Tạp chí số đặc biệt mừng xuân Quý Tỵ được bắt đầu bằng chuyên mục Mùa xuân đất nước. Trong không khí đón mùa xuân mới, xin gửi đến độc giả bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn có tựa đề Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng trong chuyên mục này, nhà thơ Nguyễn Trác phác họa chân dung Người hiền phố Vạn Phúc-nhà văn Vũ Tú Nam, nguyên Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Tác giả Vĩnh Nguyên đem đến cho độc giả bài viết Chất dân gian thấm đẫm trong Sức bền của đất-bài viết về tập thơ Trường ca biển của nhà thơ Hữu Thỉnh. Chuyên mục này đem đến cho độc giả yêu văn học một tin vui đầu năm-Truyện ngắn đương đại Việt Nam xuất ngoại, đó là tập truyện ngắn được dịch sang tiếng Trung và được dịch giả Điền Tiểu Hoa tập hợp xuất bản tại Trung Quốc.
Phần Văn giới thiệu đến độc giả truyện ngắn Ông tiên thông minh của cố nhà thơ Trần Dần. Đây là truyện ngắn lần đầu tiên được công bố trên báo chí, một tác phẩm mang văn phong trào phúng đa nghĩa của một đại văn nhân. Ngoài ra, còn có sáng tác của Trịnh Sơn, một tác giả trẻ nhưng đã gây được ấn tượng trên cả hai lĩnh vực thơ và văn xuôi-Gieo mồi vào sóng. Một truyện ngắn hấp dẫn về đề tài chiến tranh, nhưng được khắc họa bằng cây bút trẻ mới xuất hiện gần đây trên văn đàn Lê Nguyễn Quốc Việt-Đằng sau chiến tranh. Bút ký Nước Nga-mùa thu của nhà văn Trình Quang Phú đưa người đọc đến với những hình ảnh mới của một đất nước có nhiều gắn bó với cách mạng Việt Nam.
Bìa Tạp chí Nhà văn số mừng xuân Quý Tỵ
Phần Thơ số này có sáng tác của các tác giả tên tuổi và cả những tác giả còn rất mới đối với bạn đọc: Xuân Tùng, Vương Anh, Định Hải, Lê Thị Mây, Nguyễn Hoa, Hà Minh Đức, Nguyễn Thanh Kim, Chử Văn Long, Quang Khải, Lê Cảnh Nhạc, Lê Huy Quang, Đỗ Hàn, Đỗ Trọng Khơi, Nguyễn Anh Nông, Nguyễn Địch Long, Vũ Hiển, Vũ Thiên Kiều, Hà Nhật, Phạm Quang Huy, Kim Yến, Văn Công Dị, Đặng Hồng Thiệp, Nguyễn Ngọc Đạt, Trần Quang Tuấn, Trần Trọng Nghiêm, Vương Hồng Trường.
Phần Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình bắt đầu bằng bài viết của TS Bùi Việt Thắng-Cảm thức về vũ trụ, nhân sinh qua chữ XUÂN từ Truyện Kiều đến Thơ mới. Một bài viết hấp dẫn của Trần Thị Thương về Nghệ thuật chơi chữ qua các câu đối của người Việt.
Phần Văn học thế giới kỳ này giới thiệu đến độc giả truyện ngắn Bóng ma sau cánh tủ của nhà văn nổi tiếng người Mỹ Stephen King-được mệnh danh là ông vua của thể loại văn học kinh dị do Linh Trang dịch, với văn phong chuyển ngữ tinh tế.
Các chuyên mục khác với những bài viết hấp dẫn, công phu.
Trân trọng giới thiệu.
Tạp chí Nhà văn
MỤC LỤC Số 2-2013
MÙA XUÂN ĐẤT NƯỚC
NGUYỄN THANH TUẤN
Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh 3
NGUYỄN TRÁC
Người hiền phố Vạn Phúc 9
VĨNH NGUYÊN
Chất dân gian thấm đẫm trong Sức bền của đất 15
VŨ PHONG TẠO
Những cánh én mùa xuân: Truyện ngắn đương đại Việt Nam xuất ngoại 23
VĂN
TRỊNH SƠN
Gieo mồi vào sóng 26
TRẦN DẦN
Ông tiên thông minh 33
LÊ NGUYỄN QUỐC VIỆT
Đằng sau chiến tranh 63
TRÌNH QUANG PHÚ
Nước Nga - mùa thu 72
THƠ
XUÂN TÙNG - VƯƠNG ANH - ĐỊNH HẢI - LÊ THỊ MÂY - NGUYỄN HOA - HÀ MINH ĐỨC - NGUYỄN THANH KIM - CHỬ VĂN LONG - QUANG KHẢI - LÊ CẢNH NHẠC - LÊ HUY QUANG - ĐỖ HÀN - ĐỖ TRỌNG KHƠI - NGUYỄN ANH NÔNG - NGUYỄN ĐỊCH LONG 47
VŨ HIỂN - VŨ THIÊN KIỀU - HÀ NHẬT - PHẠM QUANG HUY - KIM YẾN - VĂN CÔNG DỊ - ĐẶNG HỒNG THIỆP - NGUYỄN NGỌC ĐẠT - TRẦN QUANG TUẤN - TRẦN TRỌNG NGHIÊM - VƯƠNG HỒNG TRƯỜNG 85
NGHIÊN CỨU - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH
BÙI VIỆT THẮNG
Cảm thức về vũ trụ, nhân sinh qua chữ XUÂN từ Truyện Kiều đến Thơ mới 95
TRẦN THỊ THƯƠNG
Nghệ thuật chơi chữ qua các câu đối của người Việt 102
INRASARA
Chủ nghĩa hậu hiện đại gặp gỡ Đông phương 107
LÊ VŨ
Hoa giấu mặt và cuộc đối thoại vô ngôn 113
TRẦN HUYỀN SÂM
Simone de Beauvoir: nhục cảm thân thể và đối thoại triết học 118
MICHEL BIDEAUX - Lê Đức Quang (dịch)
Du hành và văn hành vào thế kỷ XVIII: khi con người du hành thuật lại kinh nghiệm những chuyến đi 124
VĂN HỌC VỚI NHÀ TRƯỜNG
HỒ TẤN NGUYÊN MINH
Con người tự phản tỉnh trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều 136
VĂN HỌC THẾ GIỚI
STEPHEN KING (Mỹ)
Linh Trang dịch
Bóng ma sau cánh tủ 139
TƯ LIỆU
BÙI NGỌC MINH
Thần y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác qua đoạn trích và phủ Chúa Trịnh trong Thượng kinh ký sự 150
GIỚI THIỆU SÁCH
ĐÀO VĨNH
Chiều sâu lặng lẽ 157