Thứ sáu, 29/03/2024,


Tác giả Hương Sinh với vườn thơ lục bát Tri Ân (Song Vũ Hoàng Phương) (18/10/2012) 

  Nữ tác giả Hương Sinh! Vừa gửi tới bạn đọc yêu thơ tập thơ đầu tay có tên gọi : TRI ÂN !(NXB Hội nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của chị.

 

Bìa tập thơ "Tri Ân" (NXB Hội nhà văn)

 

          Đọc TRI ÂN của Hương Sinh ! Nhiều người nói- Xem ra Hương Sinh đến với thơ hơi muộn mằn . Tôi lại không nghĩ vậy. Bởi thơ không có tuổi, vả lại thơ như quả trên cây, khi đủ hương sắc quả mới tới độ chin. Nói rộng hơn đây chính là sự ái kỳ của thơ. Ai đã đam mê nó ngay từ đầu, không dễ gì dứt áo ra đi được.
Dù rằng: Vì một lý do, hoàn cảnh, điều kiện nào?khiến họ phải rẽ ngang theo một ngả khác.Để rồi có thành danh thành phận tới đâu. Ở mức độ nào? Cuối cùng họ vẫn quay về với niềm đam mê ban đầu vốn có với thơ!
-       Hương Sinh là một người như vậy.
      Đọc lục bát TRI ÂN ! Tôi mạo muội chị, đặt tên tập thơ cho bài viết này. 46 bài thơ trong tập duy nhất hai bài không phải thể lục bát. Điều này cho thấy Hương Sinh tỏ rõ ý thức và sự trân trọng đắm say của mình với thơ lục bát. Một thể thơ gan ruột của dân tộc ta. Nó đã trường tồn và phát triển qua bao nhiêu năm, tháng biến thiên lịch sự phát triển thi ca nước nhà. Hương Sinh ! Đã tìm thấy được hồn quê, đất Việt trong thể thơ này.
       Tôi đọc TRI ÂN ! Tôi đã nhận ra và tự cắt nghĩa lý do khiến Hương Sinh đam mê đi đến với thể thơ này.
       Trong hai lần, hai bài thơ chị viết, khi tới dự Lễ hội tôn vinh thơ lục bát hàng năm vào ngày mùng sáu tháng tám ( âm lịch).
    Từ quê tay xách- nách mang / Nong nia thúng mủng dần sàng vui reo/ Chõng tre từ xóm quê nghèo / Một tàu cọ cũng mang theo đến cùng/ Mời người bát nước vối bung/ Bánh đa, khoai luộc vui chung quán này/ Miếng trầu cánh phượng
Trên tay/ Trao câu ước hẹn ngày này năm sau/...
    Hương Sinh ! Yêu thiết tha và gắn bó máu thịt với miền quê Châu thổ sông Hồng , nơi chị sinh ra và lớn lên ( quê nhãn Hưng Yên).
       Chị về dự Lễ hội lục bát .Chị mang theo tấm lòng đam mê thơ lục bát , lẫn vật chất toàn đặc sản nông dân. Sao mà gần gũi thân thương đến thế. Phải chăng những thứ này ( tinh thần- vật chất )chính hồn quê đất Việt là đây. Hương Sinh đã dành ý tưởng, cô đọng cảm xúc, để cấu trúc lên những bài thơ lục bát mượt mà, chân thật, tôn vinh ngày Lễ hội thơ lục bát tổ chức giữa lòng Hà Nội.
       Lạc rang ngô nướng ai mua / Tiếng rao lạc cả lối trưa ngỡ ngàng / Oằn vai khắp nẻo lang thang / Nắng mưa gánh những ngổn ngang phận đời / .
      Tôi cho đây là những câu thơ hay. Hương Sinh viết rất thực. Người đọc thấy se se nơi cánh mũi. Bắp ngô, hạt lạc, củ khoai, bông lúa. Chắt lọc bao hương lúa, hương đời quện vào nhau mới có được . Vậy mà tiếng rao bán “lạc cả lối trưa”.
      Trong khi cả xã hội đang diễn ra hàng ngày, nhịp sống đô thị hóa xoay đến chóng mặt . Nhất là các thành phố lớn đang phô diễn cơ chế thị trường . Với phạm trù công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,thời kỳ hội nhập. Nó kéo theo bao nhiêu biến đổi trong lòng người, lẫn tình đời . Chị vui đấy. Chị cũng buồn đấy!
... Tôi ngồi nghe gió ngừng nghe / tiếng rao bỗng chốc ướt nhòe màn đêm /.../
    Những câu thơ : lục bát TRI ÂN ! Là sự đồng cảm, sự sẻ chia của Hương Sinh. Không chỉ đẹp ở vần thơ, âm điệu lục bát thanh thoát nhẹ nhàng. Nó còn đẹp ở tình người mặn nồng. Biết nâng niu kính trọng người nông dân xưa nay vẫn là vậy.
     Vai gầy gánh những nắng mưa / đi mòn năm tháng vẫn chưa hết nghèo / Củ khoai củ sắn chia đôi / Quả cà nén, nước mưa trời chan cơm / Đêm đông ấm với rạ rơm / Hanh hao mẹ dệt thảo thơm tháng ngày /.
    Hương Sinh! Xuất thân từ mảnh đất nông thôn . Chị mang phẩm chất nông dân ( Một vui chia sẻ cùng nhau / Ngàn buồn giữ lại nén sâu trong lòng).
    Tới tuổi lập thân, lập nghiệp. Chị trở thành cô giáo làng , tính nhân văn cao đẹp của người nông dân càng khơi mở nhuần nhị , sâu đằm và ấm áp hơn nhiều.
     “ Quê hương hũ mắm vại cà / Bên nồi bánh đúc đổ ra góc sàng”
   Đọc những câu thơ như thế! Hương Sinh! Nếu không phải là người của đồng lúa , bãi ngô . Hồn quê đã ăn vào máu thịt . Không có s quan sát tinh tế . Làm sao, trong cảm xúc thúc hối chị viết ra những câu thơ mộc mạc , chân thành , chân thật đến như vậy.
     Nhất là những bài chị viết cho chính mình , cho cha mẹ, anh chị em, bạn hữu. Như ở bài . Nén nhang thăm cha mẹ!
    “ Quặn lòng gạn đục khơi trong / Mỏi mòn đời mẹ thân tằm đời cha / Cũng là một kiếp người qua / Chõng tre vời gió gian nhà mỏng manh / .
      Còn đây là những câu thơ đúng nghĩa của sự TRI ÂN!
Lòng cảm thương bao dung độ lượng, cũng là sự thấu hiểu cặn kẽ : Kiếp nhân sinh một đời người / Chàng Nô cũng một kiếp người / Tiếng lòng có tự lứa đôi thật mà ( tội Thị Màu)
     Chí đi ai để khăn tang / một mình tôi những ngổn ngang phận đời / …/ Từ nay tôi lại ngẩn ngơ / cháo hành bốc khói biết chờ ai ăn /       ( lời Thị Nở)
     Người thì nhiều - việc thì thưa / Bán công mua những thiếu thừa rủi may!         ( chợ )
     Đọc những câu thơ này thật đáng quý tấm lòng đam mê thơ ca bao nhiêu. Tôi càng trân trọng ý thức trách nhiệm trong lao động sáng tạo nghệ thuật của chị bằng những tãi bày. Khi chị viết những câu thơ gan ruột của mình đối với cha mẹ.Tình đời - tình người. Bài thơ nào của chị cũng sâu đằm , ngổn ngang  sắc màu cuộc sống vui buồn đan chen dắt díu nhau đi vào thơ chị. Làm người đọc cứ ngậm ngùi trăn trở trước những nỗi đau đời. Thương cảm những mảnh đời,kiếp người đang lật đật long đong:
     Sớm ra vai gánh mưa tràn / Chiều về đầu đội nắng chan cháy đồng / .../ Quần thì ống thấp ống cao / Đồng rau đồng muối chị thao thức hoài / ...   ( chợ ).
     Nói vậy! Lục bát TRI ÂN của hương Sinh ! Không chỉ là sự cảm thông với những thân phận của con người .Thiếu hụt tình cảm ở mỗi cung bậc hoàn cảnh. Ngược lại giọng thơ của Hương Sinh rất sảng khoái, phóng đãng yêu đời, yêu người, yêu thơ đến nao lòng.Người đọc nhận thấy những nét đẹp tiềm ẩn trong con người đất quê.
       Nảy mầm từ điệu ca dao / Vành nôi khúc hát ngọt ngào bay xa / Cánh cò cõng nắng vườn nhà / Non xanh từ thuở ông cha vọng về /         ( Vườn nhà ).
       Chợ tình ai đến mua tình / Dẫu khấp khỉu dẫu gập gềnh vẫn leo / Dẫu chồn chân vẫn muốn trèo / Hương hoa sắc thắm cùng theo dặm trường /        ( chợ tình ).
      Bên cạnh những bài thơ trữ tình sâu nắng hồn quê đất Việt tình người. Ngợi ca điều hay cái đẹp, cuộc sống mới, thời đại mới. Hương Sinh! Còn có những bài thơ tình nặng trĩu bao dung, nhân hậu thủy chung nghĩa tình sau trước trong quan hệ vợ chồng, cha con, bà cháu, bạn tình...!Có thể nhận thấy thơ tình yêu lứa đôi của Hương Sinh ! Người đọc đôi khi cũng thấy trào dâng một nỗi buồn man mát, nôn nao trong lòng. Về những mất mát, những định mệnh. Những thiếu hụt chút vị tình người dẫn đến cảnh “ cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” . Trong lục bát TRI ÂN ! Vẫn toát lên được ý thức trách nhiệm của người cầm bút. Hương Sinh ! Không viết theo lối liệt kê .Sự vụ , đi sâu vào mưu mảnh – vụn vặt, cơ hội. Chị dùng những khẩu ngữ, động viên sẻ chia đồng cảm.
    +Gian nhà một bóng đơn côi / Hắt hưu lại thấy chị ngồi hát ru / Vườn chiều nhạt sợi nắng thu /Chùm nhăn trán chị suy tư điều gì?        ( Phận mình )
    + Phận đời nào có ai hay / Mặn mòi trộn với đắng cay chất chồng /..                 ( chợ )
    + Thương thân quá lứa lỡ thì / Tựa vào Chí cũng vân vi phận nghèo / Bên nhau gồng cái gieo neo / Dưới trăng đôi lứa trong veo tiếng cười /                      ( lời Thị Nở ).
    + Ý thức ngợi ca mối tình nghèo, như: Chuyện tình Thị Nở Chí Phèo! trở thành một thông điệp nhắn gửi tới lớp trẻ hôm nay. Người đời buồn thay khi phải chứng kiến một số lớp trẻ đang làm mất đi hình ảnh đẹp của tình yêu lứa đôi. Bằng những quan điểm yêu thực dụng. Chạy theo mốt thời hiện đại hóa (mà không phải hiện đại).
 Đó là những mối tình cơ hội. Trước sau rồi sẽ lụy tàn.
 Hương Sinh! Có sự dụng công tìm tòi tứ thơ, cấu trúc nội dung bằng ngôn ngữ thơ lục bát, mang độ cảm xúc dịu ngọt nhịp điệu. niêm luật chắc, giầu vốn từ vựng tiếng Việt, để viết nên những câu thơ giầu hình ảnh, rung động lòng người, tránh được những dễ dãi , sa vào hình thức liệt kê, kể nể sự vụ vụn vặt, văn vẻ đơn điệu.
    Tuy vậy. Nhiều câu trong một số bài chưa thoát được ý tưởng nghĩa chưa rộng , hoặc câu thơ vẫn chưa vượt qua ranh giới giữa ca dao và thơ lục bát, có những câu làm người đọc phải suy diễn vì sự truyền tải thông tin còn hạn chế.
     Mẹ cho áo rách một manh / Tháng năm lầm lũi vá thành lụa tơ / Nào đâu ruộng- nào đâu bờ / Trang đời luống chữ vần thơ nảy mầm     ( trang đời ).
    Đọc kỹ “lục bát TRI ÂN” tôi càng nhận rõ Hương Sinh là cây bút nữ, mới trình làng tập thơ đầu tay. Nhưng đã có những sáng tạo, miệt mài trong sáng tác, đã biết tự mình vươn lên chính mình. Không như một số cây bút khác của sân chơi thơ câu lạc bộ , những người này vẫn mang quan điểm lỗi thời (văn mình vợ người ) thiếu sự cầu thị. Có người còn ngộ nhận thơ lục bát là thể thơ dễ viết nhất, nên thường rơi vào trạng thái ca dao. Hò vè chứ đâu phải là thơ!
     Hương Sinh! Là cây bút biết tìm kiếm bằng kênh giao lưu- trao đổi - cầu thị và học hỏi. Nên tập TRI ÂN của Hương Sinh. Phần nào có chút đóng góp cho thơ lục bát được nhiều vấn đề quan trọng trong cuộc sống xã hội hóa văn học, làm vợi đi quan điểm của lớp trẻ. Cho rằng: Thơ lục bát cổ xưa
       Tuy vậy lục bát TRI ÂN! Của Hương Sinh! Vẫn còn lộ ra những điều đòi hỏi chị phải có sự cố gắng vươn lên hơn nữa .Nhất là chất thi sĩ trong thơ, hoặc đề tài cần mở rộng biên độ thơ. Phù hợp mọi tầng lớp đọc giả hiện nay.
     Đứng trước một xã hội thực tại, còn nhiều đường ngang ngách trái nhân tình. Thế cuộc, khôn lường trong lòng người, tình người. Xô bồ trong cuộc sống ”thương trường là chiến trường”.
    Song với tập lục bát TRI ÂN! Của Hương Sinh. Tôi cho rằng ai đó thẩm định kỹ tính đến mấy. Không phủ nhận được. Trong thời đại hiện nay mọi người vừa là độc giả, vừa là tác giả khi lần đọc TRI ÂN. Không sợ hao phí thời gian.
     Vì rằng: Bằng bút pháp cổ truyền lục bát – Hương Sinh đã có sáng tạo – những vần tuân thủ đầy đủ những gì lục bát vốn có phù hợp hiện thực hôm nay. Nên TRI ÂN đã neo lại trong lòng người đọc yêu thơ ấn tượng đẹp đẽ. Điều này khảng định rõ nét Hương Sinh đã biết bám sâu ý tưởng tìm chọn lục bát làm chủ lực cho giọng điệu thơ chị. Hiện thực cuộc sống. Ý thức trách nhiệm người cầm bút là nhân tố giúp chị có được những thành công ban đầu tôi tin rằng. Sau tập TRI ÂN này – nó không chỉ là dăm ba nụ hoa hồng . Nó sẽ là vườn hồng thơm ngát đủ sức tỏa hương lên áo người đi qua vườn thơ của chị. Vườn thơ: Lục bát Hương Sinh.
 
Song Vũ Hoàng Phương
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: