Nổi tiếng là đanh đá, ghê gớm nhưng cũng đáng thương vì có chuyện tình cảm éo le nhất trong nhóm G7 của bộ phim “Cô gái xấu xí”, vai Sâm đã để lại nhiều dư vị buồn, vui cho những khán giả truyền hình. Tình cờ gặp “Sâm” (tên thật là Cát Tường) trong Liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc lần thứ 1 khi đoàn TP.HCM cử một đại diện là Sân khấu 5 Võ Văn Tần ra Bắc thi thố, cô tâm sự cuộc sống và của những diễn viên sân khấu phía Nam.
Thành công nhờ vai… phụ
* Có vẻ như vai Sâm trong “Cô gái xấu xí” khiến Cát Tường được nhiều người biết đến hơn, cho dù đó là vai phụ. Đây có phải là vai diễn may mắn nhất của Tường?
- Số tôi không may mắn, thi cái gì cũng đậu cả, nhưng lại không bao giờ duy trì được cái mình có. Tôi học chính quy trường ĐH sân khấu điện ảnh TP, HCM, nhưng năm 1996 khi thi tiếng hát truyền hình thì “đậu” giải 3. Tôi chuyển sang đi hát, được 5 năm thì cũng thấy buồn vì tên tuổi mãi không nổi lên được. Có lẽ do dòng nhạc của tôi không thịnh hành với thị trường lúc bấy giờ nên khó nổi. Dật dờ hát như thế cho đến năm 2006 thì quay lại nghề diễn viên nhờ vào sự động viên của một người bạn. Cho đến giờ, có hai vai diễn khiến tôi được công chúng biết đến nhất là vai Yến trong “Đồng tiền xương máu” và Sâm trong “Cô gái xấu xí”.
* Khi nhận một vai phụ trong một bộ phim truyền hình dài tập mà không biết bao giờ mới hết như “Cô gái xấu xí”, chị có tưởng tượng được là mình sẽ có được cái tiếng như ngày hôm nay?
- Lúc nhận vai diễn đó thì tôi xác định là 5 ăn, 5 thua. Chẳng có gì là chắc chắn khi tham gia vào vài phụ của một bộ phim truyền hình, nhất là khi đó đạo diễn chỉ cho mình coi kịch bản của 30 tập đầu. Tôi tham gia vì thời kỳ đó cũng muốn có được một vai diễn, bất kể là chính hay phụ. Thật ra, nếu nói về kỹ thuật diễn thì vai Sâm lại rất đơn giản, hầu như không phải là vai để phô diễn kỹ năng. Có lẽ do phim được phủ sóng toàn quốc, lại là phim truyền hình dài tập nên các vai diễn dễ trở nên quen thuộc với khán giả. Tôi được mọi người biết đến vì thế, và đó cũng là may mắn của cá nhân tôi.
* Chị nói là số mình lận đận với nghề diễn, giờ thì thì sao rồi? Sự thành công của vai Sâm có mang lại “số đỏ” cho chị?
- Có lúc tôi cũng buồn lắm, ngồi tự nghĩ, thà mình được “một phút huy hoàng rồi chợt tắt”, còn hơn là cái kiểu lờ nhờ như Lục bình trôi thế này. Rõ ràng tôi cũng có những tiền đề tốt để phát triển sự nghiệp nhưng cuối cùng vẫn lận đận. Nếu nói mình không được biết đến cũng không phải, nhưng tôi cũng không phải là người nổi tiếng hẳn. Mỗi người một số rồi, biết thế nào được. Giờ cuộc sống và sự nghiệp của tôi cũng ổn hơn nhiều. Tôi là diễn viên của sân khấu 5B Võ Văn Tần, lịch diễn suốt ngày, thỉnh thoảng cũng đi chụp hình tạp chí, diễn chỗ nọ, chỗ kia, rồi thời gian dành cho đóng phim, vì “Cô gái xấu xí” quay điến 169 tập mới hết. Tôi cũng có nhận được một vài lời mời đóng phim nhưng chưa có thời gian nên không dám nhận lời.
“Sâm” ngoài đời không ghen như “Sâm” trên phim
* Vai Sâm chị đóng trong phim khá cá tính, có phần cay nghiệt, đanh đá nhất là những đoạn ghen tuông với người chồng phụ bạc đi theo tình nhân. Sâm ngoài đời có đanh đá như thế?
- (Cười!) Nói về số phận thì ngoài đời của tôi với vai diễn có nhiều điểm khá giống nhau, nhất là về chuyện tình cảm. Tôi hiện giờ cũng sống một mình với con gái 7 tuổi và cũng phải lo toan mọi cuộc sống cho cả hai mẹ con. Có điều, mình không phản ứng và cư xử giống như nhân vật trong phim. Trên phim, cô Sâm sẵn sàng bù lu lên việc làm của chồng, rồi lớn tiếng với cô bồ của chồng, nhưng ngoài đời tôi không vậy. Tôi chấp nhận cuộc sống đó và thấy thế làm vui vì ông trời đã sắp xếp như thế. Phụ nữ nào khi yêu thì cũng ghen, khi gia đình gặp sự cố dù nhỏ hay lớn mà chẳng buồn, nhưng quan trọng là mỗi người nghĩ về nó thế nào để chấp nhận cuộc sống ấy và làm cho nó tốt hơn lên mà thôi.
* Có phải vì đồng cảm với vai diễn mà chị diễn tốt như thế?
- Như đã nói, vai Sâm trong “Cô gái xấu xí” diễn rất đơn giản, không khiến tôi phải mất quá nhiều thời gian để nhập vai.Tính cách và số phận của nhân vật này cũng khá rõ ràng, hơn nữa, mình có thể hiểu được cảm giác của nhận vật nên mình dễ đóng hơn.
* Ngoài đời, chị là người phụ nữ có ngoại hình hấp dẫn, chắn hẳn sẽ có nhiều người đàn ông để ý. Chị đã nghĩ đến việc tìm một chỗ dựa để chia sẻ bớt những khó khăn cho mình và cho con gái?
- Nghĩ thì tôi vẫn nghĩ, nhưng chưa thể thực hiện được vì duyên số chưa đến. Tường không phải là người kén chọn, khó tính hay đòi hỏi, nhưng có thể do tính cách mình mạnh mẽ quá khiến nhiều người e ngại. Duyên số là do trời định, mình phải chờ thôi.
* Cuộc sống của chị và con gái hiện giờ thế nào?
- Tôi và cháu thuê nhà ở Sài Gòn, hiện giờ chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Nhưng lần tôi đi diễn xa hoặc quá bận thì bà ngoại sẽ lên chăm sóc cháu. Công việc của tôi hiện giờ khá tốt nên cuộc sống cũng không quá vất vả, hơn nữa, tôi cũng may mắn vì cháu cũng rất hiểu và thường xuyên chia sẻ với mẹ những lúc tôi phải chạy “sô” nhiều.
Nghệ sĩ trong
* Chị ra Bắc để cùng các diễn viên của sân khấu 5B Võ Văn Tần tham gia Liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc lần thứ nhất, cảm giác của chị thế nào?
- Lần trước tôi cũng tham dự Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế trong vở của anh Lê Quý Dương, khi đó thấy mọi người tranh cãi quyết liệt và mổ xẻ các vở tôi thấy “choáng” lắm. Giờ thì tôi quen rồi, vì sự tranh cãi của những người trong nghề là cần thiết. Bản thân tôi khi nghe những tranh luận đó cũng có thể tiếp thu điều gì đó cho mình.
* Ở ngoài Bắc, các nghệ sĩ gần như không sống được bằng nghề mà phải chạy chỗ nọ, chỗ kia, làm thêm nghề tay trái thì mới đủ sống. Nghệ sĩ trong
- Vậy sao, tôi ít ra Bắc nên không biết đời sống của anh chị em diễn viên ngoài này thế nào, còn ở trong
Ngay cả việc làm vở thử nghiệm “Trong hào quang bóng tối” để tham dự Liên hoan lần này, anh chị em cũng phải cố gắng thu xếp hết lịch diễn riêng để tập luyện. 11h đêm tập hợp đủ lực lượng người thì tập cho đến 5h sáng, sau đó lịch ai người nấy lại làm tiếp.
Sài Gòn nhiều sân khấu là vậy nhưng sân khấu nào cũng sống tốt và có đối tượng công chúng riêng. Những ai thích sự hoành tráng, sân khấu dàn dựng công phu thì đến Edicaf, những ai thích xem kịch thử nghiệm thử đến 5B Võ Văn Tần, ai thích xem hài kịch thì đến sân khấu kịch Sài Gòn, thích xem kịch kiểu dân gian thì đến sân khấu Phú Nhuận của chị Hồng Vân. Công chúng có thể xem theo mọi nhu cầu mà mình thích và các sân khấu cũng không bao giờ lo sự cạnh tranh lấn át lẫn nhau.
* Khi xem các vở kịch miền Bắc, Cát Tường có nhận xét gì về kịch giữa hai miền?
- Tôi không có nhận xét gì nhiều cả, có lẽ là do văn hóa và tư duy của từng miền. Miền Bắc triết lý hơn nên thường hay đề cập đến cái vĩ mô, cao siêu. Còn trong
* Sau Liên hoan sân khấu thử nghiệm, chị làm gì?
- Tôi sẽ trở về và tiếp tục các vai diễn trên sân khấu và hoàn thành tiếp vai Sâm trong “Cô gái xấu xí”. Tôi cũng dự định cùng vài người bạn làm vở diễn hài cho Tết sắp tới. Công việc từ giờ đến hết năm chắc chắn là sẽ làm không xuể.
* Cám ơn chị và chúc chị thành công.
Lệ Quyên (thực hiện)
Nguồn: Hanoimoi Online