Thứ hai, 29/04/2024,


Chiêu sinh lớp Sáng tác và thẩm bình văn chương (06/12/2012) 


Khóa học dành cho: Các cây bút sáng tác thơ/truyện ngắn chuyên và không chuyên. Người có nhu cầu thẩm bình, đánh giá, phân tích thơ/truyện ngắn; hiểu sâu hơn về kĩ năng viết, “bếp núc” sáng tác để bổ trợ tốt hơn cho các công việc sáng tác văn chương, làm báo, biên tập, giảng dạy ngữ văn. Trong quá trình học tập, những tác phẩm có chất lượng của học viên sẽ được đăng tải trên các báo lớn của Trung ương đóng tại Hà Nội. Hoàn thành khóa học, học viên sẽ được Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cấp Chứng chỉ đào tạo.

 
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA
KHOA VIẾT VĂN-BÁO CHÍ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o--------
THÔNG BÁO
Chiêu sinh lớp Sáng tác và thẩm bình văn chương - khóa 2
 
Nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng sáng tác và thẩm định văn chương của đông đảo các cây bút chuyên và không chuyên, các biên tập viên trang văn hóa văn nghệ báo chí, biên tập viên các nhà xuất bản và đơn vị làm sách, các giáo viên ngữ văn; tạo điều kiện cho người viết, người biên tập, người làm công tác văn chương có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm sáng tác, biên tập với các nhà văn nhà thơ nổi tiếng, Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức lớp Sáng tác và thẩm bình văn chương - khóa 2 do các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu-lí luận, phê bình văn học có uy tín trực tiếp đứng lớp.
- Đơn vị liên kết tổ chức: Công ty Truyền thông Hà Thế
- Thời gian: 16 ngày, vào các ngày thứ 7-chủ nhật trong tháng 1-2/ 2013.
- Địa điểm: Tại Hà Nội.
Ban tổ chức sẽ thông báo cụ thể thời gian và địa điểm trong Giấy mời nhập học.
1. Đối tượng theo học và quyền lợi được hưởng:
- Khóa học dành cho:
* Các cây bút sáng tác thơ/truyện ngắn chuyên và không chuyên.
* Người có nhu cầu thẩm bình, đánh giá, phân tích thơ/truyện ngắn; hiểu sâu hơn về kĩ năng viết, “bếp núc” sáng tác để bổ trợ tốt hơn cho các công việc sáng tác văn chương, làm báo, biên tập, giảng dạy ngữ văn, …
- Trong quá trình học tập, những tác phẩm có chất lượng của học viên sẽ được đăng tải trên các báo lớn của Trung ương đóng tại Hà Nội. Hoàn thành khóa học, học viên sẽ được Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cấp Chứng chỉ đào tạo.
2. Hồ sơ bao gồm:
-  01 Đơn xin tham gia khóa học
- 01 bản Lí lịch tự thuật về bản thân (tiểu sử, hoạt động, sáng tác…)
- Từ 3-5 bài thơ; hoặc 1-3 truyện ngắn, 1-3 bài thẩm định, phê bình thơ/truyện ngắn đã in hoặc dạng bản thảo chưa công bố (đánh máy font chữ Times New Roman, co chữ 14, in một mặt).
 - 02 ảnh 4x6 và 02 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ.
3. Học phí : 3.000.000 VND (Ba triệu đồng)/ học viên  
(bao gồm học phí, chi trả tài liệu, quản lý phí).
4. Thời hạn đăng kí và nộp hồ sơ:
- Thời gian: Từ ngày 05 tháng 12 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012
- Địa điểm: Văn phòng chiêu sinh: Công ty Truyền thông Hà Thế, số 34b, ngách 47, ngõ 278, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 043.5142809 (gặp nhân viên phụ trách nhận hồ sơ chiêu sinh).
- Học viên có thể đến đăng kí, nộp hồ sơ và học phí trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.  
Khi cần, liên hệ với GV phụ trách lớp: nhà thơ Bàng Ái Thơ, ĐT: 0912792711.
Hoặc nhân viên phụ trách nhận hồ sơ:  Bùi Thu Hà, ĐT:0974051425.
Thông tin chi tiết vê khóa học được đăng tải trên trang web: http://vietvan.vn và http://tonvinhvanhoadoc.vn
(Ban Tổ chức có liên hệ với nơi ăn nghỉ, gần lớp học, nếu ai có nhu cầu xin vui lòng đăng ký trước để tiện sắp xếp).
5/ Nội dung chương trình:
Số TT
Nội dung/ Số tiết
Giảng viên
1
 
2
Một số vấn đề chung về lí thuyết thể loại truyện ngắn
Một số vấn đề chung về lí thuyết thể loại thơ
5 tiết
Các nhà văn: Bùi Việt Thắng,  PGS TS Văn Giá
 
TS - Nhà NCPBVH Chu Văn Sơn
3
Ý tưởng, Đề tài & Tình huống truyện ngắn
5 tiết
Các nhà văn: Lê Minh Khuê, Khuất Quang Thuỵ, Sương Nguyệt Minh, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà
4
Nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn
5 tiết
Các nhà văn: Lê Minh Khuê, Khuất Quang Thuỵ, Sương Nguyệt Minh, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà
5
Kết cấu & Chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn
5 tiết
Các nhà văn: Lê Minh Khuê, Khuất Quang Thuỵ, Sương Nguyệt Minh, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà
6
Ngôn ngữ & Giọng điệu truyện ngắn
5 tiết
Các nhà văn: Lê Minh Khuê, Khuất Quang Thuỵ, Sương Nguyệt Minh, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà
7
Thi hứng, Tứ thơ
5 tiết
Các nhà thơ: Bằng Việt, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Việt Chiến, Hữu Việt
8
Thể thơ, Nhịp điệu (nhạc tính) của thơ
5 tiết
Các nhà thơ: Bằng Việt, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Việt Chiến, Hữu Việt
9
Kết cấu và thi ảnh của bài thơ
10 tiết
Các nhà thơ: Bằng Việt, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Việt Chiến, Hữu Việt
10
Ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm thơ
5 tiết
Các nhà thơ: Bằng Việt, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Việt Chiến, Hữu Việt
11
Phân tích & thẩm bình tác phẩm truyện ngắn/ thơ
5 tiết
Bùi Việt Thắng, Văn Giá, Chu Văn Sơn
12
Thực hành viết bài phê bình tác phẩm truyện ngắn/ thơ
5 tiết
Bùi Việt Thắng, Chu Văn Sơn, Văn Giá
13
Sáng tác, Thảo luận, Góp ý, Sửa chữa & Nghiệm thu  (theo nhóm)
10 tiết
Các giảng viên
14
Các khuynh hướng cách tân văn học hiện nay
5 tiết
Phạm Xuân Nguyên
15
Thực tế sáng tác
20 tiết
BTC;các giảng viên và nhà văn tham gia giảng dạy.
16
Tổng kết lớp- Chia tay
10 tiết
Toàn thể
 
Chương trình ngoại khóa:
Trong quá trình học tập, lớp sẽ tổ chức một số hoạt động xen kẽ:
1. Dịch giả Trần Đình Hiến nói chuyện, giao lưu.
2. Tham quan một số địa chỉ văn học nổi tiếng như Toà soạn báo Văn nghệ, Toà soạn Văn nghệ Quân đội, Thăm khu tưởng niệm nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân; thăm nhà văn Tô Hoài.
3. Giao lưu với một số nhà văn nhà thơ, nhà NC- LLPB có uy tínsống và viết tại Hà Nội.
4. Giao lưu với các nhà văn nhà thơ trẻ: Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy, Phan Huyền Thư.
5. Giao lưu với các nghệ sĩ (hội họa, âm nhạc…) tại Hà Nội.
6. Ngoài ra sẽ tổ chức xem một số bộ phim nổi tiếng được chuyển thể từ tác phẩm văn học (qua băng đĩa, hoặc tại rạp chiếu của Hội Điện ảnh).
Ghi chú: Đây là khung chương trình. BTC lớp học sẽ sắp xếp Thời khóa biểu hợp lý cho từng buổi học theo khung chương trình này.
 
 
                                                         CHỦ NHIỆM KHOA   
             
                                                       PGS.TS Văn Giá 
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Văn Giá - vangia59@gmail.com - 0912114445 - Truwongf ĐH Văn hóa Hà Nội  (Ngày 08/12/2012 21:05:10)

     Kính gửi ông Hoàng Văn Luận!

    Cảm ơn ông đã quan tâm đến chương trình mở lớp của chúng tôi. Quả như ông nói, lớp học này mới chỉ phù hợp với những người đang sinh sống tại Hà Nội (và các vùng phụ cận). Chúng tôi cũng rất muốn mở lớp tập trung vào một đợt học liên tục trong 2 tuần (như khóa 1 đã tiến hành). Tuy nhiên, chúng tôi chủ trương đa dạng hóa hình thức mở lớp: có lớp theo kỳ, có lớp theo đợt, có lớp 2 tuần, có lớp 1 tháng... Riêng lần này, do một số điều kiện cụ thể, chúng tôi đã quyết định như vậy. Ngay sau khi kết thức lớp học này, chúng tôi sẽ mở lớp theo đợt học liên tục trong vòng 2 tuần (như ông mong muốn). Lúc đó hy vọng ông và những người bạn văn chương của ông nhiệt tình tham gia.

     Trân trọng cảm ơn ông và kính chúc ông sức khỏe, niềm vui và dồi dào sáng tạo. Rất mong ông cùng các văn hữu thông cảm, vui lòng chờ đón Lớp học Khóa 3 tiếp theo.

     Nhà văn Văn Giá.

  Hoàng Văn Luận - hoangthaochi87@yahoo.com.vn - 0946370099 - 108 Phan Văn Trường ,TP Huế  (Ngày 08/12/2012 14:51:47)

Kính Gửi PGS.TS Văn Gía!
Xin cảm ơn ông và BTC đã có nhã ý mở lớp bồi dưỡng sáng tác cho những người yêu thích sáng tác văn học. Tôi là người viết nghiệp dư, khi biết thông tin này tôi rất muốn tham gia. Nhưng tôi thấy lịch học không hề phù hợp với hoàn cảnh của bản thân tôi và những anh chị em không sống trên thủ đô cho lắm.( hiện tôi đang sống ở Huế)Tôi có thể nghỉ hẳn 16 ngày để hoàn thành kì học tại HN. Nhưng không thể mỗi thứ sáu lại đi tầu hoặc ô tô ra HN để học hai buổi thứ bẩy và chủ nhật trong cả hai tháng 1,2/2013 được. Như vậy rất cách rách về mặt thời gian và lãng phí về tiền bạc.Nếu cứ theo lịch học hiện tại thì tôi phải đi về khoảng 8 lần. Số tiền chi phí cho đi lại khoảng 7 triệu đồng, nhưng điều quan trọng nhất là không an toàn. Vậy tôi mạo muội nêu những điều bất cập trên với ông, để ông và BTC có thể nghiên cứu lại về lich học , để những người ở mọi miền đất nước có thể tham gia được chăng? Lịch học này chỉ phù hợp cho những người đang sống ở HN mà thôi. Tôi xin ông và BTC hãy tạo điều kiện cho những người ở xa như chúng tôi một chút. Xin đội ơn ông!
Kính thư: Hoàng Văn Luận.

Các bài khác: