Thứ bảy, 28/12/2024,


Bóng mẹ - lối con... (11/03/2012) 
 
Lòng mẹ
 
Mồ hôi
Thâm chỗ mẹ ngồi
Chiếc đòn gánh đẽo
một đời
Bám vai

Mưa củ sắn
Nắng củ khoai
Vít
Cong bóng mẹ
Xuân
Dài lối con...!

4-2010
 
Phạm Trọng Tuấn
 
 
 
Trước khi đọc bài thơ này của tác giả Phạm Trọng Tuấn trên báo Hải Dương chủ nhật (số ra ngày 17-4-2011), tôi đã được nghe tác giả đọc trong một buổi uống cà phê. Ngay từ phút đầu tôi đã rất thú vị với mấy chữ "vít cong bóng mẹ".
Bài thơ kiệm lời, chỉ với bốn câu "sáu, tám", gần như thơ hai -ku Nhật Bản, mà hàm chứa, khơi gợi. Thực ra về ý tứ, bài thơ không mới. Trước anh đã có nhà thơ đã viết về hình tượng chiếc đòn gánh để nói tấm lòng người mẹ. Cố nhiên, đây là một nét khá điển hình và trong thơ có sự giống nhau là bình thường. Điều đáng nói, đáng ghi nhận ở đây là, bằng một thứ câu chữ khá chuốt, song vẫn dung dị, bài thơ đã khắc họa sinh động hình ảnh người mẹ làm lụng, hy sinh tất cả cho con. Trong hai cặp lục bát, bài thơ chỉ có hai chi tiết "mồ hôi" và "chiếc đòn gánh". Hai câu trên nói khái quát, diễn ý là chính. Tuy nhiên, dùng từ "thâm chỗ" để nói về giọt mồ hôi và "bám vai" để nói tới chiếc đòn gánh, thật đã quá đủ nói lên nỗi vất vả người mẹ.
Trong bài thơ, ta không thấy tác giả cho biết người mẹ già hay trẻ, không miêu tả con người, từ mái tóc, gương mặt, dáng đi... thế nào? Nhà thơ chỉ đóng vai một người chụp ảnh, lùi xa ống kính mà chộp lấy phút thần thái của nhân vật. Tương tự, vẫn là mưa là nắng giữa nỗi đời cần lao, nhưng khi tác giả đặt nó đi liền với "củ sắn, củ khoai", câu thơ bỗng có sức khái quát, đạt hiệu quả truyền cảm cao.
Có lẽ tứ và tư tưởng bài thơ, tất cả rơi vào câu cuối cùng:
 
"Vít
Cong bóng mẹ
Xuân
Dài lối con...!"
 
Hai hình ảnh ở đây có gì tương phản, đầy ngụ ý. Thì ra cái đòn gánh "vít cong bóng mẹ" cũng là để cho "xuân dài lối con". Như trên nói, trong câu thơ này, tác giả tỏ ra có con mắt rất "nhiếp ảnh", quan sát rất tinh thế.
Ngày nay, lao động của con người đã bớt đi rất nhiều nỗi cực nhọc. Đôi vai đã được giải phóng, nhiều phương tiện máy móc vận chuyển thay thế chiếc đòn gánh. Có lẽ đến một ngày không xa, chiếc đòn gánh sẽ chỉ còn thấy trong các bảo tàng. Chính vì vậy, bài thơ đã như một lời nhắc nhở với các thế hệ đến sau, về tất cả những gì là hy sinh của cha mẹ họ. Và không hiểu sao, khi đọc bài thơ, tôi cứ hay nghĩ tới cách người ta đã ví hình ảnh đất nước Việt Nam như chiếc đòn gánh gánh trên vai hai đầu đất nước. Để từ đó, hình ảnh người mẹ ở đây cũng chính là hình ảnh đất nước vậy.
 
 
Nguyễn Siêu Việt
(Nguồn: Báo Hải Dương)
 
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Ai Nhân .Bui cao Thế - buicaothethisi@gmail.com - 0984470914 - Quang Vinh Ân Thi HY  (Ngày 14/03/2012 21:44:11)

Bai thơ quả thục rất hay và lơi bình vô cung chí lý !Ái Nhân xin tăng các bạn thơ môt bài thơ

MONG...
Tuổi già
mong...
vẹn
cháu con !

Nguyện cầu
ước...
trọn
vuông tròn
cao xanh !

  Nguyễn Quang Sơn - nguyenquangson_2004@yahoo.com - 0166 657 4404 - Tân An- thị xã Nghĩa Lộ -Yên Bái  (Ngày 11/03/2012 22:22:35)

THƠ VỀ MẸ
Thơ viết về hai người khó thành công nhất đó là Mẹ và Bác Hồ. Trước đây tôi thấy có hai người viết về Bác thành công đó là "Đêm nay bác không ngủ" của Minh Huệ và bài "Bác ơi!" của Tố Hữu. Còn viết thành công về Mẹ là bài "Bầm" của Tố Hữu và "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm.và bây giờ có bài "Bóng mẹ lối con" của Phạm Trong Tuấn là hay mà hay thật.thơ hay lời bình cũng hay.chân thành cảm ơn hai bạn Tuấn và Việt.

Các bài khác: