Chủ nhật, 22/12/2024,


Xúc động và long trọng Lễ tổng kết Cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” (20/12/2010) 

Lễ tổng kết Cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu 'Những kỷ vật kháng chiến' (2008-2010) đã diễn ra long trọng vào hồi 20 giờ ngày 19/12/2010 tại Hội trường Bộ Quốc phòng Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam. Đến dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng - Đại tướng Phùng Quang Thanh; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Đại tướng Lê Văn Dũng; cùng nhiều tướng lĩnh trong Quân đội, Công an và đông đảo Cựu chiến binh, Cựu Thanh niên xung phong trong cả nước.

Với tư cách là tác giả ý tưởng, đồng thời là Phó trưởng ban Thường trực của Cuộc vận động nêu trên, Nhà thơ Đặng Vương Hưng – Người sáng lập và Chủ nhiệm Website lucbat.com đã vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Các BTV Thường trực của lucbat.com: Trần Mạnh Tuân, Chử Thu Hằng, Lê Minh Đạt... cũng đã có mặt tại Hội trường Bộ Quốc phòng, để tham dự buổi lễ tổng kết cuộc vận động, thực hiện bài viết và chùm ảnh dưới đây...

 

 

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trao bằng khen cho Nhà thơ Đặng Vương Hưng - Chủ nhiệm website www.lucbat.com

 

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải liên tục đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lược của nước ngoài để bảo vệ nền độc lập tự do cho tổ quốc. Những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể về lĩnh vực quân sự của dân tộc ta trong lịch sử giữ nước rất phong phú, quý giá, rất đáng tự hào. Bảo vệ và phát huy những di sản văn hoá đó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của các thế hệ người Việt Nam nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo; Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; Báo Quân đội nhân; Báo Tiền Phong; Đài Truyền hình Việt Nam; Nhà xuất bản Công an nhân dân; Thời báo Ngân hàng và Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á đồng tổ chức, đã thành công tốt đẹp.

Sau ba năm thực hiện, cuộc vận động đã có sức lan tỏa rộng khắp, nhận được sự hưởng ứng của không chỉ cựu chiến binh, nhân dân trong nước mà còn của nhiều cựu binh Mỹ, Pháp từng tham chiến tại Việt Nam, các nhà ngoại giao quốc tế...

Đến nay, cuộc vận động đã tiếp nhận hơn 11.000 kỷ vật. Cùng với đó, là bốn cuộc triển lãm, ba cuộc giao lưu, 11 cuộc gặp mặt nhân chứng lịch sử, tiếp nhận kỷ vật kháng chiến đã diễn ra tại ba miền nhân những ngày kỷ niệm lớn của đất nước từ 2009-2010.

Trong tổng số 11.000 hiện vật đã được các bảo tàng quân đội tiếp nhận từ năm 2008 đến nay, 1.033 hiện vật tiêu biểu trong số đó đã được chọn giới thiệu trong cuộc triển lãm nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12. Rất nhiều kỷ vật đã gây xúc động mạnh với người xem. Đó là chiếc nồi đồng (nồi mười) từng trộn máu, gạo, đất của mẹ Trần Thị Xân ở Đại Thắng, Đại Lộc, Quảng Nam. Mẹ có tới 5 người con là liệt sĩ, bản thân mẹ cũng hy sinh khi đang nấu cơm phục vụ thương binh.

Bộ 'Quyết tâm thư” 70 lá viết bằng máu của 70 dân quân trong đại đội dân quân súng 12,7 mm mang tên Phùng Chí Kiên (Diễn Châu, Nghệ An) được tăng cường cho mặt trận Quảng Trị chiến đấu anh dũng (đến nay chỉ còn lại 30 người). Là chiếc mũ sắt của một liệt sĩ trong số 200 chiến sĩ mũ sắt của thủ đô Hà Nội thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 hy  sinh trong đêm 26-3-1968 tại Chư Tan Kra. Chiếc chân giả của đồng chí Nguyễn Bằng Phi ở Bình Dương tự làm bằng ống pháo sáng của Mỹ lắp vào chiếc chân của mình đã bị mảnh pháo cắt đứt để trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu. Là chiếc mái chèo của ông Lại Tấn Chuyên, người 'đứng mũi chịu sào' cùng với mẹ Suốt anh hùng trên những chuyến đò chở bộ đội qua sông Nhật Lệ. Cuốn Nhật ký “Chuyện đời” của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc (Bản gốc của tác phẩm Mãi mãi tuổi 20), là cuốn nhật ký bằng tranh của họa sĩ Lê Đức Tuấn,  ông vẽ khi hành quân vào chiến trường Tây Nguyên, sau 41 năm lưu lạc trên đất Mỹ được trả lại. Chiếc xe đạp liệt sỹ Lang Sỹ Thuỷ, chiến sỹ trinh sát Sư đoàn 320, đồng chí bị thương vào tay phải, đơn vị cho ra Bắc điều trị sau đó được phân công về công tác tại tỉnh đội Thanh Hoá gần nhà. Đồng chí trả lại quyết định, mượn xe đạp của chị gái, quyết tâm trở lại thành cổ Quảng Trị vào thời điểm ác liệt nhất, cùng đơn vị chiến đấu rồi hy sinh…

