Chủ nhật, 08/09/2024,


Người "mê thơ đắm đuối" và "99 bài lục bát" (25/06/2012) 

       Trong bài thơ "Say" Nguyễn Tấn On tự nhận mình là người "mê thơ đắm đuối". "99 bài lục bát" -  tập thơ thứ 7 của anh, minh chứng cho điều đó. Đọc tập thơ này tôi cứ nghĩ đến… Bùi Giáng. Không biết có mối dây liên hệ tinh thần nào với nhà thơ tiền bối cùng người xứ Quảng không mà anh rất gần Bùi thi sỹ ở cái sự "dễ" làm thơ. Mai Thảo đã ca tụng: "Bùi Giáng ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ". Nguyễn Tấn On có thể làm thơ bởi duyên cớ nhẹ như gió thoảng, mây bay.


Bìa tập thơ "99 bài luc bát" của Nguyễn Tấn On do NXB Văn học ấn hành

            Bên cạnh đó là những bài thơ da diết tình quê, thương cha, nhớ mẹ. Quảng Ngãi chôn rau, cắt rốn và Đà Lạt 

Tác giả Nguyễn Tấn On

hoa quê hương thứ hai trong thơ anh có vẻ đẹp riêng không lẫn vào ai. Tôi nhớ mãi hình ảnh gánh don của người mẹ nghèo đã nuôi anh ăn học nên người. Từ ký ức tuổi thơ On đã viết câu thơ "Khói đồng ai đốt cho chiều mù cay" vừa hình tượng, vừa cảm giác đọc rất thích. Thơ lục bát Nguyễn Tấn On có tri âm. Anh từng nhận giải thưởng thơ của tạp chí Sông Hương, Áo trắng và tạp chí Lang Bian. Ai cũng biết là thể thơ lục bát dễ viết mà khó hay. Có người còn cho rằng nó là thứ "à ơi" dầm dề trữ tình không phù hợp với nhịp cảm xúc của con người thời hậu hiện đại. Tôi chắc chắn rằng rất ít người làm cái việc in một lúc "99 bài lục bát" của mình như Nguyễn Tấn On. Nhưng người thơ này có cái lý để làm vậy. Một nhà thơ có hoàn cảnh sống và sáng tác đặc biệt đã viết: “Những lúc ngã lòng tôi đã vịn câu thơ mà đứng dậy".

Thơ còn cần thiết cho ai? Câu hỏi đó được đặt ra một cách day dứt trong tình trạng thơ in ra nhiều như bươm bướm mùa xuân. Thơ trước hết cần thiết cho người làm thơ vậy. Huống chi Nguyễn Tấn On còn có bạn bè, thi hữu, dường như rải ra khắp nước. Người có bản tính hồn nhiên trong đời, hồn nhiên trong thơ như Nguyễn Tấn On càng ngày càng hiếm.
 
Mượn lời một nhà phê bình thơ nổi tiếng có thể nói: On có làm thơ đâu; với "99 bài lục bát" On đã để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

Đà Lạt, tháng 6 năm 2012
Nhà thơ Phạm Quốc Ca
 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: