Ca dao là tiếng đàn muôn điệu của tâm hồn người bình dân. Bên cạnh những giai điệu tươi vui và rộn ràng, ta còn nghe vọng không ít những khúc nhạc buồn thương ai oán.
Mẹ là đề tài muôn thuở của thơ ca. Tôi đã nghe nhiều bài hát, đã đọc nhiều câu thơ nói về mẹ và đều thấy thương những bà mẹ Việt Nam - Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang, đúng như tám chữ vàng Bác Hồ đã tặng.
Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa tác giả với ni cô đang quét sân chùa là một tình huống đặc biệt trong không gian đặc biệt
Nếu ai đã từng ở vùng quê châu thổ miền Bắc, chắc không quên Tháng Mười là mùa vừa thu hoạch lúa, là mùa chớm vào đông giá.
Nói đến con tằm là người ta nghĩ ngay đến một loài sâu chỉ biết ăn lá dâu rồi nhả ra những sợi tơ óng mượt và mường tượng ra đó là một nghề lao động vô cùng vất vả. Chính vì thế mà không biết từ khi nào trong ca dao đã lưu truyền cái hình ảnh “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” qua bao đời nay.
Người ta thường ví người dạy học như người lái đò chở khách qua sông, khách có người quên, người nhớ cũng là lẽ thường tình. Còn người thầy bao giờ cũng nhớ về những học sinh ở hai dạng: học giỏi xuất sắc và những học sinh cá biệt. Điều đáng nói ở đây là người học trò cũ khi còn học với thầy không phải là một học sinh hư.
Cuộc sống với muôn vàn góc cạnh, sắc màu… cứ cuốn con người ta vào vòng xoáy của nó. Với một người phụ nữ bình thường thì điều đó đã là những nỗi nhọc nhằn, với người phụ nữ mang tâm hồn nhạy cảm của thi ca thì những nỗi niềm ấy càng thêm chất chứa, dồn nén đến khôn cùng, để rồi những dứt day, vò xé ấy sẽ tới lúc bật ra thành những câu chữ, thành ngôn ngữ thi ca.
Vợ anh đen lắm anh ơi/ Đem ra chỗ nắng mà phơi cho giòn/ Thóc phơi ba nắng thì giòn,/ Vợ anh ba nắng sắp đòn mà khiêng.
Quá khứ - hiện tại cứ đan xen như thế trong tâm thức tác giả và thành gánh nặng trên vai. Vượt qua cái chết mới thấy cuộc sống đáng yêu, đáng quý biết bao!
Đã bao đời nay, tiếng ru của bà, của mẹ, của chị luôn đưa trẻ thơ vào giấc ngủ dịu êm để các em bay tới thế giới thần tiên của những truyện cổ tích, ca dao, dân ca.
Trong các bài thơ lục bát thời hiện đại, tôi đặc biệt cảm động và cảm phục hai bài thơ của hai tác giả: Bài "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy và bài "Trông ra bờ ruộng" của Hữu Thỉnh.
Đây là chú mèo lười, mè nheo đòi ăn mà lười bắt chuột, chủ nhà nhắc nhở một quy luật chung áp dụng cho cả loài người: tay làm hàm nhai; muốn ăn thì lăn vào bếp, trong khi chú mèo toan tính: leo xà nhà chưa chắc đã bắt được chuột, mà bắt chuột nhắt thì không bõ công leo.