Đặc biệt triển lãm đưa ra giới thiệu một số bộ sưu tập quý, lần đầu được công bố: Sưu tập “Ngọn lửa sống mãi” giới thiệu hàng chục kiểu, loại đèn, kích cỡ khác nhau. Rất nhiều ngọn đèn tự tạo được làm bằng vỏ bom bi, bom dứa, đạn M-79 những vũ khí thu được của Mỹ - Nguỵ.

Sưu tập thư thời chiến giới thiệu 581 bức thư, trong đó có 321 bức thư của gia đình Đại tá Nguyễn Văn Ích. Rất nhiều bức thư thấm đẫm nước mắt của các mẹ già ngóng con ở chiến trường xa, là nỗi nhớ khắc khoải của người vợ xa chồng, là nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết của người lính mỗi dịp xuân về. Trong số thư thời chiến rất nhiều bức thư là bức cuối cùng gửi về gia đình trước khi người lính vĩnh viễn nằm lại chiến trường, như thư của liệt sỹ Trần Danh Hải gửi anh trai là Trần Linh, như thư của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc gửi anh trai là Nguyễn Văn Thục, thư của liệt sỹ Nguyễn Thế Phê gửi anh trai Nguyễn Thế Pha…

 Sưu tập trang bị Bộ đội Hải quân cũng rất đa dạng. Trong sưu tập có đủ các loại đồng hồ, la bàn, ống thở, vô lăng… trang bị cho lính đặc công nước, lính thuỷ đánh bộ và những người lính trên chuyến “tàu không số”.

Sưu tập đồ dùng làm bằng ống pháo sáng và mảnh máy bay Mỹ gây xúc động mạnh mẽ. Mỹ sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhằm huỷ diệt cây cỏ và sự sống của người dân Việt Nam. Nhưng từ trong bom đạn ác liệt, sự sống vẫn sinh sôi, người lính vẫn ngời sáng tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời. Hễ im tiếng súng là những ống pháo sáng thu được của địch ở Trường Sơn, những mảnh máy bay Mỹ bị bắn rơi được cưa, đục, chạm, trổ biến thành đĩa, ca, phích, ca, cốc, lược, nhẫn… sử dụng trong sinh hoạt và làm quà tặng cho mẹ, cho người yêu ở hậu phương. Bằng đôi bàn tay tài hoa của mình, tình quê hương đất nước được người lính gửi gắm qua từng nét khắc như mái nhà, bờ tre, cây dừa, chim hoà bình và phần lớn đều có khắc chữ Trường Sơn. Đồng chí Dương Xuân Cường, chiến sỹ Trung đoàn 9 Sư đoàn 304, đã làm một bộ vòng, lược, nhẫn làm bằng kính xe tăng được Sư đoàn 304 làm quà tặng cho Nghệ sỹ Giên Phôn đa. Ngày chiến thắng trở về, anh mang theo hai chiếc phích tự làm bằng ống pháo sáng, chạm khắc tinh vi, một chiếc anh tặng bạn, một chiếc anh tặng mẹ…

Những kỷ vật kháng chiến được trưng bày trong các sưu tập, tổ hợp hiện vật trong triển lãm phần nào thể hiện tình yêu, lý tưởng, khát vọng của bộ đội và thanh niên xung phong trong kháng chiến. Tình yêu đó đã làm nên ngọn lửa dẫn đường cho cuộc hành trình của người chiến sỹ đi đến thắng lợi cuối cùng.

Cuộc Vận động sưu tầm và giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” giáo dục lòng yêu nước và tình cảm cách mạng trong sáng cho cán bộ, chiến sỹ quân đội và nhân dân, động viên các đơn vị, địa phương, nhân dân và cựu chiến binh trong và ngoài nước tiếp tục hiến tặng kỷ vật cho các bảo tàng. Đây chính là thông điệp của Cuộc vận động, gửi tới thế hệ trẻ, khích lệ họ tiếp bước xứng đáng truyền thống của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

 

Bài và ảnh

MẠNH TUÂN - THU HẰNG - MINH ĐẠT

(lucbat.com)

Email: lucbat.com@gmail.com

 

CHÙM ẢNH TỔNG KẾT CUỘC VẬN ĐỘNG

SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU NHỮNG KỶ VẬT KHÁNG CHIẾN

(Tại Hội trường Bộ Quốc Phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, Hà Nội)

 

Toàn cảnh Buổi Lễ Tổng kết tại Hội trường Bộ Quốc Phòng, tối 19-12-2010

 

Tiết mục mở đầu 'Tri ân quá khứ - tiếp lửa truyền thống'

 

 

Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng đọc Báo cáo tổng kết...

 

 

Từ phải qua: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Đại tướng Lê Văn Dũng, Nhà tài trợ Thái Hương, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu...

 

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và những giây phút long trọng...

 

 

Trung tướng Phạm Hồng Cư kể chuyện kỷ vật chiến trường...

 

Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân xúc động nói về

cây đàn trong kháng chiến của người cha - nhạc sỹ Đỗ Nhuận

 

 

Hoạ sỹ cựu chiến binh Lê Đức Tuấn và cảm xúc

với cuốn nhật ký bằng tranh sau 41 năm lưu lạc trên đất Mỹ

 

Nhớ mãi 'Thời hoa đỏ' và những người lính ra đi từ đấy không về...

 

 

Các Cựu chiến binh với quá khứ hào hùng

 

 

Trung tướng Nguyễn Hữu Ước (Bộ Công an) và khách quý

 

Lưu niệm với một số khách ngoại giao quốc tê sau buổi lễ...

 

Trò chuyện tại sảnh chính Hội trường Bộ Quốc Phòng

 

Với một số khách quốc tế chúc mừng thành công Cuộc vận động

Sưu tầm và giới thiệu 'Những kỷ vật kháng chiến'

 

 

 

MỜI QUÝ BẠN ĐỌC XEM THÊM:

 

+ T ý tưởng của lucbat.com đến Lễ tổng kết truyền hình trực tiếp trên VTV1

 

+ Bài viết của Diêu Ngân – Thu Vân VTC2 về công việc của lucbat.com

 

+ Chương trình VTC2 về một việc làm thầm lặng của lucbat.com

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Ngọc Sơn - son_dantoc@yahoo.com - 094.552.2268 - Thị xã Phú Thọ  (Ngày 20/12/2010 07:10:33 PM)
Từ những ý tưởng của nhà thơ Đặng Vương Hưng mà từ năm 2005 chúng ta đã có Mãi mãi tuổi 20, có Nhật ký Đặng Thùy Trâm, có Sống để yêu thương và dâng hiến,  Tài hoa ra trận v.v... và sau này còn có Tủ sách "Chuyện đời tôi" - như "bà đỡ" của những mảnh đời không may mắn, đã khát khao vươn lên để "sống đẹp", để không làm buồn lòng bao lớp cha ông đã không tiếc máu xương mình cống hiến cho dân tộc!
Cháu xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới chú - Một Nhà thơ từ lâu đã trở thành "tỷ phú" của những ý tưởng và "tỷ phú" của lòng nhân hậu! Cháu chúc chú luôn mạnh khỏe để tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội!
  Hương Mai - vohuongmaivn@yahoo,com.vn - 0933 621188 - 107 Lê Lợi TP Vũng Tàu  (Ngày 20/12/2010 07:06:40 PM)
Tôi rất tiếc ko nhận được thông tin sớm để chúc mừng Nhà thơ, Nhà báo Đặng Vương Hưng. Anh đã có tấm lòng với cả người đang sống & người đã khuất, những kỷ vật này sẽ còn in dấu ấn của thời gian, nhờ công sưu tầm đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc này, rất cảm động và vui, xin cảm ơn nhà thơ, chúc anh an lành và hạnh phúc !
  Bùi thị Bình  - binhcuong206@yahoo.com - 0912129748 - Thị xã Tam Điệp - Ninh Bình   (Ngày 20/12/2010 08:05:11 AM)
Tôi vẫn mong đợi và đã giành thời gian để xem trọn vẹn chương trình này ...
Cuộc Vận động sưu tầm và giới thiệu “Những kỷ vật kháng chiến” là cuộc vận động thật ý nghĩa và thấm đẫm cảm xúc của mọi thế hệ ...
Xin chúc mừng thành công của chương trình ...
Xin chúc mừng Nhà thơ Nhà báo Đặng Vương Hưng!

Các bài khác: