Thứ ba, 23/04/2024,


Chuyện thú vị xung quanh đôi giầy của một cựu tù binh phi công Mỹ (08/03/2009) 

Đôi giày của một cựu tù binh phi công Mỹ ấy sẽ mãi nằm im trong kho chứa kỷ vật của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chẳng ai biết chủ nhân đích thực của nó là ai, nếu như không có buổi gặp gỡ diễn ra sáng ngày 8/3/2009, giữa đoàn 12 người Mỹ và Lãnh đạo Bảo tàng này, trước sự chứng kiến của một số phóng viên báo chi, trong đó có lucbat.com...

 

            Vào năm 1965, Halyburton là phi công Mỹ được lệnh lái chiếc máy bay phản lực F4B ném bom miền Bắc Việt Nam… Khi đang bay trên vùng trời Kép (Bắc Giang) thì máy bay của anh ta đã bị lưới lửa phòng không của Việt Nam bắn rơi. May mắn cho Halyburton đã nhảy dù và thoát chết. Khi tiếp đất, anh ta đã bị dân quân bắt số́ng... Sau một thời gian là tù binh chiế́n tranh, khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết, Halyburton được Nhà nước ta trao trả, được phép trở về Mỹ.

 

Sau ngày Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Halyburton đã quyết định đi du lịch Việt Nam. Và một trong những nơi đầu tiên ông tìm đến là Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Tạỉ đây, ông đã phát hiện ra một đôi giầ̀y của phi công Mỹ đã sử dụng trong thập niên 60 của thế kỷ trước được trưng bày. Nhưng tại sao nó lại có mặt ở khu vực trưng bày của 'Chiến dịch Hồ Chí Minh - 1975'?

 

Vui mừng vì thấy lại được kỷ vật thân quen,̃ nhưng Halyburton cứ băn khoăn mãi sau khi trở về nước. Ông quyết định sang Việt Nam lần nữa. Nhưng chuyến đi này đã khiến ông  buồn và thất vọng. Vì khi tới Bảo tàng, thì đôi giầy thân quen ấy đã 'biến mất', không còn được trưng bày ở chỗ cũ nữa. Nó đã bị thất lạc, hay được chuyển đi đâu? Người ta đã làm gì với nó? Liệu đó có phải là đôi giầy của chính ông hay không? Những câu hỏi ấy cứ lởn vởn trong đầu Halyburton, thôi thúc ông viết thư cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự, khẩn cầu được giúp đỡ cho phép được tiếp xúc với hiện vật để xác minh điều còn nghi vấn. Ban Lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đồng ý với đề nghị của Halyburton.

 

Thông qua một Công ty Du lịch, một lần nữa Halyburton lại vượt qua nửa vòng trái đất, cùng một đoàn nghiên cứu lịch sử và sưu tầm kỷ vật chiến tranh của Mỹ sang Việt Nam. Sự nhiệt tình và vất vả của Halyburton đã được đền bù xứng đáng. Khi những cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đưa đôi giầy của tù binh phi công Mỹ ấy ra, Halyburton đã cầm đôi giầy cao cổ mầu nâu lên ngắm nghía rất lâu. Tay ông run rẩy, không phải vì do đã bước sang tuổi ngoài 60, mà vì linh cảm mách bảo điều thiêng liêng: Đó là đôi giầy của chính viên phi công Halyburton đã sử dụng hơn 40 năm trước. 'Chúa ơi!' Ông kêu lên mừng rỡ khi phát hiện ra dòng chữ họ tên phía mặt trong của cả hai chiếc giầy do chính tay mình viết từ năm 1965... Tất cả những người Mỹ trong đoàn, những phóng viên báo chí Việt Nam có mặt đều ồ lên ngạc nhiên, tranh nhau bấm máy. Còn Halyburton cười mà như khóc, bởi đôi mắt ông đỏ hoe.

 

Từ trái qua: Thiếu tướng, Anh hùng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng LSQSVN; Anh hùng Không quân Việt Nam Lưu Huy Chao, cựu phi công Mỹ Halyburton và Nhà thơ Đặng Vương Hưng tại Bảo tàng LSQSVN, sáng ngày 8/3/2009.

 

 Những người Mỹ đã chứng kiến cuộc hành trình tìm lại kỷ vât sau gần nửa thế kỷ, vô cùng ngỡ ngàng khi cựu tù binh phi công Halyburton nhận ra đúng đôi giày của mình. Có một chi tiết khá thú vị, đó là sau khi Halyburton ngắm nghía đôi giầy một lúc, bỗng nêu thắc mắc: “Đôi giày naỳ, ngày đó tôi nhớ mớí chỉ sử dụng khoảng 2 tuần thôi và chỉ đi từ phòng chuẩn bị bay tới máy bay, nên chắc chắn nó còn rất mới. Nhưng tại sao giờ chúng lại đều bị mòn vẹt cả 2 đế thế này? ' Rồi ông tự trả lời: 'Có lẽ sau ngày tôi bị bắt làm tù binh, đôi giầy chiến lợi phẩm này đã được một anh bộ đội Việt Nam, hay người dân quân nào đó sử dụng một thời gian dài, trước khi đem nộp cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự...?” - Halyburton cười rất tươi bởi điều suy đoán của mình. Tất cả những người có mặt đều cười vui theo ông.

 

Vậy đó, dù chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm rồi, nhưng những con người hiện hữu hôm nay bỗng dưng lại khiến cho chúng tôi dâng lên cảm xúc thật lạ. Mong rằng không bao giờ thế giới xảy ra chiến tranh, để ai đó phải lặn lội đi tìm lại đôi giầy kỷ vật của mình như Halyburton…

 

                           Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2009

                                        Thuỷ Hướng Dương

                                           (ĐT: 0904009155)

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: