Chủ nhật, 22/12/2024,


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được đặt tên đường phố tại Mỹ (01/04/2009) 

Vào đúng ngày đầu tiên của tháng Tư này, những người yêu nhạc Trịnh đón nhận một tin vui đặc biệt: Hội đồng một thành phố lớn của Mỹ đã vừa quyết định vinh danh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của Việt Nam bằng cách đặt tên ông cho một đường phố của họ...

 

 

 

Sự việc diễn ra hết sức tình cờ và ngẫu nhiên: Thị trưởng thành phố này được một người bạn Việt Nam tặng một đĩa nhạc Trịnh. Dù không hiểu nội dung những ca từ trong đó, nhưng giai điệu của ca khúc khiến ông như bị mê hoặc. Ngài thị trưởng đã nhờ dịch những ca từ của Trịnh Công Sơn có trong đĩa hát đó sang tiếng Mỹ. Ông không khỏi kinh ngạc bởi những ca từ đầy chất thơ trong cõi nhân gian đó. Phần 'Ca khúc da vàng', đã khiến ngài thị trưởng da diết nhớ đến thời kỳ ông tham gia phản đối chiến tranh Việt Nam. Với quan niệm văn hóa là giá trị chung của nhân loại, ngài thị trưởng đã đưa vấn đề đặt tên đường cho Trịnh Công Sơn ra bàn thảo trước Hội đồng thành phố. Ông không ngờ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nổi tiếng ở Mỹ tới mức, một số thành viên của Hội đồng thành phố này còn nhắc tới việc Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions). Vì vậy, đề xuất của ngài thị trưởng đã nhanh chóng được thông qua với 2/3 số phiếu thuận, không có ý kiến phản đối.

Bây giờ con phố mang tên Trịnh Công Sơn ở bên kia đại dương ấy bên cạnh những quán ăn nhanh kiểu KFC, đã có cả những quán ca phê hát nhạc Trịnh, mang đậm phong cách và văn hoá Việt...

Được biết, từ tháng 6-2001, một số báo chí nước ta đã loan tin: UBND TP Huế cho biết, tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được đưa vào quỹ tên đường phố của Huế và họ đang tìm một con đường tương xứng ở phường Thuận Hoà để đặt tên. Đồng thời, TP Huế cũng đang xúc tiến một vị trí hợp lý để xây dựng nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn...

Chúng tôi không biết cho đến nay ở Huế, hay một thành phố nào của nước ta kịp đặt tên đường cho Trịnh Công Sơn? Nếu chưa, thì chúng ta đã chậm chân so với với Mỹ!

 

              Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ Văn Cao

 

Lời Biên tập:

Một bạn đọc vừa gửi cho chúng tôi thông tin trên. Độ chính xác của nó đến đâu, chưa ai xác minh lại. Những rõ ràng, với những gì mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã làm được cho cõi đời này, thì từ lâu tên tuổi của ông hoành toàn xứng đáng trở thành một trong những đường phố đẹp nhất trong lòng những người yêu nhạc Trịnh trên khắp thế giới.

Bởi lẽ, theo tư liệu chúng tôi có được thì Trịnh Công Sơn (1939-2001) là một trong những tên tuổi lớn của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của ông. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...

Nhạc tình của Trịnh Công đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...

Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là 'người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ'.

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là Nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.

Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài có thể xếp vào loại nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường em ra biên giới, Nối vòng tay lớn. Trong đó những bản viết cho thiếu nhi nổi tiếng hơn cả.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đoạt nhiều giải thưởng lớn:

Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài 'Ngủ Đi Con' (trong Ca khúc Da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc Ngủ Đi Con trở thành 1 hit ở Nhật Bản.

Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim 'Tội lỗi cuối cùng'

Giải Nhất của cuộc thi 'Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh' với bài 'Em ở nông trường, em ra biên giới'

Giải Nhất cuộc thi 'Hai mươi năm sau' với bài 'Hai mươi mùa nắng lạ'

Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: 'Xin Trả Nợ Người', 'Sóng Về Đâu', 'Em Đi Bỏ Lại Con Đường', 'Ta đã thấy gì hôm nay'

Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn với nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào. Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa… Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và giành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.

 

Lucbat.com (st)

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: