Thứ sáu, 03/01/2025,


Khánh thành tượng Thần Quy cổ (30/03/2009) 

Đúng 10g sáng ngày 29.3.2009, tức ngày 4.3 âm lịch, tại Thiên cổ miếu (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì (nơi thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, đời Hùng Vương thứ 18, dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là là Tiên Dung và Ngọc Hoa). Với sự cố gắng hết lòng của nhà nghiên cứu chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền, cùng sự tài trợ của Trung tâm văn hóa người cao tuổi Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - TP Hồ Chí Minh, Cơ sở khuyết tật An Phúc - TP Hồ Chí Minh, cùng nhiều nhà hảo tâm trong cả nước, đã long trọng khánh thành Thần Qui bằng đá nguyên khối, nặng 4 tấn, mô phỏng, Thần Qui xưa đời Nghiêu, người Việt ta tặng con rùa ngàn năm tuổi, trên mai có khắc chữ Khoa đẩu (chữ như con nòng nọc) chép việc từ thời khai thiên lập địa trở đi để giữ hòa hiếu giữa hai nước.

 

        

                     Con dân cả nước bên Thần Quy

 

Chữ Việt cổ trên mai Thần Qui có nội dung: “Kể từ trời Nam mở vận, dòng họ đầu tiên trong nước là Hồng Bàng, bậc quân vương thụ mệnh trời đầu tiên là Kinh Dương Vương - là hậu duệ của Thần Nông. Kinh Dương Vương vốn được cha là Đế Minh phong Vương làm chủ Nam Việt. kết duyên cùng Long nữ Hồng Đăng Ngàn, con gái Động Đình Quân, sinh ra Lạc Long Quân, húy là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm con trai từ một bọc trứng, ấy là thủy tổ của Bách Việt vậy” (Ngọc phả Liệt Vị Đại Vương - La Nội, Hà Tây). Sự kiện này cũng được chép trong Ngọc phả đền: “Tứ Lạc Long Quân chi tử” đời Trần Thái Tông, tại xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trong sách “Thông giám cương mục” của Chu Hy, sách “Tân lĩnh Nam chích quái” của Vũ Quỳnh…

 

       

                        Mộ vợ chồng thày giáo Vũ Thế Lang

 

Điều đặc biệt xúc động,  là không chỉ có các nhà khoa học về dự, mà có rất nhiều học sinh, sinh viên, các cháu tàn tật của cơ sở An Phúc từ TP Hồ Chí Minh cũng ra dự. Tất cả ôm lấy Thần Qui như ôm Cha Mẹ của mình và cùng cất cao tiếng hát bài “Đoàn kết”.

 

       

                 Tác giả bài viết và ông Đỗ Văn Xuyên bên Thần Quy

 

Sự kiện khánh thành Thần Qui có khắc chữ Việt cổ có từ cách đây hơn 2353 năm trước công nguyên (tức là cách đây đúng 4362 năm chẵn) ngay tại đề thờ thầy giáo Vũ Thê Lang, trên mảnh đất địa linh, nhân kiệt có một ý nghĩa vô cùng qua trọng, khẳng định một giá trị văn hóa vĩnh hằng của dòng dõi con Lạc, cháu Hồng, tôn vinh giá trị văn hóa của tổ tiên, của đất nước ngàn năm văn hiến, tôn vinh Thần Kim Qui, tôn vinh chữ Việt cổ của Bách Việt, góp phần chấn hưng tri thức, khoa học, giáo dục, trên con đường xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Mỗi người càng thêm thấm thía lời dạy của Hồ Chủ Tịnh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau gữi lấy nước”.

        

Trần Vân Hạc

Điện thoại: 0917 331 683

Email: vanhac.yenbai@gmail.com

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: