Thứ năm, 28/03/2024,


Người làm thơ không có “THẺ” (Chử Thu Hằng) (20/01/2013) 
 
 
Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua mùa kết nạp. Với 600 đơn xin vào Hội năm nay, chỉ có 25 người toại nguyện, trong đó có 10 Hội viên được kết nạp bởi Thơ. Xem thế đủ biết cánh cửa Thơ để bước vào Hội Nhà văn là rất hẹp. Và, với tốc độ kết nạp Hội viên như vậy, chắc chắn sẽ có rất nhiều người làm thơ suốt đời không có THẺ-NHÀ-THƠ.
Không chỉ Hội Nhà văn Việt Nam, nhiều năm trước, Hội Nhà văn Hà Nội cũng có tiếng là chặt chẽ trong việc phát triển Hội viên. Nghe đâu, hồi ấy, lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà văn HN đã qui định mỗi năm chỉ kết nạp 5 Hội viên Thơ, khiến cho số đơn xin vào Hội tồn lại gần 400 người. Thậm chí có Nhà thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, nộp đơn xin vào Hội Nhà văn Hà Nội 8 năm vẫn không được duyệt. (!)
Trong một bài viết của mình, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã viết:
“... thơ hay đâu ở cái danh Nhà thơ, hay Hội viên này nọ. Thơ hay là tiếng nói chân thật đã được chưng cất một cách rất riêng của mỗi công dân, bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, giàu nghèo.
... thơ hay thường xuất hiện trên các trang blog, giống như kho tàng Nhật ký thơ của các tác giả không chuyên. Họ yên lặng sống với nghề nghiệp của mình, bằng lòng với cuộc sống vật chất còn đầy gian khổ của mình, nhưng biết tự thăng hoa trong vườn tao đàn thi ca để nâng cao chất lượng sống cho mình và chia vui cùng bè bạn. Liệu việc hái lượm, ươm ấp và vun xới cho những tài năng trong dân gian này có phải là trách nhiệm của xã hội, trước hết là của Hội Nhà văn hay không
?”
Câu hỏi này xin để các vị có trách nhiệm trả lời. Thật ra, dù có hay không được kết nạp vào Hội thì những người bị “Giời đày làm thơ” (Nguyễn Bính) này vẫn cứ viết để giải tỏa đam mê của chính mình. Thơ vẫn là một thú chơi tao nhã và sang trọng, là nơi để họ kí thác những buồn vui, là chiếc phao cứu sinh cho họ bám vào bơi qua kiếp nhân sinh nhọc nhằn chẳng dễ gì chia sẻ. Một trong những nhà thơ không chuyên đó là Nguyễn Đình Hiển. Ông từng là Giám đốc Công ty xe buýt Hà Nội, từng có hàng chục bài thơ được phổ nhạc, phát trên làn sóng Quốc gia. Lúc nào ông cũng hết sức bận bịu vì được Bạn Thơ cả nước mời mọc, lôi kéo làm khách danh dự của các chiếu thơ. Ông là một Nhà thơ đích thực được Bạn Thơ mến mộ, công nhận, bằng các tác phẩm của mình.
 
 
 
 
 
THƠ NGUYỄN ĐÌNH HIỂN
 
 
NGHĨ VỀ TỔ QUỐC
 
Nhiều lúc muốn nhổ tre lên quá
Mà biết tìm ngựa sắt ở đâu
Sông còn đó ngàn năm phù sa máu
Núi còn kia vạn thuở trắng cờ lau
 
Còn một chút Đống Đa trong huyết quản
Thì con tim gửi ở phía địa đầu
Đất đã uốn cong mình hình tầm sét
Biển giăng đầy lưới bủa dưới thẳm sâu
 
Ôi Tổ quốc oai linh mà giận dữ
Còn Liễu Thăng thì còn phải cụt đầu.
 
 
CÁNH CÒ
 
Không còn giời nữa mà bay
Nghiêng đâu cũng thấy đất đầy bão giông
 
Bao mùa chở nắng qua sông
Mà nay chớp trắng mãi không thấy về
 
Sợ từng cành mỏi bờ tre
Sợ ca dao với con đê đổi màu
 
Bây giờ mò tép ở đâu?
Nơi nao còn chốn nông sâu mà tìm.
 
 
MÙA XUÂN
 
Cạn ly rượu ngoảnh lại thấy mùa xuân
Đang chuếnh choáng cài hoa lên cành cũ
Ta thức trọn cả mùa đông không ngủ
Trách xuân sang sao chẳng báo ngày
 
Gẩy điệu đàn trong gió mê say
Thổi hồng vào tháng năm tê tái
Ta muốn quên đi câu chuyện xưa mê dại
Dằng dặc miên man chẳng nhớ mùa
 
Xuân đánh thức cả trời lá vàng khô
Rắc xanh vào khóm dây leo mơ màng bên cửa sổ
Đánh đắm cả thuyền hoa ngoài ngõ
Lạc trong xuân thấp thoáng nhận ra mình
 
 
XUÂN THÌ
 
Anh hát câu gì sao cứ tình bằng mãi
Có thương nhau thì xin giải nhời ra
Đừng rắc rối con đò, rắc rối cây đa
Còn bày đặt qua cầu cởi áo
 
Lội qua sông nghe trúc xinh ngoan bảo
Cau trầu phiền mà chi...
Áo mớ ba em mặc buổi xuân thì
Anh đếm ngược thành thử ra mớ bảy
 
Bói hoa cau phải nhau từ dạo ấy
Sóng sánh đầy... bỏ lại những í a...
 
 
 
 
NGÕ XUÂN
 
Hoa mận nở cuối ngõ
Ngập ngừng đứng đợi xuân
Sương cũ như âm thầm
Rắc mơ vào trống trải
 
Một mùa đông hoang hoải
Đang gập ghềnh trôi đi
Gió mắc mớ điều chi
Mà xôn xao đầu ngõ
 
Với rất nhiều dang dở
Tưởng thực hóa như đùa
Vẫn biết đã ngày xưa
Mà mong xanh lại nẩy
 
Thôi thì buồn từ ấy
Một mùa quên bắt đầu...
 
Xuân Quý Tỵ
 
 
 
CÂU QUAN HỌ ĐÁNH RƠI
 
Đêm Chính Kinh trổ phách mải đầy vơi
Giã bạn rồi Quan họ về ai nỡ
Câu hát đánh rơi... “Người ơi người ở...”
Các liền em bỏ nhớ các liền anh
 
Áo tứ thân thắt dải nhiễu nhuộm xanh
Khăn mỏ quạ chít ngang lời tình tứ
Câu hát buông lơi mắc dăng duyên nợ
Đến hẹn rồi... Ai ơi nhớ lại lên...
 
Trầu cánh phượng khen tay ai khéo têm
Cho vôi thắm lá trầu xanh thêm đỏ
Quan họ về khắc khoải thêm miền nhớ
Thắt lưng xanh như bỏ lại trong nhau
 
Trúc xinh ngoan ai dệt bắc nên cầu
Cho con sít lội mãi trong câu hát
Lơ thơ chảy con sông Cầu dào dạt
Ối a trôi... câu Quan họ đánh rơi...
N.Đ.H
 
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Đặng hữu Lượng - danghuuluonga7@gmail.com - 0313751378 - Soos9a7 Vạn mỹ Ngô Quyền Hải phòng  (Ngày 04/05/2013 17:45:57)


TÂM SỰ

Xin chào nhà thơ Chử Thu Hằng . Đọc bai chính luân " NGƯỜI LÀM THƠI KHÔNG CÓ THẺ " Và bại họa của ông Nguyễn Tiến Bình . Tôi thật xúc động . Tôi thấy nói như GS Nguyễn Lân Dũng là hết ý lắm và Ông Bình nói đúng rằng nhiều nhà thơ " Tra tấn đến khổ người đọc; toàn câu chữ vẩn vơ, lòng thòng,lằng nhằng, diễn tả lòng vòng, ý tứ mù mờ; thơ không ra thơ, văn không ra văn;đọc thơ mà như ăn phải sỏi đá, gai góc, nghĩ suy nhức óc mà chẳng hiểu họ nói gì.Đúng là Phi,Mỹ la tinh lẫn với Âu,và ..."

Tôi không phải nhà thơ - chỉ là người yêu thơ - Nhiều lần gặp những bài thơ ( Ông Bình đã nói ) chỉ dám nghĩ mình kém cỏi không hiểu nói gì thôi chứ không dám bình luận .

Nay ông Bình nói ra những điều mà tôi tâm đăc - cám ơn ông .
Còn tôi thì cố thành NHÀ THƠ CỦA MÌNH mà thôi .

Cám ơn nhà thơ Chử Thu Hằng đã viết bài chính luận này , cổ vũ cho hàng triệu nhà thơ không có thẻ và động viên cho tâm hồn họ mãi mãi đẹp như những vần thơ mà họ đã và sắp viết góp cho đời sống tinh thần của dân tọc !

Xin chào - Hẹn gặp lại

 

  Nguyễn Tiến Bình - tienbinh_nguyen@yahoo.com.vn - 01686711077 - Số 111 , A6 , phố 8-3 , Hà Nội  (Ngày 22/01/2013 22:01:05)


Tối hôm qua, tôi đọc bài viết của nhà thơ Chử Thu Hằng và chùm thơ chị chọn của nhà thơ Nguyễn Đình Hiển. Do thích thú lời viết giới thiệu và chùm thơ, nên hôm nay tôi dọc lại.Càng đọc càng thấy đồng cảm với bài viết và thơ. Thơ NĐH, cũng là thơ thể tự do,mà đọc là cảm nhận được ngay, và xúc cảm dâng trào tức khắc;đó-thơ hay là cái chắc,chứ không như một số người đang tụ nhập vào trào lưu "thơ mới", "đổi mới thơ",rất lơ mơ,có khi vô bổ, bằng đánh đố, tra tấn đến khổ người đọc; toàn câu chữ vẩn vơ, lòng thòng,lằng nhằng, diễn tả lòng vòng, ý tứ mù mờ; thơ không ra thơ, văn không ra văn;đọc thơ mà như ăn phải sỏi đá, gai góc, nghĩ suy nhức óc mà chẳng hiểu họ nói gì.Đúng là Phi,Mỹ la tinh lẫn với Âu,và gần như còn đâu là Á- phương Đông,trong đó có truyền thống cha ông người Việt. Thật là, thơ kiểu ấy,chẳng đâu vào đâu.Thế mà, hình như trào lưu này đang cố đẩy lên hàng đầu, cả sự sùng bái; và một số người theo kiểu này đã gặt hái được kha khá lợi danh..., nhất là cửa vào đây đó, đã mở cánh rộng dành mời cho họ.Nhưng, có xứng đáng hay không, trước truyền thống văn chương,văn hóa, nét văn hiến cha ông; và ước mong, sở thích,tâm, trí...của đại chúng dân tộc Việt Nam,âu cũng là điều phải nói nhiều, cần nhiều thời gian để phân định, để tôn kính, làm theo truyền thống cũ mà hay, còn là bậc thầy của cái mới, mà dở.Có thể nói một câu thô mộc thế này, để hỏi:Làm thơ, mà đông đảo người đọc không thích, không hiểu,không cảm nhận được, thì làm thơ làm gì!
Trở lại bài viết, nhiều ý tứ của nhà thơ Chử Thu Hằng,bằng cảm nhận có trí tuệ, và tài năng chọn dẫn chứng,với việc lấy câu nói sắc nét, chí tình của vị Giáo sư khả kính- Nguyễn Lân Dũng,ai cũng hiểu được nhiều điều tích cực, bổ ích từ lịch sử, truyền thống,dân tộc, tài năng dân gian...
Xin được chia sẻ với tác giả- nhà thơ Chử Thu Hằng và bạn đọc cùng sở thích,

Các bài khác: