng bày ở nhiều nước…
Năm 2001 Đỗ Trọng Khơi đã vinh dự được kết nạp và công nhận là Hội viên Hội Nhà văn Việt
(Còn nữa)
Trần Hải Yến - lucbattamxuan@yahoo.com.vn - 0988131936 - Hàn Quốc
(Ngày 19/06/2010 11:23:03 PM)
Người thơ cùng huyện mến tặng cô dâu chú rể nhà thơ Đỗ Trọng Khơi
Mừng vui duyên mới Sang xuân ngày đẹp tháng lành Chim líu lo hót trên cành hoa Mai Trời se duyên thắm chẳng phai Suốt đời Hồng thắm hương Nhài thoảng bay Cho tình ta thật đắm say Thuyền về một bến ngày ngày mừng vui Em chia anh miếng sắn lùi Gừng cay, muối mặn ngọt bùi có nhau Xuân về tỏa ngát hương cau Vườn trầu xanh thẳm một màu thủy chung Dù cho sóng gió bão bùng Đôi ta vững lái thuyền chung một nhà./. |