Nhắc tới những tài năng trẻ sân khấu tuồng hiện nay, các nghệ sĩ đàn anh, đàn chị đều gọi ngay cái tên Lộc Huyền. Họ nói về cô với sự ưu ái và kỳ vọng. Bởi lẽ với tuồng, để trở thành tài năng đã khó, mà để giữ nghề lại càng khó.
Rõ ràng đội ngũ các nhà văn trẻ của thành phố Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng. Điều quan trọng là làm sao tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các cây bút trẻ phát triển tài năng, gắn bó lâu bền với nghề, để họ cống hiến hết khả năng sáng tạo văn học của mình, cũng chính là góp phần sáng tạo nên những sản phẩm văn hoá cao cấp cho đời sống tinh thần của thành phố và đất nước ta.
Có lẽ ông là người có nhân dạng ổn định nhất trong các nhà thơ Việt Nam. Nếu chỉ nhìn vào khuôn mặt với đôi kính trắng gọng đen bình yên ấy sẽ chẳng thấy những thăng trầm khổ đau, những loạn ly trận mạc.
Có thể nói, suốt 23 năm kể từ năm 1959 đến lúc qua đời 1982, nhà văn Nguyên Hồng chủ yếu sống ở xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Và suốt 23 năm ấy, Nguyên Hồng miệt mài cày ải trên cánh đồng chữ để gieo nên những bộ tiểu thuyết nổi tiếng. Đó là bộ tiểu thuyết "Cửa biển" 4 tập gồm 2.000 trang; là bộ tiểu thuyết "Núi rừng Yên Thế" gồm 2 tập...
Sau những vai diễn hiền lành, Minh Hòa đang làm mới mình với những vai phụ nữ giàu tham vọng, dằn vặt trong cuộc sống. Dù xuất hiện dày đặc trên truyền hình song không vai diễn nào của chị bị trùng lặp với nhau.
Ấn tượng đầu tiên của bất cứ ai gặp chị là sự ám ảnh bởi cái chất giọng Hà Tĩnh nguyên sơ. Ngồi lại cùng chị, sẽ bị níu giữ bởi nụ cười duyên và đôi mắt đa tình sâu thẳm. Khi đọc chị, người ta sẽ trĩu lòng bởi những trang văn xúc động như rơi lệ…
Một nhà báo, trên những bước chân tác nghiệp vội vã, đã kịp ghi lại những khoảng khắc đời sống, cảnh vật, con người trên mọi miền đất nước, đạt đến độ nghệ thuật không thua kém nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Một Việt Nam rất “đời”!