Thứ sáu, 27/12/2024,


Một bài lục bát độc đáo (17/12/2011) 
 
MÀU THU SÀI GÒN
 
Trên cành lá cũng môi son
Chờ mưa em hỏi: Sài Gòn thu đâu?
Bỗng nhiên mưa tạnh. Qua cầu…
Em, mây đẫm xuống chín màu dòng thu.
 
Đặng Hà My
 
 
 
Bài thơ “Màu thu Sài Gòn” của Đặng Hà My là một bài thơ độc đáo. Theo tôi, tính độc đáo đó, thể hiện ở hai điểm. Một là, ý thơ (tứ) rất kín. Như người xưa nói “thi mạch kỵ lộ”; ý thơ quá lộ liễu thì chỉ là vè hoặc diễn nôm mà thôi. Từ lời người xưa mà suy ra, thì thơ hay thường là ý thơ kín. Kín cũng với nhiều mức độ; mức cao là thơ không “thức” mà chỉ “cảm” được thôi - có nghĩa khi đọc bài thơ, người đọc không nhận thức được nội dung cụ thể mà chỉ cảm nhận được bài thơ nói gì mà thôi. Tuy nhiên, cũng không thể kín quá, đến mức không “cảm” nổi , thì cũng không còn là thơ nữa, mà người đời thường coi đó là “thơ tắc tỵ”. Bởi vì ý thơ Đặng Hà My rất kín, nên người đọc chỉ cảm được là chính, nên nhiều lời bình  thơ Hà My bộc lộ: “Bài thơ hay, nhưng không hiểu hết!”. Nghe ra có vẻ trái tai, nhưng đó là một thực tế! Hai là, về thi từ (gồm cả thi ngữ), nhiều thi từ “bạo liệt”, nhất là mới mẻ, sáng tạo - thậm chí cũng chỉ cảm được thôi. Chính vì chỉ cảm được thôi, nên hiểu về thơ Hà My cũng là cả một trường tiếp nhận rộng lớn, không ai giống ai, bởi mỗi cá nhân có sự cảm khác nhau. Nhà thơ cho ra đời bài thơ mà bạn đọc chỉ có thể cảm được, đó là nhà thơ sáng tạo bài thơ ấy từ cảm xúc gián tiếp - còn gọi là gián cảm; ngược lại, bài thơ mà bạn đọc tiếp nhận nội dung một cách cụ thể, giản đơn trong trường cảm nhận đơn tuyến, thì đó là sản phẩm thi ca được sáng tạo từ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ - còn gọi là trực cảm (một từ gần trùng hợp ngẫu nhiên với từ dùng để chỉ một khâu trong quá trình tư duy).
Nói những điều trên đây chủ ý để đi đến cảm nhận thơ lục bát Đặng Hà My trong khuôn khổ độc đáo của thơ chị.
Đọc bài thơ lục bát của Đặng Hà My trên đây, về tứ, chỉ “cảm” được thôi, còn về thi từ - thi ngữ, những “lá cũng môi son”, “em, mây đẫm xuống”… là những thi từ - thi ngữ mới mẻ, sáng tạo của tác giả.
Rất có thể, những điều cảm nhận của tôi về bài thơ lục bát này của Đặng Hà My chưa hoàn toàn trùng hợp với cảm nhận của các bạn đọc khác, bởi lý do rộng lớn của trường tiếp nhận như đã nêu trên.
Không nói nhiều về bài thơ lục bát trên đây của Đặng Hà My, tôi chỉ nêu đôi nét về tính độc đáo của thơ chị để cùng bạn đọc cảm nhận và thẩm bình.
 
 
Mai Thanh
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Xuân Ngọc - nguyenxuanngocj661939@gmail.com - 01677225720 - Hiệp Sơn Kinh Môn Hải Dương  (Ngày 29/04/2014 21:48:05)


MÀU THU SAI GÒN*
(Đặng Hà Mi)

Sao em má phấn môi son
Mà tình duyên muộn em còn đợi ai?
Bỗng dưng mưa tạnh trời quang
Quả mơ chín muộn lại càng thơm hương
Xuân Ngọc





  LÊ NGŨ NAM PHONG - w.w.w.namphonglengu.google.com.vn. -  - XÃ MỸ :LƯƠNG -CÁI BÈ -TIỀN GIANG.  (Ngày 18/12/2011 4:06:35)

Gởi đến Quý độc giả, ,họa theo vận thơ của Đặng Hà My.
Bài 1.
Cảm người dạ sắt lòng son
Vững như cổ thụ Sao, Gòn, Sầu đâu
Dang tay nối tiếp nhịp cầu
Sóng đưa gió vỗ tô màu rừng thu
Bài 2.
Thị Nghè vang tiếng Ba Son
Anh Tây lại hỏi Sài Gòn ở đâu
Đứng lên đảo chánh phá cầu
Khắp nơi khởi nghĩa đỏ màu mùa thu
Bài 3.
Đáp rằng thầy thợ Ba Son
Công nhân nổi dậy Sài Gòn ....đâu đâu
Rạng danh lang khắp địa cầu
Sao vàng cờ đỏ rực màu trời hu
 

  LÊ NGŨ NAM PHONG - namphonglenguw.w.w.google.com.vn. -  - XÃ MỸ LƯƠNG CÁI BÈ -TIỀN GIANG  (Ngày 17/12/2011 21:26:15)

Cảm ơn tác giả Đặng Hà My, gợi tả lại sài Gòn và lời bình của Mai Thanh. Tôi cũng có chút vần thơ xin họa cho vui.

Bài1.MÀU THU SÀI GÒN
Cô kia má đỏ môi son
Xa quê có nhớ Sài Gòn quê đâu
Bến Thành Bà Chiểu Chợ Cầu
Hiện lên muôn vẻ muôn màu trời thu
Bài 2.
Lăng Ông Bà Chiểu sắt son
Đi xa lại nhớ Sài Gòn sao đâu
Thủ Khiêm nối bắc nhịp cầu
Giơ tay đón gió tỏa màu hương thu
Bài 3.
Thị Nghè có xưởng Ba Son
Người Tây lại hỏi Sài Gòn ở đâu?.
Đứng lên đảo chánh đập cầu
Hô vang khởi nghĩa đỏ màu mùa thu.
 

Các bài khác: