Thứ ba, 14/01/2025,

Có khi nào bạn giở lại trang sách và bắt gặp một đóa hoa đã ướp vào trong đó lâu ngày rồi không? Nếu cánh hoa đó là kỷ niệm cho một cuộc tình thì lòng bạn rung động biết bao nhiêu. Trước đóa hoa, không gian năm xưa của bạn sẽ quay lại, thời gian của bạn sẽ quay lại và tâm tư tình cảm của bạn ngày ấy cũng sẽ quay lại.
Nắng mưa có tội lỗi gì mà bao nhiêu khổ đau ai oán các nhà văn thi sĩ cứ đem ra trách móc buồn thương. Tác giả đã "ngậm đắng nuốt cay” biến chua thành ngọt và biến vị đắng của tình yêu thành nụ cười. Sao tác giả Nguyễn Thị Thúy Ngoan lại có những câu thơ dứt ruột mà đầy lòng nhân hậu đến vậy
A Man núi ngất tầng cao /Ngó về chợ Giã nao nao cam tràng /Núi ngăn sao thấy được nàng /Nhớ ai mặt võ mày vàng nhớ ai.
Trong dòng chảy hàng nghìn năm và quá trình vận động. Lục bát đã ngấm ngầm sinh sôi và tồn tại. Lục bát uyển chuyển, giãi bày tâm tư, tình cảm, có hồn, có nhịp, có vần, có điệu. Có thể nói lục bát là mẹ của thi ca. Là máu chảy trong huyết quản để nuôi sống tâm hồn người Việt. Không một người Việt Nam nào dù là thảo dân (chỉ biết điểm chỉ) cho đến các bậc công hầu lại không thuộc vài câu ca dao, vài câu trong Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Chinh Phụ Ngâm, Kiều... ngày nay là Tản Đà và Nguyễn Bính, Xuân Diệu...
Ai mua đi hộ Hồ Tây  (12/04/2011)
Trên đời này có ai lại mong: “Ai mua đi hộ Hồ Tây” bao giờ, thế mà nhà thơ Hoàng Xuân Họa lại cầu khẩn như vậy đấy. Thậm chí còn mong người ta: “Đem xa ra khỏi chỗ này cho xong”.
Cuộc sống thật lắm màu sắc. Nhiều khi nó êm đềm dịu êm như mặt sông lặng sóng, hiền hòa và trong vắt như trăng rằm buổi quang mây, tỏa hương thơm ngan ngát đầy quyến rũ thanh tao như đóa quỳnh mỗi đêm, nhưng cũng có nhiều lúc, cuộc sống cồn cộn như cơn sóng thần, nó hung dữ, và như muốn cuốn đi tất cả những gì nó gặp phải trên đường đi của mình.
Bài Con cò mà đi ăn đêm nằm trong chương trình sách giáo khoa ở cả bậc PTCS và PTTH để giảng dạy. Tác phẩm dân gian này cũng đã được nhiều người phân tích, bình luận, cảm nhận với nhiều cách hiểu có phần khác nhau, có ý kiến tranh luận không đồng thuận với nhau. Chúng tôi cũng trình bày cách tiếp cận của mình mong góp phần hiểu kĩ hơn, đóng góp vào việc phân tích tác phẩm, trước hết trong nhà trường phổ thông. Đồng thời góp phần giải thích vì sao lại có những ý kiến khác nhau khi hiểu bài ca dao quen thuộc này.
Quan hệ chị - em của hai người đàn bà kẻ trước người sau cùng đỗ một bến mà phận riêng đâu đã hết long đong. Người tiền nhiệm nhận mình khờ dại, người đương thời đang đứng bên đời. Hay đứng bên bến - bến có chồng. Chị ơi! chị có thấu chăng cho những đêm vầy vò chăn chiếu.
Xưa nay, bên cạnh việc ăn, mặc, ở… dân gian Việt Nam đã tạo dựng một dòng văn hoá ứng xử trong việc bước ra đường, tức là sinh hoạt đi lại, bây giờ gọi theo ngôn ngữ hiện đại là “tham gia giao thông”.
Vỉa hè, một không gian giao thông cho người đi bộ, còn là nơi mưu sinh của một bộ phận cư dân thành thị, cũng là nơi lý tưởng cho những hàng quán dân dã phù hợp không chỉ với những “thảo dân”. Vỉa hè còn là đề tài mà bao văn nghệ sĩ đã tìm hiểu, khai thác và thể hiện thành công trong các tác phẩm: văn, thơ, nhạc, họa…
Quá khứ gian khổ, hào hùng, nhưng đôi khi quá khứ cũng là khát vọng của hiện tại. Nhân vật trữ tình đã có những giây phút sống lại với cái tuổi “trăng tròn” và như được tắm mình trong cái thuở “ngây thơ” tràn đầy hạnh phúc ấy
Thi sĩ ca dao...  (24/03/2011)
Nói về ca dao là nói về thơ lục bát. 95 phần trăm ca dao đều làm bằng thơ lục bát. Nếu ca dao là thân hình thì lục bát là đôi tay ôm chặt lấy. Gắn bó không rời. Thơ lục bát rất dễ và rất khó làm. Người làm thơ lục bát hay thì đó là thơ lục bát. Người làm thơ lục bát dở thì đó là vè. Lục bát dễ biến thành vè lắm. Ca dao khác hẳn, chỉ là lục bát, không bao giờ là vè cả. Vì ca dao ngắn, 2 câu đến 10 câu là dài.
Trước tiên Trước Trang [25 ,26 ,27 ,28 ,29 ,30 ,31 ,32 ,33 ,34 ,35, 36 ] Tiếp  Cuối cùng