Thứ sáu, 29/03/2024,


"...Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu" (04/02/2009) 

'Trăm năm tích đức, tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu'

   Hôm nay, mùng 10 tháng Giêng (âm lịch), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) bắt đầu khai hội và kéo dài đến hết 3 tháng mùa Xuân. Hơn 700 trăm năm qua, địa danh Yên Tử được coi là “phúc địa” của đất nước ta, gắn liền với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc – Đức hoàng đế Trần Nhân Tông (1258 - 1308). Nơi đây cũng là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm tam tổ.

 

     Quần thể di tích Yên Tử rộng lớn có trên 11 chùa, một số chùa chính như: Giải Oan, Hoa Yên, Vân Tiêu, Bảo Sái, Một Mái, Chùa Đồng….. và hàng trăm am, tháp cổ. Tổng chiều dài đi theo đường bộ tính từ chân núi lên đến đỉnh thiêng Yên Tử khoảng 6.000m với 6 giờ đi bộ qua hàng ngàn bậc đá, đường núi rừng để lên đỉnh cao nhất - Chùa Đồng có chiều cao 1.068m so với mặt nước biển.

 

     Ngày nay, các phật tử về hành hương Yên Tử có thể tiết kiệm thời gian trèo núi bằng việc sử dụng hệ thống cáp treo của lễ hội. Ga cáp treo thứ nhất hoàn thiện và đi vào hoạt động từ năm 2002,  xuất phát từ chân núi đưa du khách lên đến chùa Hoa Yên ở độ cao 543m. Ga cáp treo thứ 2 hoạt động bắt đầu từ năm 2008, đưa quí khách lên tận “cổng trời” – An Kỳ sinh. Từ đây, quý khách chỉ còn leo đường núi khoảng 700m nữa là lên đến Chùa Đồng – đỉnh cao nhất của núi Yên Tử.

 

     Đứng trên đỉnh thiêng Yên Tử, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát được cả một vùng Đông Bắc rộng lớn, trù phú, để được tách mình khỏi thế giới trần tục, gột rửa mọi bụi trần hướng lòng tới cõi Phật linh thiêng.

 

     Năm 2009, khâu tổ chức trong mùa lễ hội Yên Tử có sự đổi mới tích cực. Những năm trước, với những du khách “đăng sơn” bằng cáp treo, sau khi mua vé, du khách sẽ tự do xếp vào hàng dài đợi đến lượt được lên cabin, tình trạng chen lấn và ách tắc diễn ra thường xuyên ở nhà ga cáp treo làm cho việc sắp xếp chỗ ngồi trên cabin rất mất thời gian. Để tránh tình trạng ách tắc này, năm nay Ban tổ chức tăng cường nhân viên phân lượng du khách. Cứ cách 1,5m có một nhóm khoảng 12 – 16 du khách (lượng người đủ để lên 2 cabin cáp treo). Mỗi lần nhân viên bảo vệ chỉ mở cửa soát vé cho một nhóm du khách vào sân ga. Với cách làm này, Ban tổ chức đã làm giảm thiểu tình trạng chen lấn, xô đẩy như mọi năm và việc sắp xếp chỗ cho du khách lên cabin được nhanh chóng hơn nhiều.

 

     Một số hình ảnh lễ hội Yên Tử năm 2009

 

Du khách náo nức về trẩy hội Yên Tử

 

Múa biểu diễn chào mừng lễ hội

 

Đoàn người dài dặc xếp hàng đợi cáp treo

 

Hướng dẫn viên giúp du khách sắp xếp chỗ ngồi trong cabin cáp treo

(Ảnh chụp tại ga cáp treo thứ 2: Hoa Yên – An Kì sinh)

 

                          “Đăng sơn”                Cây đại cổ thụ trên 700 tuổi (Tháp Tổ - Hoa Yên)

 

Đi bộ hành hương lên đỉnh thiêng Yên Tử

 

Nghỉ chân tâm tình

 

Dâng lễ chùa Đồng                                   Thành tâm khấn niệm

                

Chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất

(cao 3m, rộng 12m2, nặng gần 70 tấn)

được an vị thay thế chùa Đồng cũ vào đầu năm 2007

 

Tháp Bảo Ngọc tọa lạc tại nhà ga cáp treo thứ 2  - Hoa Yên

 

Những dãy núi Yên Tử trùng điệp ẩn hiện trong sương mù.

Xa xa phía dưới là bãi đỗ xe của du khách

 

Bài, ảnh  Đàm Thục Anh

(Số ĐT 0904310007)

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: