Tối 19/06/2015, tại Trung tâm Văn hóa Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), Bộ Công an, Hội Nhà văn Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Những trang sách vàng 70 năm CAND” và lễ tôn vinh các nhà văn Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” trong 70 năm qua và Lễ trao giải cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 3 (2012 – 2015).
Chương trình đã vinh dự chào đón sự hiện diện của đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Bùi Văn Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Bùi Quang Bền, Uỷ viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các vị khách quý đã tham dự.
Ngày 07/05/2015, đồng chí Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an đã ký quyết định số 2265/QĐ – BCA – X11 về việc Thành lập Hội đồng Xét chọn danh sách “Nhà văn Việt Nam Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”. Chủ trương xét chọn danh hiệu “Nhà văn Việt Nam Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” của Bộ Công an là biểu tượng để tôn vinh các nhà văn có tác phẩm hoặc công trình nghiên cứu văn học đạt giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống nhân dân trong 70 năm qua. Nhà văn được xét chọn phải là công dân Việt Nam không tham gia các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, không vi phạm pháp luật, có nhân cách cao cả. Trên cơ sở quy chế đã ban hành, ngày 29/05/2015, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an thay mặt Bộ trưởng ký quyết định số 3025 QĐ – BCA – X11 công nhận danh sách “Nhà văn Việt Nam vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” gồm 18/35 nhà văn được để cử:
1. Nhà văn Lương Sĩ Cầm
2. Nhà văn Trần Diễn
3. Nhà văn Xuân Đức
4. Nhà văn Mai Thanh Hải
5. Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải
6. Cố nhà văn Triệu Huấn
7. Cố nhà văn Nguyên Hùng
8. Nhà văn Ma Văn Kháng
9. Cố nhà văn Lê Tri Kỷ
10. Cố nhà văn Hữu Mai
11. Nhà văn Văn Phan
12. Nhà văn Hồ Phương
13. Nhà văn Phùng Thiên Tân
14. Cố nhà văn Đặng Thanh
15. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
16. Nhà văn Nguyễn Trần Thiết
17. Nhà văn Hữu Ước
18. Nhà văn Ngôn Vĩnh
Các nhà văn được tôn vinh "Nhà văn Việt Nam vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”
Cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 3 (2012 - 2015) đã thu hút đông đảo các cây bút trong và ngoài lực lượng công an tham gia, với 120 tác phẩm dự thi của 110 nhà văn, tác giả. 15 tác phầm đã được trao giải, trong đó có: 02 giải A, 05 giải B, 05 giải C và 03 giải Khuyến khích. Các tác giả, tác phẩm đoạt giải bao gồm:
1. Bão ngầm – Đào Trung Hiếu (giải A)
2. Đơn tuyến – Phạm Quang Đẩu (giải A)
3. Cô Mặc Sầu – Nguyễn Đình Tú (giải B)
4. Vực gió – Phong Điệp (giải B)
5. Mùa thu ở lại – Vũ Thị Hồng (giải B)
6. Chuyện đời tự kể - Lê Ngọc Nam (giải B)
7. Không thể mồ côi - Minh Vân (giải B)
8. Những kẻ giời hành – Đặng Vương Hưng (giải C)
9. Âm binh và lá ngón – Tống Ngọc Hân (giải C)
10. Thành phố không có cầu vồng – Phùng Nguyên (giải C)
11. Mưa trong nắng – Nguyễn Thị Ngọc Hà (giải C)
12. Bí ẩn Phụng Hoàng Sơn – Chu Thanh Hương (giải C)
13. Thuốc phiện và lửa – Hoàng Thế Sinh (giải KK)
14. Không chuyên án – Đoàn Trúc Quỳnh (giải KK)
15. Mắt rừng – Hồ Thủy Giang (giải KK)
Các nhà văn đoạt giải Cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống (2012- 2015)
Tiểu thuyết tư liệu được nhận định là xuất hiện và nở rộ tại Cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần thứ 3 này. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã phát biểu tại chương trình: Dòng văn học tư liệu đã được dự đoán là dòng chủ đạo của thế kỷ 21.
Cố nhà văn Lê Tri Kỷ được coi là nhà văn tiêu biểu nhất của ngành công an, người ta cũng cho rằng ông là nhà văn đầu tiên viết tiểu thuyết tư liệu.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Những trang sách vàng 70 năm CAND” đã thành công và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả xem truyền hình trên cả nước.
Nguồn VanVN.Net