Thứ năm, 16/05/2024,


Thưởng thức thơ bằng linh cảm hay ngoại cảm? (12/10/2011) 
 
Tôi có cảm giác cánh đồng thơ Việt hình như đang mỗi ngày mỗi thiếu đi sự tươi tốt!  Số tập thơ được các nhà xuất bản cấp phép in ra ngày một nhiều, có thể hát lên rằng: “Chưa có bao giờ thơ nhiều như hôm nay” cũng “Chưa có bao giờ thơ lép như hôm nay” !
(Tùng Bách – Tham luận đọc tại Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền trung, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trong 2 ngày 8, 9/10/2011 tại Sầm Sơn – Thanh Hóa).
 
Nữ sinh ĐH Hồng Đức lưu niệm đêm giao lưu thơ. Ảnh: Lãng Ma
Miền Trung - trong lịch sử nước ta còn được gọi Trung Kỳ (Trung Kỳ là tên gọi thời Triều Nguyễn-do vua Minh Mạng đặt ra khi nói đến  phần giữa của Việt Nam  từ năm 1834), Thời  Pháp thuộc Người Pháp cũng gọi là Trung Kỳ - An Nam. Sau hiệp đinh GioneVo 1954 hai miền chia cắt tại vĩ tuyến 17 Chính quyền cộng hòa miền  nam gọi Miền Trung là Trung Phần. Qua nhiều biến động của lịch sử - Miền Trung được coi như trạm trung chuyển hay nơi dừng chân lấy sức của người Việt cổ trong những chuyền di cư về hướng Nam.
Miền Trung là vùng văn hoá không thuộc địa bàn tụ cư lâu đời của người Việt như Miền Bắc. Văn hóa Miền Trung căn bản mang đậm dấu tích Chăm Pa.
Khí hậu Miền Trung quanh năm không được thuận lợi, nắng thì nóng đến cháy da lại thêm thứ gió lào hầm hập. Mưa thì mưa xối xả gây nên những trận lũ lut kinh hoàng uy hiếp tính mạng con người cũng như cướp đi thành quả lao động, mồ hôi xương máu của người dân nơi đây. Lại có mùa mưa dầm dề đến thối đất hàng tháng không thấy mặt trời!
Người Miền Trung đời này tiếp đời khác luôn phải gồng mình chịu đựng, vật lộn giành giật với thiên nhiên từ hạt lúa củ khoai đến những miếng ăn nhỏ nhất! Ấy là  chưa kể đến họa xâm lăng đủ các thứ giặc- Giặc phương Bắc, giặc phương Tây… và các mối thù địch lân cận khác.
  Trong lịch sử Việt Nam, người miền Trung đóng vai trò rất lớn trong chiến đấu lao động sản xuất, bảo vệ và kiến thiết đất nước. Miền Trung đã nảy sinh ra nhiều, những danh nhân hào kiệt ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ước tính không dưới 60% so với những vùng miền khác trong cả nước!
Nếu văn hóa là “cái duyên của cuộc sống”, thì thơ là tình cảm , nhịp điệu của hồn người. Bởi lẽ trong văn hóa có văn nghệ, trong văn nghệ có thơ ca hò vè, Thơ ca vốn sẵn và nhiều  như nước như không khí, có ở khăp nơi mọi chốn. Thơ ca vốn được sinh ra ngay sau khi con người có tiếng nói. Thơ không phải là thứ gì mơ hồ xa lạ. Ước mơ khao khát chính là thơ. Có thể nói thế kỷ 20 là thế kỷ của ngôn ngữ thơ ca.
Mỗi tộc người, mỗi vùng đất đều có cách biểu đạt riêng – tùy từng lúc, từng nơi theo cung bậc tình cảm  khác nhau!
So với các vùng miền khác - Tố chất người Miền Trung thông minh, cá tính bộc trực, mạnh mẽ , khôn ngoan nhưng không khéo léo bằng người Bắc, không hảo hớn như người Miền Nam, nhưng khi cần phải thể cái Tôi  thì người Miền Trung không kém phần quyết liệt.
Thơ ca Miền Trung cũng vậy, ít uốn éo, quanh co, ý tứ chặt chẽ, chữ nghĩa trong sáng dễ hiểu, dễ gần.   
Cách nay gần 2 thế kỷ chỉ riêng vùng Nghệ Tĩnh đã xuất hiện hầu như cùng thời 3 đỉnh thi ca:
Một Nguyễn Du mượt mà mang chút hơi hướm  văn minh văn hóa Sông Hồng lại vừa toát lên khí chất quyết liệt rắn rỏi .
Một Hồ Xuân Hương thông minh dí dõm và đáo để, được người đời tôn là bà chúa thơ Nôm.
Một Nguyễn Công Trứ, vị quan thượng thư hào hoa, văn võ song toàn nhưng không kém phần lãng tử, dám đưa cả tạo hóa mà cười cợt trêu đùa!
Ba đỉnh thi sơn ấy như những vì sao khuê vẫn luôn sáng lấp lánh đến hôm nay. Thưa các quý vị, thưa các bạn!
Nói đến Miền Trung là nói đến Miền Thơ.Trong miền thơ lại có nhiều Vùng Thơ. Sự xuất hiện những con người thơ từng vùng thời nào cũng vậy- không theo một nguyên tắc, quy luật nào cả.
Con người Xứ Thanh Hóa - hơi thiên về Bắc, không giống Nghệ-Tĩnh còn  Quảng Bình  hao hao Nghệ Tĩnh giống như Quảng Trị gần gụi với Thừa Thiên Huế.
Sau cái gọi là thời kỳ thơ mớ i- Miền Trung cũng lần lượt hình thành nhiều nhóm thơ. Sôi nổi nhất lúc bấy giò là nhóm “văn nghệ Liên khu tư” .
Nhiều cây bút thơ lần lượt xuất hiện và nhanh chóng gây được dấu ấn như: Trần Mai Ninh; Hữu Loan; Hoàng Trung Thông; Trần Hữu Thung; Hồng Nguyên; Minh Huệ; Xuân Diệu; Huy Cận; Nguyễn Xuân Sanh; Thanh Tâm Tuyền; Chính Hữu; Chế Lan Viên; Hàn Mặc Tử; Bích Khê; Lưu Trong Lư; Tế Hanh; Yến Lan; Vĩnh Mai; Hồng Nguyên; Thanh Hải; Phùng Quán; Xuân Hoàng
(Tố Hữu là nhà thơ được coi như một trong những vì tinh tú của Thơ ca yêu nước và cách mạng) … (Dấu ấn khởi nguồn đặc biệt sáng chói thời kỳ Thơ Mới theo tôi, không ai khác đó là Tiếng Thu của Lưu Trong Lư)…
 
Tùng Bách phát biểu tại Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại -
nhìn từ miền Trung tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Lãng Ma (lucbat.com)
 
 
Các nhà văn dự Hội thảo. Trái qua:
Tùng Bách, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Hòa, Tạ Văn Sỹ
 
Kế đến là sư xuất hiện một loạt những nhà thơ nổi lên trong thời kỳ đánh Mỹ như: Thu Bồn; Võ Văn Trực; Phan Xuân Hạt; Thái Giang; Xuân Sách; Nguyễn Duy; Minh Hiệu; Mai Ngọc Thanh;Phạm Ngọc Cảnh; Anh Ngọc; Nguyễn Trong Tạo; Thanh Thảo; Thạch Quỳ; Vương Anh; Vương Trọng; Anh Chi; Văn Đắc; Mã Giang Lân; Ngô Thế Oanh; Hoàng Trần Cương; Vương Trọng; Nguyễn Quốc Anh; Nguyễn Bùi Vợi; Dương Kỳ Anh; Cảnh Trà; Thúy Bắc; Hoàng Vũ Thuật; Xuân Hoài; Trần Nhật Thu; Lâm Thị Mỹ Dạ; Nguyễn Khoa Điềm; Hoàng Phủ Ngọc Tường; Võ Quê; Thanh Thảo; Ngân Vịnh.
Tiếp nối có Ngô Minh; Vĩnh Nguyên; Tùng Bách; Ngô Xuân Hội; Nguyễn Sỹ Đại; Duy Thảo; Ngọc Phú; Phan Quốc Bình; Vũ Toàn; Bùi Sỹ Hoa; Lê Quốc Hán; Huy Trụ; Mạnh Lê; Vũ Thị Khương; Mai Linh; Nguyễn Thị Phước; Mai Văn Hoan; Hải Kỳ.v.v
Miền Trung không chỉ biết sinh ra những người thơ mà Miền Trung còn biết nuôi nấng chăm bẵm gây cảm hứng thi ca cho nhiều các thế hệ nhà thơ, văn nghệ sỹ từ những miền khác từng sinh sống hoặc dừng chân nơi đây như:
-  Nguyễn Trãi thành thi hào từ đất  Lam Sơn Thanh Hóa ,
- Cao Bá Quát từ Huế
- Bà Huyện Thanh Quan vụt sáng khi “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”(Qua Đèo Ngang )
  Thời nào Thơ Miền Trung cũng có sự đóng góp đáng kể cho nền thơ Việt- Có thể khẳng định mà không lo sẽ phải cải chính rằng:” Không có mảng thơ Miền Trung thì thơ ca Việt Nam sẽ nghèo đi rất nhiều!
***
Thưa các vị và các bạn!
Nhân đây tôi cũng xin có một vài ý về đội ngũ những nhà thơ và chất lượng thơ hiện nay
Tôi có cảm giác cánh đồng thơ Việt hình như đang mỗi ngày mỗi thiếu đi sự tươi tốt!  Số tập thơ được các nhà xuất bản cấp phép in ra ngày một nhiều, có thể hát lên rằng: “Chưa có bao giờ thơ nhiều như hôm nay” cũng “Chưa có bao giờ thơ lép như hôm nay” !
Chúng ta thử nhẩm đếm lại xem hàng năm, ngoài giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam; Giải thưởng của Ủy Ban toàn quốc liên hiệp các Hội VHNT VN, còn có giải thưởng của các Hội nhà văn, Hội văn học nghệ thuật các tỉnh thành… Nhưng xem ra giải thì cứ giải còn chất lượng tác phẩm thật tình chưa tạo được dấu ấn, chưa có sự lóe sáng nào có thể thành sự kiện văn học!
 Trung bình mỗi tháng tôi nhận được từ 2 đến 3 tập thơ của bạn bè tặng. Có những tập thơ, bài thơ đọc đi đọc lại  tôi chả hiểu họ viết gì? Muốn gì?!
Đành rằng thơ là ý ngoài lời (ý tại ngôn ngoại) nhưng ngoại gì thì ngoại, xa mấy thì xa nhưng xa tới mức... ngoài vùng phủ sóng, ngoài khả năng huy động mọi liên tưởng của con người thì nhất thiết không thể gọi thứ ấy là thơ!
Có thể thưởng thức thơ bằng linh cảm, chứ không thể bằng ngoại cảm (!)
Lâu nay trên một số tờ báo văn (chưa kể đến các trang báo điện tử khác) xuất hiện không ít bài viết hùng hồn nào là  “Thơ hiện đại”, thơ “hậu hiện đại” rồi  thơ sex …
Nên chăng Hội nhà văn cần có cuộc cách mạng cho Thơ? Thơ  chỉ có một tiêu chí - đó là HAY!
Muốn có thơ hay cần có sự “chuẩn mực”. Thơ dở, thơ rác cũng có thể làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần con người (đọc) giống như vấn đề “An toàn thực phẩm rau củ quả hiện nay” …
Đội ngũ những cây bút thơ trẻ của chúng ta hiện khá đông. Trình độ học vấn khá đồng đều. Phần lớn họ đều có học hàm học vị, có thể tự thân mưu sinh bằng chính ngành nghề được học hành đào tạo của mình. Lâu nay trong số đó chưa có cây bút nào thật sự tỏa sáng, vượt trội gây được chú ý trong làng thơ Việt như lớp đàn anh đàn chị hay các bậc cha chú trước đây mà chỉ mới dừng lại ở mức phong trào hay nói cách khác là “hát đồng ca”.
Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý lắng nghe, chúc Hội thảo Thơ Miền Trung của chúng ta thành công tốt đẹp ./.
TÙNG BÁCH
______________________
* Tiêu đề bài viết do Lucbat.com đặt
 
Các tham luận tại “Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung”
Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 8, 9/10/2011 tại Sầm Sơn, Thanh Hóa:
 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: