Gần 50 năm trong nghề, Trần Quang đã là một gương mặt, một cái tên quen thuộc với những người yêu điện ảnh nước nhà. Sau một thời gian đoàn tụ gia đình tại Mỹ, một năm trở lại đây, anh về Việt
Đi Mỹ học hỏi
Tiếng là đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, nhưng trước khi đi Trần Quang đã có lời hứa sẽ học hỏi thêm về điện ảnh, sau này quay về tiếp tục hành nghề theo hướng chuyên nghiệp hơn. Sau 16 năm định cư tại Mỹ, Trần Quang đã trở về thành lập công ty và đang chuẩn bị nhiều dự án làm phim tại quê nhà.
Hồi ấy, khán giả TPHCM đặc biệt ấn tượng với Trần Quang qua vai diễn trung úy Bình trong Con thú tật nguyền của đạo diễn Hồ Quang Minh. Gương mặt lạnh lùng, đầy nam tính với ánh nhìn kiêu bạc, Trần Quang là một nam diễn viên sáng giá mà các đạo diễn thường nghĩ ngay tới anh, khi cần một vai nam cá tính. Sau thành công trong Con thú tật nguyền, anh còn tham gia một số phim khác và trước khi đi đoàn tụ gia đình, Trần Quang lần nữa tạo ấn tượng đẹp qua vai Khanh trong Vết thù năm tháng (đóng chung với Diễm My và Hà Xuyên).
Là diễn viên, Trần Quang còn là tác giả kịch bản của phim này. Bản thân anh cũng nhìn nhận, nhân vật trung úy Bình là vai diễn mà anh thích nhất và Con thú tật nguyền cũng là bộ phim mà anh ưng ý nhất. “Bộ phim đã dùng ngôn ngữ điện ảnh (hình ảnh) nhiều hơn ngôn ngữ đời thường” – Trần Quang nói về ấn tượng của mình với bộ phim. Cả hai nhân vật: trung úy Bình và Khanh đã tạo cho anh nhiều đất diễn và đó là những vai diễn mà nhiều diễn viên “thèm” được hóa thân, được thử sức.
Tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn khóa 1 năm 1963, nhưng phải đến năm 1968, anh mới chính thức trở thành “tài tử” điện ảnh khi tham gia bộ phim Xin nhận nơi này làm quê hương. Từ đó, con đường sự nghiệp của anh bắt đầu rộng mở. Mỗi năm, Trần Quang đều tham gia đóng 1, 2 bộ phim và anh còn được bình chọn là “Ảnh đế”, là diễn viên được yêu thích nhất. Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng mộ điệu, Trần Quang lại quyết định sang Mỹ. “Ngoài việc đoàn tụ gia đình, tôi còn muốn đi để học hỏi thêm về nghề nghiệp, và tôi đã hứa với khán giả của mình rằng, tôi sẽ trở về. Trong lòng tôi luôn mong muốn trở về làm phim, nó như là món nợ phải trả cho khán giả quê nhà. Tôi vui mừng được về nước và sẽ làm phim trong nay mai” – Trần Quang hào hứng nói.
Nghệ thuật không có câu “Xin lỗi! “
Trong tâm thế chuẩn bị làm phim, Trần Quang dành nhiều thời gian xem những bộ phim Việt
Với phim truyền hình, Trần Quang có dịp theo dõi (dù không thường xuyên) bộ phim Cô gái xấu xí. “Không hiểu sao phim lại để cho cô nhân vật chính ăn mặc xấu xí quá. Cô làm trong một tạp chí của công ty thời trang mà ít có khiếu thẩm mỹ về thời trang” – Trần Quang không giấu được vẻ ngạc nhiên – “Ý tưởng tốt nhưng làm không tới nơi khiến người xem bị rơi vào cảm giác hụt hẫng.
Hiện nay chúng ta đang thiếu những bộ phim nghệ thuật đúng nghĩa”. Chỉ qua mấy phim, Trần Quang đã cảm nhận: “Phim Việt
Trần Quang xem rất nhiều, vì với anh, xem phim cũng là cách tích lũy kinh nghiệm và anh khẳng định: “Nghệ thuật đòi hỏi tài năng, chứ không phải sống lâu lên lão làng”. Cũng phải mất nhiều năm tháng, anh mới rút được bài học riêng cho mình: biết nhập vai nhưng cũng phải biết buông vai và trong nghệ thuật không có câu “xin lỗi!”. Luôn đau đáu với nghề và xem điện ảnh là “người tình trăm năm”, Trần Quang muốn cống hiến trọn đời mình cho nghệ thuật và nghệ thuật cũng cho anh niềm vui sống, hạnh phúc, sự say đắm bất tận.
NHƯ HOA
(Báo SGGP)