Thể lục bát Việt Nam có từ bao giờ, từ đâu, đang là những vấn đề tồn nghi. Thoạt đầu, khi thấy có tới hơn 90% ca dao được sáng tác theo thể lục bát, nhiều người đã nghĩ: lục bát có từ ca dao.
Hình ảnh cánh chim với bầu trời luôn nằm trong hệ quy chiếu tuần hoàn của nhau trong thơ văn. Một trong những đặc trưng cơ bản của phong cách thơ nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
Dù bị phụ tình biết người yêu đang chon nhầm đường, đang theo đuổi cái vô vọng, bỏ cái cao quý mà vơ lấy đám bèo phiêu dạt... Song tác giả đã biết đã biết dừng lại đúng ngưỡng của nó là trở về sự hướng nội chân thành, thấu tình đạt lý
Câu ca dao xưa tưởng như khách quan kể chuyện mà thực ra lại nghẹn ngào cho nghịch cảnh của một đời người. Có rất nhiều dị bản của câu chuyện cổ tích này. Tôi ấn tượng với một bản kể có các sự việc chính sau: Anh Trương Chi ấy, hình thức thì "thậm xấu", nhưng giọng hát đẹp của anh đã làm cho cô tiểu thư con quan phải say lòng, và khi gặp mặt, nàng đã thất vọng tràn ngập để rồi lãng quên anh.
Tôi thử nhớ lại xem mình đã gặp thơ Đồng Đức Bốn trong trường hợp nào. Dạo đó cách nay đã hơn mười năm , vào một ngày nào đó, một số người chúng tôi tình cờ gặp nhau khi đến mừng một bậc đàn anh lên lão thất tuần.
Bài thơ lục bát gọn gàng, chặt chẽ trong cấu tứ và niêm luật, chỉ có tám dòng nhưng mở ra một không gian và thời gian không giới hạn.
Đấy là do cái “chớm lạnh đầu mùa” mà nên thơ. Ý thơ thật hay và cũng thật khéo. Trước những ngỡ ngàng của thời khắc giao mùa, trước cảnh chiều “lãng đãng sương mờ” mà những điều tưởng như đã quên từ lâu lại ùa về
Những cung bậc của tình yêu cũng giống như một bản tình ca với nhiều nốt thăng trầm, có những dấu lặng, có lúc cao trào như sóng biển dâng. Thơ ca muôn đời đã ghi lại những cung bậc ấy thật đẹp, thật trữ tình.
Đến “quê lúa” Thái Bình bạn không thể bỏ đi một cách dễ dàng được. Bởi đây là đất chèo, những “làn chèo em đổ” làm mê hoặc lòng người, đặc biệt đối với những nhà thơ thì cảm xúc càng giàu có và hưng phấn hơn.
Ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc Việt. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Về cơ bản, ca dao là một thể loại trữ tình, trong đó, cái tôi trữ tình được nổi lên rõ nét.
Mưa xuân lác đác vườn đào/ Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa./ Ai làm gió táp mưa sa/ Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.
Đã có lần tôi trôi mình theo dòng lục bát là lạ này bởi được nghe “nhát nhạc blu buồm cắm sâu”. Cắm sâu mà không buông neo.