- Sau 15 ngày diễn ra với nhiều hoạt động văn chương phong phú, trại sáng tác văn học đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc” do tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với hội Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật An Giang tổ chức đã bế mạc tại Khách sạn Bến Đá - Châu Đốc- An Giang.
Ban Tổ chức chụp ảnh kỉ niệm cùng các tác giả dự trại
Tại lễ bế mạc đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội nhận định: Vượt qua những lo lắng ban đầu về hiệu quả của trại viết, dù biết mười mươi rằng sáng tác là điều không thể sốt ruột. Phấp phỏng vì nhớ An Giang, nhớ cái không khí quây quần, đầm ấm giữa các nhà văn, được nghe nhiều sắc thái giọng nói từ các vùng miền cất lên tại một địa điểm tuyệt đẹp. Rồi cảm giác phấp phỏng tan biến, thay vào đó là sự mừng rỡ khi được gặp lại mọi người, đặc biệt khi được tiếp nhận số lượng lớn các sáng tác hoàn thành ngay tại trại viết. Ấn tượng đầu tiên mà các tác phẩm đó mang đến cho tôi là: An Giang đã thực sự tạo được cảm hứng cho các nghệ sĩ. Rõ ràng giữa chủ và khách đã có sự giao hoà, đồng cảm và hé lộ cho nhau những tầng vỉa lịch sử cũng như đời sống hiện tại đầy ý nghĩa. Có thể thấy nhiều nhà văn, nhà thơ, qua tác phẩm, đã nắm bắt được phần nào hồn cốt của đất và người An Giang, phần nào gọi ra được những giá trị truyền thống quý báu cũng như những khuất khúc nằm sâu trong mỗi con người, mỗi sự kiện lịch sử trên mảnh đất Bảy núi. Và chắc chắn những khám phá, những ấn tượng mạnh mẽ, giàu xúc cảm đó không chỉ dừng lại ở các tác phẩm đã sáng tác, nó sẽ còn đeo đuổi mỗi thành viên tham gia trại, dù mai này họ có trở về Hà Giang, mảnh đất địa đầu phía Bắc, về Cà Mau, nơi tận cùng phương Nam của Tổ quốc, hay về bất cứ vùng đất nào khác.
Bên cạnh các hoạt động thâm nhập thực tế, sáng tác như: thăm kênh Vĩnh Tế; khu di tích cách mạng đồi Tức Dụp; khu tưởng niệm những nạn nhân bị Polpot sát hại tại Ba Trúc năm 1978; giao lưu với cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 330 và Trung đoàn Bộ binh 20,… Trại viết An giang còn kết hợp với Ban nhà văn trẻ tổ chức toạ đàm “Văn học trẻ đồng bằng sông Cửu Long, bản sắc và sáng tạo” tạo điều kiện cho các cây viết trẻ miền Đồng bằng Sông Cửu Long thể hiện suy nghĩ và quan điểm sáng tác của mình. Kết thúc trại sáng tác, tỉnh uỷ An Giang đã trao giải cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong quá trình tham gia sáng tạo tại trại viết.
Thời gian trại sáng tác không dài, nhưng với một mảnh đất có đặc trưng về sông nước, là nơi giao thoa của nhiều tôn giáo, và cá tính của con người như An Giang đã tạo được ấn tượng mạnh tới các trại viên. Các nhà văn đến từ khắp các vùng miền đất nước đã không dấu được cảm xúc của mình khi được tham gia trại sáng tác trên mảnh đất biên giới Tây Nam bộ.
Nhà văn Vũ Thanh Lịch lần đầu tham gia trại sáng tác của tạp chí bộc bạch: “Những khoảnh khắc có được trong những ngày vừa qua tại An Giang sẽ theo chúng tôi suốt cả cuộc đời. Con người, vùng đất mang tính đặc trưng miền đồng bằng sông Cửu Long đã cho chúng tôi những kỉ niệm sâu sắc để khi trở về sẽ có những tác phẩm xứng đáng với mảnh đất này”.
Nhà thơ Trương Nam Chi cũng chia sẻ những cảm xúc khi được tham gia trại sáng tác: “Tôi cảm thấy tự hào khi dự trại viết do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, mỗi lần được mời dù bận đến đâu cũng sắp xếp công việc để tham gia. An Giang là mảnh đất có nhiêu sự kiện đau thương trong lịch sử, nhưng cũng là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng, con người nơi đây hồn hậu và ấm áp. Các địa danh, đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc, rồi gặp những nhân chứng sống trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chính là nguồn tư liệu quý báu cho sáng tác của tôi. Đó là những cảm xúc chỉ có được khi tham gia trại viết của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Nhà thơ trẻ Phan Duy, trại viên đến từ Cần Thơ lại có những cảm nhận riêng mình trong quá trình tham gia trại sáng tác. Anh mong những mối quan tâm tình cảm có được tại mảnh đất An Giang sẽ là chất liệu để anh có được những sáng tác mới, hứa hẹn về chất và lượng. Mảnh đất An Giang còn nhiều điều để khám phá, tác giả cũng mong sẽ có nhiều lần được quay lại để có thêm cảm hứng cho những sáng tạo của mình.
NGUYỄN TOAN
(Nguồn TC VNQĐ)
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của các thành viên trại sáng tác:
Đại tá, Nhà văn Nguyễn Bình Phương
Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng trại viết VNQĐ
Thành viên Lục Bát VN chia sẻ cảm xúc:
Nhà thơ Trương Nam Chi - TP. Hồ Chí Minh
Nhà thơ Vũ Thiên Kiều - Kiên Giang
Nhà thơ Thanh Hải - Tiền Giang
An Giang mùa nước nổi
Mưu sinh trên sông nước
Nước về đã mấp mé sàn...
Hoàng hôn thơ mộng
Những nhà thơ, nhà văn họ Trương gặp nhau: Trương Trọng Nghĩa, Trương Nam Chi,
Trương Thị Thanh Hiền, Trương Chí Hùng
Bận rộn tác nghiệp để cho ra đời những bức ảnh đẹp
Các nhà thơ trẻ (Từ trái sang): Phan Duy (Cần Thơ), Bảo Thương (Bắc Giang), Nguyễn Toan (Hà Giang)
Trương Nam Chi và Vũ Thiên Kiều
Sản phẩm làng Chăm
Viếng Nghĩa Trang Dốc Bà Đắc
Giao lưu cùng chiến sĩ Sư đoàn Bộ binh 20
Vườn Thốt nốt - Sản phẩm đặc trưng của An Giang
Chiến sĩ thực hành gấp quân trang
Bay cùng sóng biển Hà Tiên
Tràm
Những chủ nhân nhà số 4
Nói chuyện với chiến sĩ
TBT Nguyễn Bình Phương cũng say mê vẻ đẹp sông nước
Nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng: Dễ thương chưa nào?
Nhà văn Phạm Hữu Hoàng (Bình Định): Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
Nhà văn Mai Bửu Minh: CT Hội LHVHNT An Giang
Nhà văn, đạo diễn xinh đẹp Nguyễn Thu Phương (trái) TP. HCM
- TBT Nguyễn Bình Phương và Nhà văn Trịnh Bửu Hoài (An Giang)
Nhà văn Vũ Thanh Lịch (phải) đến từ Ninh Bình
Nhà văn trẻ Đỗ Quang Vinh (TP. HCM)
Nhà văn Ngô Khắc Tài (An Giang)
Nhà văn Triều La Vỹ (Bình Định)
Nhà văn trẻ Tiểu Quyên (TP. HCM)
Nhà văn trẻ Trúc Ly (An Giang)
Nhà văn Lê Vũ Trường Giang (TC Sông Hương - Huế)
Tiến sĩ Thụy Anh và nhà văn Nguyễn Xuân Thủy
Nhà thơ Lê Thanh My - TBT tạp chí Thất Sơn
Nhà văn Dương Đức Khánh (Đồng Nai) và Nhà văn Việt Hà (TBT TC Cà Mau)
Nhà văn trẻ Nghiêm Quốc Thanh (An Giang)
Nhà văn Võ Diệu Thanh (An Giang) và Nhà văn Phong Điệp (Hà Nội)
Nhà văn Thu Trân (phải) TP. HCM
Thăm cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên
Nhiếp ảnh gia phụ trách hình ảnh các thành viên trại sáng tác: Nhà văn Trương Chí Hùng
Chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh An Giang
Lục Bát Việt Nam