Thứ bảy, 27/07/2024,


Ngày Rằm tháng Ba năm Kỷ Sửu: Phát động Cuộc thi Lục bát “Ngàn năm thương nhớ”! (08/04/2009) 

   

     Từ một ý tưởng của Lucbat.com do nhà thơ Đặng Vương Hưng khởi xướng và vận động, Cuộc thi Lục bát “Ngàn năm thương nhớ”  đã chính thức được công bố vào ngày Rằm tháng Ba năm Kỷ Sửu (tức ngày 9-4-2009). Cuộc thi được tổ chức với sự phối hợp của nhiều cơ quan báo chí có uý tín: Báo Gia đình và Xã hội, Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam); Báo Giáo Dục và Thời Đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam; Báo Người Cao tuổi và website lucbat.com.

 

      Cuộc thi sáng tác thơ Lục bát mang tên 'Ngàn năm thương nhớ' , vừa là dịp chào mừng kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, vừa mang ý nghĩa tượng trưng 'Nghìn năm văn hóa thơ ca cội nguồn'.

 

      Lúc đầu, chúng tôi dự định công bố Thể lệ cuộc thi trước NgàyThơ Việt Nam năm Kỷ Sửu. Nhưng sau quyết định lùi lại để chuẩn bị cho kỹ hơn. Chúng tôi đã vừa thành lập một Ban tổ chức gồm 6 cơ quan báo chí. Trong 6 cơ quan này thì 5 cơ quan là của Nhà nước, chỉ duy nhất có Lucbat.com là một Tổ chức xã hội hóa, phi lợi nhuận, do những người yêu thơ tự nguyện lập nên và đứng chung một sân chơi văn hóa.      

              

       Website lucbat.com mới ra đời 9 tháng nhưng đã thu hút được gần 80 vạn lượt người truy cập. Với cuộc thi thơ mang đậm “quốc hồn quốc túy” dân tộc, được tổ chức quy mô và quảng bá rộng như “Ngàn năm thương nhớ”, chắc chắn bạn đọc sẽ biết nhiều hơn đến 'sân chơi nhỏ của những người yêu thơ Lục bát thời @'.

 

      Như chúng tôi đã có lần viết: Khi lucbat.com mới 'trình làng', nhiều người đã hoài nghi về sức sống của nó. Nhưng rồi chính những người thực hiện trang web này cũng thấy bất ngờ vì sự quan tâm của độc giả yêu thơ nhiều đến vậy. Lục bát là thể thơ truyền thống của Việt Nam, nó không chỉ là nghệ thuật, là văn hóa mà còn mang yếu tố tâm linh. Người Châu Âu tự hào có  Sonne, người Nhật Bản có Haiku, người Trung Quốc có thơ Đường, người Việt Nam là thơ Lục bát (còn được gọi là thơ Sáu Tám). Nhắc đến thể thơ này, là chúng ta thường liên tưởng ngay đến Truyện Kiều, đến ca dao, tục ngữ, dân ca... Có thể nói, ở đâu có thơ Lục Bát, thì ở đó có Văn hóa Việt Nam.

 

             

               Nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn, Phó Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ

             thay mặt Ban tổ chức công bố thể lệ Cuộc thi 'Ngàn năm thương nhớ'.

 

      Vì thơ Lục Bát gắn liền với văn hóa truyền thống của dân tộc, là thể thơ mang tính nguồn cội và tâm linh; nên chúng tôi đã quyết định tính thời gian theo âm lịch. Lễ ra mắt được chọn đúng ngày Rằm tháng Ba (nhằm ngày trăng tròn) bởi những con dân nước Việt trên khắp thế giới còn đang hướng về Đất Tổ, nhân ngày giỗ các Vua Hùng. Cuộc thi 'Ngàn năm thương nhớ' cũng là một nén tâm nhang thành kính hướng về nơi cội nguồn thiêng liêng đó.

 

       Lễ phát động Cuộc thi Lục bát “Ngàn năm thương nhớ” đã được long trọng tổ chức tại Hội trường Bộ Y tế vào sáng ngày Rằm tháng Ba năm Kỷ Sửu (tức 9-4-2009, nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Báo Gia đình & Xã hội).

 

       Mong ước của chúng tôi là qua cuộc thi này tạo được ấn tượng và sự đồng thuận của người yêu thơ, để từ đó xây dựng một Ngày hội của những người yêu thơ Lục Bát trên khắp thế giới. Và cao hơn nữa là 'Lễ hội Lục Bát' mùng Sáu tháng Tám hằng năm.  

                                                                      Lucbat.com

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: