Thứ bảy, 28/12/2024,


Đờn ca tài tử Việt Nam vào 'chặng nước rút' (02/12/2013) 


Đờn ca tài tử được trình diễn rộng rãi tại các tỉnh phía Nam. Ảnh: TTXVN

 

           Trong các năm 2010-2011, Viện âm nhạc VN cùng gần 20 tỉnh, thành phía Nam đã khảo sát, nghiên cứu và lập hồ sơ hoàn chỉnh để đệ trình di sản này lên UNESCO. Theo kế hoạch ban đầu, hồ sơ Đờn ca tài tử VN dự định đăng kí "ứng thí" vào năm 2011 (và nhận kết quả chính thức trong năm 2012). Tuy nhiên, vì ưu tiên cho bộ hồ sơ về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (đã được UNESCO vinh danh trong năm 2012), lộ trình xin danh hiệu Di sản Thế giới của Đờn ca tài tử lùi lại 1 năm.

 

          Xuất hiện từ hơn 100 năm trước tại khu vực Nam Bộ, Đờn ca tài tử là nghệ thuật phối hợp giữa đàn và ca, thường được cư dân tại đây trình diễn một cách tự nhiên sau những giờ lao động. Từ 20 "bản tổ" ban đầu, hiện đờn ca tài tử đã có hàng trăm bản nhạc khác nhau và vẫn được sử dụng một cách cực kì rộng rãi tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống niêm luật chặt chẽ và đồ sộ, cũng như những sáng tạo rất phong phú của loại hình âm nhạc này là lý do khiến hầu hết các chuyên gia đều tin chắc vào khả năng Đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh lần này.

Chiêu Minh

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: