Chắc chắn có rất nhiều “Fan” hâm mộ nhà văn Y Ban giống tôi. Bằng chứng sách của Y Ban in ra liên tục hàng năm và bán khá chạy. Có cuốn còn in nối bản như cuốn “Cuối cùng thì đàn bà muốn gì?” gần đây, vào hạ tuần tháng 9-2015. Tôi có thói quen hay chờ hóng chuyện của Y Ban mỗi cuối tuần. Sau chuyến đi Paris về, Y Ban vẫn thế xởi lởi và kể toẹt mọi chuyện vui, buồn hay bực tức, với những lời dẫn dụ, bỗ bã hồn nhiên...
Ngày 24.6, tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Hội nhà văn VN tổ chức Hội nghị lý luận, phê bình văn học lần thứ IV trong 3 ngày với sự tham dự của hơn 200 nhà văn với chủ đề “Văn học 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển 1986-2016”.
Vậy nên, chẳng có gì là khó hiểu khi Lâm Xuân Vi đến với tình yêu và thơ tình như một sự giải thoát và ông không giấu diếm rằng, ấy là một thứ bùa hộ mệnh để che chở cho con tim luôn chông chênh giữa dòng đời vốn đầy những éo le, ngang trái: “Chỉ còn lại tình thơ/Mãi cao xanh vời vợi/Chỉ còn lại tình thơ/ Và tình em cứu rỗi” (Cứu rỗi); Em là nguồn mạch sinh sôi/Là bùa hộ mệnh giữa đời chông chênh” (Thu); Anh như con thuyền thơ/Em như bến thực vỗ về chân sóng/Anh hồn hậu như mưa như nắng/Em đất bằng trải mộng bình yên” (Em, anh).
Sáng 17/6/2016 Câu lạc bộ thơ Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển (17/6/2006 - 17/6/2016) tại Hội trường Bộ Tư lệnh Lăng Bác (số 8 Hùng Vương - Hà Nội)
Sáng 15.6, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức trao giải Cuộc thi Phóng sự - Ký sự và Phóng sự ảnh báo chí 2015-2016 với chủ đề “Ấn tượng đất nước - con người Việt Nam”. 21 giải thưởng đã được trao cho các tác giả từ Bắc chí Nam.
Ngày 11.6, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mê Kông năm 2016. Đoàn nhà văn Việt Nam do nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam làm trưởng đoàn. Giải thưởng văn học Mê Kông năm nay được trao cho nhiều nhà văn các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Trung Quốc. 2 nhà văn Việt Nam được trao giải lần này là nhà văn Nguyễn Bắc Sơn và nhà thơ Lê Văn Vọng. Lucbat.vn xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhà văn Nguyễn Bắc Sơn trong lễ trao giải thưởng này.
70 năm về trước, đúng vào ngày 25 tháng 9 năm 1945, sau hai ngày giặc xâm lược nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, có một chàng trai Hà Nội 17 tuổi theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường Nam tiến. Với khẩu súng trường trên vai.
Tôi không thể đồng cảm sâu sắc với nhà văn Nguyễn Khắc Phục về nỗi niềm ``Đại đoàn kết dân tộc``; về việc cố gắng tìm kiếm những khuất lấp của các triều đại; về quan niệm ``Tinh thần Diên Hồng vừa là động lực văn hóa, vừa là vũ khí vĩ đại nhất của người Việt Nam để dựng nước và giữ nước`` ... nếu như tôi chưa từng thiên di xa Tổ quốc.
Ngày hội Lục Bát năm nay, dự kiến sẽ diễn ra đúng dịp mùng 6 tháng 8 năm Bính Thân – 2016, tại Quận Hà Đông, Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là dịp diễn ra Lễ Sơ kết và Trao thưởng lần thứ 4 của Cuộc thi sáng tác Thơ Lục Bát mang tên “Tổ quốc và Đạo pháp”;
Tôi chưa đọc được nhiều thơ Đinh Thường, mới chỉ một tập Chiều qua thung nhớ. Nhưng có một niềm tin về đồng nghiệp của mình trên con đường thiên lý thơ. Tin tác giả là người chung thủy với Nàng Thơ. Tin thành công phía trước của tác giả. Trên tinh thần “có hoa mừng hoa có nụ mừng nụ”, tôi tin nhiều độc giả khác có chung tâm thế như tôi trong cách tiếp nhận thơ của tác giả Đinh Thường.
Lucbat.vn trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Bùi Việt Thắng về tập thơ Chiều qua thung nhớ của nhà thơ Đinh Thường.
Tối 30/5, tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace (Hà Nội), hơn 200 em thiếu nhi đã có dịp hóa thân vào các nhân vật nổi tiếng trong văn học Pháp như: Hoàng tử bé, nhóc Nicolas, Titeuf ồn ào, Sọ Trứng Oscar hay Siêu Thỏ.
Sáng 31/5/2016 tại nhà hàng Hương Bưởi, Đan Phượng TP Hà Nội Nhà văn, nhà thơ: Cù Thùy Loan đã long trọng tổ chức lễ ra mắt và giới thiệu 04 tập thơ của mình đã được các nhà xuất bản trong nước xuất bản