Thứ sáu, 29/03/2024,


Ra mắt tập thơ “Kí ức của Đá” của nhà thơ Cù Thùy Loan (31/05/2016) 

    Sáng 31/5/2016 tại nhà hàng Hương Bưởi, Đan Phượng TP Hà Nội Nhà văn, nhà thơ: Cù Thùy Loan đã long trọng tổ chức lễ ra mắt và giới thiệu 4 tập thơ của mình đã được các nhà xuất bản trong nước xuất bản.

   Về dự có Ông Bùi Việt Mỹ-Tổng biên tập báo Người Hà Nội, Ông Phạm Hữu Chính - Phó chủ tịch CLB thơ Việt Nam, Chủ tịch CLB thơ Thăng Long - Hà Nội, các đại biểu trong BCH CLB thơ TLHN, các đại biểu là các nhà thơ, nhà văn trong Hội nhà văn Việt Nam và TP Hà Nội, thi đàn thứ 7.
    Về dự còn có Nguyên Bí Thư Huyện ủy huyện Đan Phượng Nguyễn Xuân Cửu cùng Ông Phan CôngTính (Giám đốc trung tâm VHTT huyện Đan Phượng), nhạc sỹ Đoàn Bổng, Nghiêm Bằng, họa sỹ Lưu Yên Thế cùng đại biểu đại diện CLB Văn Nghệ Xứ Đoài, Đoài Phương và nhiều các bạn yêu thơ trong TP Hà Nội.
    Tại buổi ra mắt"Kí ức của Đá",Tổng biên tập báo Người Hà Nội- Bùi Việt Mỹ, nhà thơ Đào Vĩnh, NTQuang Hoài, NT Bùi Kim Anh và NT Phạm Thị Phương Thảo… đã bình thơ và chia sẻ tâm tư với NT Cù Thùy Loan qua  tập thơ của chị.

 

 







Cảm nhận khi đọc “Kí ức của đá”

 

   Gương mặt người thơ Cù Thị Loan đã từng xuất hiện trên báo chí và thi đàn Hà Nội qua một số bài thơ buồn và ấn tượng gần đây. Chị đã có ba tập thơ trước đó, mỗi tập thơ là những dấu ấn, những câu chuyện khác nhau về tình yêu và cuộc sống với những nỗi niềm rất đàn bà và cũng nhiều chua xót. Gần đây, chị vừa ra mắt tập thơ thứ tư mang tên Ký ức của đá, do NXB Thế giới ban hành năm 2016.

 

  Đúng như tên gọi tập thơ, “Ký ức của đá” được gói gọn trong 59 bài thơ nho nhỏ. Đó là những tâm sự và chia sẻ về nỗi đau, sự mất mát, những kỷ niệm và sự day dứt không nguôi của người nữ y tá quân y khi chi đưoc trở về quê hương sau 8 năm sống tận nơi xa tít vùng biên ải- Vị Xuyên, Hà Giang .

  Chị đã gửi gắm tâm tư và những nỗi trăn trở của mình vào đá, vì đá- một biểu tượng rất đặc trưng của cao nguyên Hà Giang để ta soi vào đá mà hiểu người, hiểu đời, mà nhớ về bạn bè, đồng đội của mình, đặc biệt là những người đã mãi mãi mằm xuống nơi cao nguyên đá bốn mùa mây phủ. Những câu thơ của chị như được chắt ra từ niềm đau trong ngày giỗ bạn:

                                                                  "Nén nhang rưng rức nghĩa tình
                                                           Đá ôm mặt khóc, hiện hình bạn tôi..." ( Giỗ bạn)

   Phải là người lính đã trải qua nỗi đau chiến tranh và là một người linh quân y từng chăm sóc bao thương binh khi phải tận mắt chứng kiến sự hy sinh của đồng đội mình mới cất lên những câu thơ gan ruột như vây. Hơn nữa, phải là người có tâm hồn thi sỹ mới nhìn thấy và hiểu rõ vẻ đẹp của đá khi biết trăn trở cùng nỗi đau của con người: " Đá ôm mặt khóc" nó đớn đau như thế nào giữa cái sống và cái chết:

                                                                                Pháo địch chia cắt hai đường
                                                                         Mỏm đá vươn cổ ngóng thương chính mình...

   " Ký ức của đá " còn có nhiều những kỷ niệm đau xót của chiến tranh , cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 đầy khốc liệt và hy sinh mà gương mặt những đồng đội của chị hiện lên dần dần:

                                                                                  "Núi rừng xào xạc gọi tên
                                                                             Sụt sùi nắng đọi bạn bên kia đời.."

    Ký ức của đá- Đó còn là những cảm nhận về cuộc sống, về tình yêu, về khát vọng sống và rất nhiều nỗi buồn và sự ám ảnh sau chiến tranh, dù chiến tranh đi qua đã nhiều năm:

                                                                          " Có thể làm mới được trái tim
                                                                             Khi quá khứ còn thổn thức
                                                                             Khi dấu vết đá thấm vào thời gian Di truyền hiện tại "

                                                                                                          ( Bài Ám ảnh)

     Dù có vậy, chúng ta vẫn thấy lấp lánh đâu đó dâng trào và tràn trề niềm hy vọng về tình yêu dẫu mong manh, rất đàn bà... Nàng thơ Thùy Loan tôi nhắc đến là một người con gái quê hương vùng Đan Phương , Hà Tây xưa và chị mang dòng họ Cù- Tên một dòng họ nghe có vẻ rất lạ nhưng con nguời chị lại quá ư giản dị và gần gũi với bạn bè, với đồng đội và với mỗi chúng ta.

                                                                            “Mưa gió không là phẳng đươc
                                                                             Muôn đời tưởng đá ngủ yên
                                                                            Gặp được bàn tay
                                                                             Đá thành đàn ngân nga
                                                                             Ta không nói
                                                                             Nhưng lòng ta có” ( Bài Đá thức).

    Bao năm sống cùng với đá trên cao nguyên Hà Giang, chị tin rằng đá hiểu lòng người và chia sẻ nỗi đau cùng mình, chị có thể soi vào đá mà khóc. Ngay cả niềm hy vọng và nỗi đợi chờ người mình yêu cho đến “Bạc phơ tháng ngày” mà chị “vẫn khao khát và đợi tình xanh lại” như lời thơ trong bài mở đầu của tập thơ ‘Ký ức của đá” . Đó là những lời thì thầm rất buồn nhưng cũng rất gợi :

                                                                           “Xuân qua những vệt thở dài
                                                                            Đói nghèo chỉ có một vài câu thơ
                                                                            Giờ này người vẫn trong mơ
                                                                            Đợi chờ ta đã bạc phơ tháng ngày...”

                                                                                                      ( Thì thầm xuân)

   Ký ức của mối tình năm xưa của chị thật ngọt ngào khi còn là một cô y ta trẻ trung xinh dep và luôn tận tụy cống hiến tuổi thanh xuân của mình nơi biên ải Hà Giang. Nơi ấy có những ngọn núi cao ngất bốn mùa mù sương giá vẫn như ngân lên vẻ đẹp trong ký ức của một mùa hoa gạo tháng ba năm nào.

    Không chiếc lá màu xanh,/ Không lời thương trở lại/ Biên cương pháo cày xới/ Đất đỏ nhàu máu rơi...” cho đến ngày : Chim tử quy gọi bạn/ Hoa gạo rụng đầy sân / vẫn người con gái ấy/ Níu tháng ba ở gần...”

   Dẫu cho người trai kia đã tỏ lời yêu như một đốm lửa của hoa gạo tháng ba :

                                                                            “Anh đã ngỏ lời yêu
                                                                             Bằng một bông hoa gạo
                                                                             Tháng ba ửng đỏ mãi
                                                                             Trong trần trụi phong sương”

     Những nỗi ám ảnh và ngờ vực của chị còn đau đớn mãi không thôi sau cuộc tình xa xót đã không thành và đúng là thật khó để liền da :

                                                                                “Chiếc áo tôi mang rất mới
                                                                                 Nhưng lỗi mốt
                                                                                 Tôi không tin tình yêu anh dành cho là mới..”

     Khi nghĩ về cha mẹ, gia đình mình, chị vẫn đau đáu nhớ về cái Tết ở viện 93 khi xưa ở ngay vùng biên giới Vị Xuyên, Hà Giang trong những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 :

                                                                                “Tết này con ở lại vùng biên
                                                                                 Cả hai phía đều ngưng tiếng súng
                                                                                 Thương binh nặng đã chuyển về K6
                                                                                 Viện 93 yên ắng đến vô cùng.
.”

   Thơ của chị luôn buồn và bây giờ vẫn buồn. Dù có buồn đến đâu ta vẫn thấy ánh lên sau những câu thơ của Thuy Loan niềm lạc quan và sự trân trọng con người và trân trọng cuộc sống. Dẫu biết cuộc sống vô cùng ngắn ngủi và nhiều nỗi đau . Chị lại say mê và đắm đuối trên những câu thơ thân phận của đời mình, vẫn kiếm tìm hạnh phúc, vẫn yêu đời và yêu người dẫu người có lỡ phụ ta...Nhưng có vẻ sự kiếm tìm hanh phuc không được như mong đợi. Chị đành tin vào niềm may rủi của số phận qua câu chuyện về loài chồn:

                                                                              

                                                                                “Chồn loay hoay khi gặp ánh đèn thợ săn
                                                                                Mắc kẹt trí thông minh biến mất
                                                                                 Đúng tầm ngắm...
                                                                                Bỗng cành khô rơi làm tay thợ săn chệch hướng
                                                                                Chồn co chân chạy

 

                                                                                Ta như thú hoang
                                                                                Trong tầm may rủi.”

   Tôi rất thích hai câu kết của bài thơ này. Thân phận người đàn bà sau chiến tranh và tình yêu của họ tìm kiếm có vẻ giống như sự săn đuổi của số phận, cuối cùng họ đành tin vào số phận và gửi tình yêu vào may rủi. Thật chua xót. Những nỗi buồn sâu thẳm ấy đượcThùy Loan gửi gắm trong mỗi câu thơ của mình- người đàn bà đa đoan có gương mặt xinh đẹp nhưng vẫn có phần lam lũ. Sau 8 năm sống tận nơi núi rừng biên ải, chi đã được chuyển ngành quân y về lại quê nhà. Những nỗi niềm chua xót, những cuộc tình vẫn trôi qua đời chị như gió bời bời thổi bởi “Không dám tới những vùng mắt bão/ Sợ bay mất mình em chẳng gọi đươc em...”:

                                                                                “Mình đã chắp tay khấn lạy xin tình
                                                                                 Đã chân ấm lùa đi đêm g á rét
                                                                                Đã tôn thờ như tình yêu thứ nhất
                                                                                Tình vẫn vô tình trôi như mây”

Chị đành vui buồn cùng thơ và đau đáu nỗi niềm đồng đội xưa khi an nhiên chấp nhận số phận “Vườn đời chưa thắm/ đã già theo thu”. Nhưng chị biết mình vẫn còn may mắn và hạnh phúc hơn bao đồng đội khác khi họ phải năm lại mãi mãi nơi cánh rừng xưa để thêm trân trọng cuộc sống hôm nay:

                                                                              “Đưa tiễn anh chỉ vài đồng chí
                                                                               Không vòng hoa, không người thân thích
                                                                               Nhá nhem chiều đường xoc
                                                                               Có ai nhìn rõ mặt ai đâu...( Ngày không trở lại)

    Tôi tin rằng tập thơ "Ky ức của đá " sẽ đong mãi trong ký ức người thân, bạn bè và đồng đội nơi chiến trường xưa của chị. Có lẽ những nỗi niềm của người lính sau chiến tranh ấy còn giữ lại nhiều nhất, sâu nhất, đau đớn nhất sẽ là những kỷ niệm, nhũng ký ức và tình cảm tha thiết yêu thương với đồng đội năm xưa, và với quê hương đất nước

                                                                         “Ta nghen ngào bằng tiếng nấc thiêng liêng
                                                                          Xương thịt các anh ây cao thành biên giới
                                                                          Hồn trong veo tạc đá biên thùy”

   Đá và những ký ức về nỗi đau sau chiến tranh, về nỗi đau và sự khó nhọc của người dân của quê hương Hà Giang vẫn đang hiển hiện. Chị mong ước đươc góp một phần công sức nhỏ bé của mình cùng bạn bè để xây dựng quê hương Hà Giang và xây Đài tưởng niệm những người lính đã hy sinh ở Hà Giang- quê hương thứ hai của mình. Điều đó thật đáng quý và đáng trân trọng.

   Bạn hãy đón nhận món quà giản dị này của chị Cù Thuỳ Loan và xin hãy nhẩn nha đọc “Ký ức của đá” để hiểu thêm những nỗi đau sau chiến tranh của một người nữ quân y và những tâm tình của chị, người thơ họ Cù ở Đan Phượng- Hà Tây- “Quê hương người gái đảm” như lời hát năm xưa. Người thơ ấy vẫn bươn chải cho cuộc sống hàng ngày, vẫn tháo vát, giỏi giang cho đến bây giờ. Hãy cùng soi vào đá để hiểu con người, hiểu cuộc đời và thêm trân trọng những phút giây ta đang có:

                                                                     “Gạt bỏ những đám mây
                                                                       Nhìn lại mình trên khuôn mặt đá
                                                                       Những nếp nhăn thấp thoáng
                                                                       Và tôi thành người khac
                                                                       Vin vào mặt trời 
                                                                        Nét xưa hiện về
                                                                        Hồn trong đó”

   Chúc cho Thùy Loan luôn giữ được ngọn lửa đam mê của mình để có những sáng tác hay hơn nữa, để cống hiến và vun đắp dựng xây cho quê hương thêm giàu đẹp , để mãi mãi yêu thương cuộc đời này.

                                                                                            Thảo Linh


=====

Một số hình ảnh trong buổi ra mắt thơ


 

 





 

 
 












Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Cù Thùy Loan - thuyloandp@gmail,com - 0979695916 - Đanh Phượng- Đanh Phượng- Hà Nội  (Ngày 01/06/2016 8:31:47)

Xin cám ơn Thảo Linh có bài viết sâu sắc về tác phẩm và con người Thùy Loan,KÍ ỨC CỦA ĐÁ là hình ảnh hy sinh, gian nan, vất vả của đồng đội mình trên núi đá vôi 772 khi phải dành giật từng tấc đất với giặc năm 1984 thời điểm khốc liệt nhất,vì thế nó có biệt danh là ĐỒI BĂM THỊT và LÒ VÔI THẾ KỈ. Cảm ơn đã chia se...

Các bài khác: