“EM LÀ NÀ PHIÊNG ĐẤY THÔI”
Cảm nhận bài : NHƯ THOÁNG THẤY BÓNG EM TRÊN NÀ PHIÊNG
Thơ Triệu Lam Châu Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ Triệu Lam Châu, ta thấy: Anh được sinh ra và lớn lên ở bản Nà Pằng, xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng - một miền biên cương điệp trùng rừng núi ở phía Bắc của Tổ Quốc. Nơi đó được bao trùm một trường văn hoá Tày – Nùng – Việt độc đáo và giàu bản sắc dân tộc, đậm đà chất núi rừng. Sau khi tốt nghiệp Trường cấp 3 Đặc biệt toán tỉnh Cao Bằng, anh lại trúng tuyển kỳ thi chọn đi du học nước ngoài, được học và rèn luyện tại Trường Đại học Mỏ Lêningrát(Xanh Pêtecbua) ở nước Nga (1970 - 1976). Sau khi về nước anh làm công tác tác giảng dạy địa chất ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà (Trực thuộc Bộ Công Thương), đóng tại tỉnh Phú Yên, miền Nam Trung Bộ xa vời.
Nhà thơ - Nhạc sĩ thơ Triệu Lam Châu
Tác giả cảm nhận thơ Nguyễn Tuyết Mai NHƯ THOÁNG THẤY BÓNG EM TRÊN NÀ PHIÊNG Mùa tảo mộ, mùa thanh minh (Tháng 4 năm 2013) Triệu Lam Châu về thăm cố hương Cao Bằng. Cũng dịp đó anh thăm lại cả một vùng đồi chứa chan kỷ niệm tuổi thơ xưa, nơi anh đã cùng bao bạn trẻ hồi thơ ấu chăn trâu trên đồi cao thơm ngát hương rừng. Những địa danh vùng đồi: Nà Phiêng (Bãi phẳng – bãi bằng ở lưng đồi) – Rừng Bó Toòng (Mỏ đồng) – Bản Nà Sáng –– Khau Mi-à (Núi Vợ)… đã đi vào thơ Triệu Lam Châu với một niềm cảm xúc sôi trào, chứa chan ánh kỷ niệm lung linh mờ xa của ký ức mà xiết bao nóng bỏng nồng nàn, gần gũi với hôm nay… Bài thơ “Như thoáng thấy bóng em trên Nà Phiêng” của anh ra đời trong bối cảnh ấy. Toàn bộ bài thơ toát lên đến mức sáng chói một nét ảo huyền long lanh, thần diệu của tình người, tình yêu quê hương xứ sở, mà điểm nhấn rực ngời và say đắm nhất là tình yêu lứa đôi được gieo từ ký ức xa xăm mà nóng hổi vô cùng, không bao giờ phai. Bài thơ rất phóng khoáng và sâu đậm cảm xúc tình yêu quê hương. Có lẽ tiếng mõ trâu đã gắn liền với tuổi thơ miền núi của Triệu Lam Châu, nó ám ảnh mãnh liệt cho đến tận bây giờ và mãi mãi… Như thoáng thấy bóng em trên Nà Phiêng Đọc xong khổ thơ đầu tiên, như làm quen, như chào hỏi của tác giả - rồi bình tâm suy ngẫm, tôi bỗng bàng hoàng xúc động, khi phát hiện ra một điều: Nhà thơ nhìn hiện thực (trường hợp này là cảnh sắc vùng đồi Nà Phiêng chứa chan kỷ niệm đẹp đến nao lòng) – bằng con mắt nhìn kép: Nhìn bằng con mắt thường hàng ngày và nhìn bằng nội tâm sâu xa được rọi sáng bởi ánh lấp lánh của quá khứ có một không hai của đời người. Đột phá khẩu đầu tiên là ánh sáng được rọi lên từ nội tâm đó là: Như thể xuất hiện một cảm giác bất ngờ choáng váng. Nhìn bằng nội tâm như thế - nếu nhắm mắt vẫn có thể thấy và cảm được điều bất chợt say nồng và ảo huyền, quyến rũ…Điều ấy có lẽ ta cũng dễ cảm thông được với tâm trạng này của nhà thơ Bằng Việt: Bần thần nghe động chồi Xuân Vẫn là vùng đồi Nà Phiêng với bờ hoa kim anh và hoa chuông bình dị của thuở nào đấy thôi – mà sao bây giờ thần diệu thế. Cỏ như mượt thêm mấy phần. Bờ hoa kim anh nay hăm hở thêu hình trái tim nồng nàn. Và hoa chuông thành vương miện long lanh. Chân thực vô cùng mà lại ảo huyền xôn xao biết mấy. Cả vùng đồi Nà Phiêng như cũng đắm mình thở cùng nhịp thở của nỗi lòng chàng và nàng như vừa thoáng bay qua đây. Một cảm giác như nắm được trong lòng tay, nhưng sao mà xa vời và mông lung quá đỗi… Rồi bất chợt như sực nhớ ra tôi đã đọc được ở đâu đó đoặn văn này của Hàn Mạc Tử: "…Bởi muốn cho loài thi sĩ làm tròn nhiệm vụ ở thế gian này, nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời thì Chúa Trời bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình. “Không rên xiết là thơ vô nghĩa lý”. Thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, bỡ ngỡ và lạ lùng; Không có lấy một người hiểu mình..." Thế nên thi sĩ Triệu Lam Châu mới để cho chàng trai, nhân vật chính, chủ thể của bài thơ này cứ đắm mình vào cái mơ màng huyền ảo của sự thoáng qua chốc lát của bóng nàng trên Nà Phiêng đằm thắm ấy chăng? Rồi thời khắc choáng váng ấy qua đi - chàng như bừng tỉnh và nhìn lại cảnh sắc của vùng đồi thân thương từ thuở nào mà chiêm nghiệm. Càng chiêm nghiệm sâu bao nhiêu thì lại càng mê đắm bấy nhiêu. Bởi vì bao cảm giác mới cứ ùa đến như suối núi. Vậy là trong con mắt nhìn của chàng (cũng chính là của tác giả đấy thôi. Có phải vậy không, hỡi nhà thơ Triệu Lam Châu?) thì nhân vật em – nàng, người tình của chàng trong bài thơ này – như thể là một đấng, một nguồn sáng long lanh. Nàng như một vầng thần diệu kỳ vĩ và toàn bích như tiên trong tâm khảm của chàng. Nàng là hiện thân của sự huyền diệu nhiệm màu, vĩnh cửu của hồn chàng. Cũng khác chi thần tượng của nhà thơ Phạm Ngọc Thái là đây: "Người đàn bà đi trong mưa rơi Chính vì lẽ đó mà những cảnh sắc vốn có tự ngàn xưa kia, mà nay chàng cảm thấy như là được nàng gửi lại cho mình từ cõi mông lung! Mùa hoa bây giờ không vô tư nữa rồi, mà cứ thổn thức mãi, rồi ngọn Bó Toòng thấm nỗi cô đơn, và Núi Kiéo Mạy Xạ Hàn cứ ao ước bay đôi bao năm ròng mà chẳng được… Vâng đó là tình cảm thiêng liêng đôi lứa đáng trân trọng dù là Nam hay Nữ, chả thế mà nhà thơ Xuân Quỳnh cũng đã từng thổn thức với chàng của mình rằng: “Lòng em thương làm sao mà nói được Còn đây là hiện thực chung, tâm trạng của người đang nằm trong vầng yêu say đắm thiêng liêng mà người tình đang ở phương xa. Anh bần thần, ngơ ngác gọi: Em ơi… Không biết các bác, các chú các anh, là đàn ông, khi đọc khổ thơ này có cảm xúc ra sao. Riêng tôi, một độc giả là phụ nữ, đọc vào mà thấy chàng tội nghiệp biết chừng nào. Dẫu gió đã mang vội lời anh trải đầy thung lũng cho vợi bớt nỗi niềm. Song lòng chàng vẫn đau đáu: Nắng thầm nghiêng nức nở gọi hồn chiều… Phải chăng đó cũng như là: “Nhớ em như nhớ một miền xa Tôi cứ xin mạo muội cảm nhận rằng hồn chiều ở đây như là một nụ cười trong trẻo của quá khứ long lanh nàng gửi lại, hay là một vầng sáng của tình nàng và chàng đã từng hiện hữu lồng lộng giữa trời mây ở xứ sở này những ngày qua, mà giờ đây chỉ còn lại một chút nắng thầm nghiêng bên mái núi? Xót xa và tủi buồn biết mấy phải không? Một nỗi cô đơn bao trùm cả trời mây mênh mang… Như chúng ta biết nhà thơ hiện đại Nguyễn Bính từng yêu rất nhiều, yêu si tình, nhưng ông mãi mãi vẫn là người cô đơn trong tình yêu. Có lúc cô đơn đến tê dại trên sân ga, đơn độc giữa đắng cay cuộc đời để rồi chạm đến là ngân thành lời thơ : Đọc câu thơ ta thấy một nỗi nghẹn ngào chìm đắm vào nơi thăm thẳm nhất của lòng người và lòng đời; Một thứ thơ nồng nàn mà se sắt, tái tê phận người đến héo hắt cả tiếng thở than... Thì đây nhà thơ Triệu Lam Châu của chúng ta cũng si tình đâu có kém gì: Anh ngẩn nhìn một làn mây phiêu diêu Song chàng là đàn ông, không thể cứ theo mạch tình cảm bản năng tủi buồn mãi được. Chàng lấy lại sự tỉnh táo của lý trí mà nhìn nhận mọi khía cạnh của vấn đề. Chính vì vậy chàng đã tìm thấy điều mà mình mong ước cháy bỏng và cần tìm trong cuộc tình lai láng mênh mang như ánh núi, như hiện hữu mà cũng như mông lung huyền ảo kia đó. Đấy rồi, phải chăng là đây nhỉ? Rồi mây bỗng kết thành một nụ cười sơn cước Cũng có thể cái vầng mình – vầng đôi ta ở đây chỉ có trong cảm quan đơn lẻ của chàng. Song chàng cứ đinh ninh là nó vẫn sáng trong lòng nàng như thế. Và có lẽ thực tế cũng đúng như thế nên nhà thơ Nga Ler-môn-tôp cũng từng viết về thần tượng yêu của mình: “Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng Cái lồng lộng của vầng mình ấy – cho ta niềm tin nao nức say nồng, mà phập phồng sắt son qua bao năm tháng ấy. Em là ta, là mình, cũng là anh Phải rồi em – nàng, cái vầng mình lồng lộng bát ngát kia cũng chính là tình ta luôn nồng nàn dành cho nhau, là tình yêu xứ sở quê nhà, là nỗi niềm xao động của quá khứ xa xăm, thăm thẳm mà rất đỗi long lanh trong trái tim mỗi chúng ta hôm nay đấy thôi! Thảo nào hồi đầu năm về thăm cố hương tôi nhận được một tập thơ “Giọt Nắng Mồ Côi” do thầy Nguyễn Đức Duyệt của mình nguyên là trưởng trường cấp 3 của 30 năm về trước, viết lời giới thiệu. Tác giả thơ là Phí Công Hy - Bác sĩ, nguyên trưởng phòng, giảng viên trường y tế Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ông không phải người dân tộc miền núi mà sao tiếng mõ trâu và hình ảnh Nàng mặc áo chàm cũng ám ảnh trong tâm hồn thi sĩ đến nao lòng thế này vậy nhỉ. "Mõ trâu lốc cốc thung rơi Viết đến đây tôi như đã hiểu thêm về Triệu Lam Châu, một tâm hồn thơ mang đậm phong cách miền núi, anh có cách diễn đạt tự nhiên, dung dị mà cũng không kém phần sâu sắc về tình cảm của con người nói chung. Ở bài thơ này là tình yêu đôi lứa của tuổi mới lớn đến nay vẫn còn in đậm trên những vùng đồi từng chăn trâu, cắt cỏ; Trên những con đường rừng từng đèo nhau đi học mà anh đã cùng người bạn gái năm nào gắn bó bên nhau. Hẳn đó là những ngày tháng tươi đẹp và hạnh phúc của đời chàng và nàng… Chúng ta trân trọng điều đó, bởi nó là một trời kỷ niệm được tấu lên bằng những câu thơ nhẹ nhàng triết từ gan ruột, bồng bềnh mà sâu lắng, đầy chất trữ tình đem theo những hình ảnh cuộc sống đời thường nơi bản núi, vẫn như hơi thở phập phồng. Những kỷ niệm ấy cứ lay động hoài trong ký ức của nhà thơ. Thế rồi những kỷ niệm êm đềm từ thưở còn con gái của tôi, dù đã rất xa xôi tự nhiên cứ dồn về, khiến cho trái tim tôi cũng nghèn nghẹn theo Em Là Nà Phiêng Đấy Thôi - Người bạn tri âm của Triệu Lam Châu nơi đèo Khuổi Slưa thời thanh Xuân xa xăm trong trẻo ấy... Nà Phiêng thơm ngát hoa kim anh – chính là một mảnh tình thiêng liêng say đắm của tình ta đó. Nàng ơi… Chàng ơi… Tiếng mõ trâu lốc cốc thơm hương hoa kim anh của ngày xưa lại gọi chúng ta rồi… Japan, 12 giờ đêm 21 tháng 9 năm 2015 Nguyễn Tuyết Mai.
Như thoáng thấy bóng em trên Nà Phiêng
Một vùng đồi mênh mang cỏ mượt
Những bờ hoa kim anh thêu hình trái tim trắng muốt
Vương miện ngời lấp lánh hoa chuông
Chỉ lát giây thôi, em vụt vào mông lung
Gửi lại một mùa hoa thổn thức
Gửi lại ngọn Bó Toòng dáng trầm tư đơn độc
Dải núi Kiéo Mạy Xạ Hàn giang cánh, ước bay đôi…
Anh bần thần, ngơ ngác gọi: Em ơi…
Gió mang vội lời anh trải đầy thung lũng
Suối Nà Sáng vẫn một màu bình lặng
Nắng thầm nghiêng nức nở gọi hồn chiều
Anh ngẩn nhìn một làn mây phiêu diêu
Thoa ánh mộng của núi đồi thảng thốt
Rồi mây bỗng kết thành một nụ cười sơn cước
Bát ngát trời cao lồng lộng một vầng mình
Em là ta, là mình, cũng là anh
Nở thành gió, thành mây, thành chiều hương rộn rực
Thành ký ức trong ngần, tiếng mõ trâu lốc cốc
Thành Nà Phiêng chan chứa của riêng ta…
Nà Phiêng, Khau Mjà, tháng 4 năm 2013.
Thơ Triệu Lam Châu.
Tôi được đọc bảo vệ luận văn thạc sĩ ngữ văn, với đề tài “Bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong thơ Triệu Lam Châu” của nhà văn học trẻ Nguyễn Văn Thông thấy có đoạn viết: Thơ là tất cả những điều tiềm ẩn, lung linh, huyền ảo chưa hề được biết đến, thơ là cảm xúc có luỹ thừa bậc vô cùng… Nếu theo ký hiệu toán học sẽ là: Cảm xúc là số X có số mũ là vô cùng ( X (vô cùng) ).Có lẽ vậy mà nhà văn, kỹ sư Nông Thế Giới, người Tày, định cư tại Cộng hoà Sec đọc những sáng tác của Triệu Lam Châu cũng đã nhận xét như sau: “Đọc thơ và nghe nhạc Triệu Lam Châu ta thấy toát lên những rung động nghệ thuật nhẹ nhàng tinh túy, nguồn cảm hứng thường rất mộc mạc giản dị. Có khi nhìn những vạt nương, ruộng lúa nơi Khau Mi-à quen thuộc anh tưởng tượng ra có một người con gái vẫn say mê đi tìm anh (Em đi tìm anh khắp Khau Mi-à). Tôi hiểu cô gái đó là quê anh, là những gì thân thương gắn bó với anh từ bé và chắc chị Dương Thúy Vân vợ anh cũng hiểu vậy nên đã để Triệu Lam Châu tha hồ mà tưởng tượng mà đắm say... (Nguồn:http://www.caobangpro.com).
Bây giờ chúng ta cùng lần theo từng khổ thơ, để đồng cảm với mạch hồn anh dường như đang tuôn chảy dạt dào trên trang giấy nồng thơm màu kỷ niệm ấy nhé.
Một vùng đồi mênh mang cỏ mượt
Những bờ hoa kim anh thêu hình trái tim trắng muốt
Vương miện ngời lấp lánh hoa chuông.
Như thoáng thấy bóng em trên Nà Phiêng….
Tưởng quê nghìn dặm mà gần bên ta - Một khúc tình ta lâu rồi không gặp
Chỉ lát giây thôi, em vụt vào mông lung
Gửi lại một mùa hoa thổn thức
Gửi lại ngọn Bó Toòng dáng trầm tư đơn độc
Dải núi Kiéo Mạy Xạ Hàn giang cánh, ước bay đôi…
Chứa một trời thầm như hoa vậy..." - Người đàn bà trắng
Như trời xanh vô tận mãi màu xanh” - Thương về ngày trước
Gió mang vội lời anh trải đầy thung lũng
Suối Nà Sáng vẫn một màu bình lặng
Nắng thầm nghiêng nức nở gọi hồn chiều.
Không bao giờ trở về
Không bao giờ đi tới” - Lưu Quang Vũ
"Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly..."
Thoa ánh mộng của núi đồi thảng thốt...
Bát ngát trời cao lồng lộng một vầng mình.
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ…”- Ler-môn-tôp
Nở thành gió, thành mây, thành chiều hương rộn rực
Thành ký ức trong ngần, tiếng mõ trâu lốc cốc
Thành Nà Phiêng chan chứa của riêng ta…
Tà dương khuất núi mây trôi lững lờ
Sóng hồ rung nhịp hồn thơ
Lung linh ánh điện, ngẩn ngơ áo chàm...”- Chiều bên xóm núi
Nguyễn Quang Hải - quanghai.tic@gmail.com - 0908148295 - G/V Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa
(Ngày 10/11/2015 21:46:50)
Đọc xong bài thơ NHƯ THOÁNG THẤY BÓNG EM TRÊN NÀ PHIÊNG của tác giả Triệu Lam Châu và bài bình của Nguyễn Tuyết Mai .Tôi cảm nhận về tình yêu bản làng nơi chôn rau cắt rốn mình của tác giả , nên hình ảnh quê hương luôn hiện lên lung linh với sắc màu huyền ảo trong tâm hồn của người Con xa quê như Anh . Bài thơ bắt trúng mạch ngầm trong thẳm sâu của người bình . Chị là người sống xa tổ quốc , lên lời bình cứ như mạch nước ngầm tuôn trào cho thỏa cái khát khao nhung nhớ về quê hương xứ sở . Qủa là có sự đồng điệu trong hai con người này, làm cho bài thơ vốn đã hay , được chắp cánh qua người bình , chạm đến được cả người vốn chai lỳ cảm thụ thơ ca như tôi . Cám ơn hai bạn : cả người viết và bình đã cho tôi được rung cảm này . |