Thứ sáu, 27/12/2024,


Đôi nét về dân ca dân tộc Mường: Cây lá tươi xanh, rì rào tiếng suối... (05/12/2011) 
 
Văn học dân gian của người Mường được ví như là dòng chảy của một con sông được tụ góp lại từ các dòng suối nhỏ dạt dào với những thể loại văn học truyền miệng, tục ngữ, dân ca đến truyền thuyết, truyện cổ tích và cả những truyện thơ dài như: “Nàng Nga- Hai Mối”, “Vườn hoa núi Cối”...
 
            Về dân ca ,chủ yếu bằng hình thức hát đối,ví von hoặc  nói vần điệu phù hợp với ngôn ngữ và tâm lý người Mường đã tạo ra những bài dân ca dễ nhớ, dễ truyền dạy , bồi đắp cho kho tàng dân ca Mường phong phú và giàu bản sắc dân tộc.
Dân ca dân tộc Mường trước hết là bức tranh thiên nhiên vùng rừng núi  tươi đẹp,giàu có và đầy quyến rũ với những đặc sản nổi bật: “Cơm Mường Vó, ló Mường Vang” hoặc những địa danh nổi tiếng như: “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”...
Ai đã một lần đến với xứ Mường thì lòng để thương để nhớ và khao khát muốn gắn bó với cảnh với người nơi đây vì một lẽ:
Ai đen đến đất mường ta sẽ bạc (trắng)
Ai nát xống rách áo đến mường ta sẽ lành...
 
 
            Nói về sức mạnh của cộng đồng “Ba cây chụm lại” , người Mường có câu ca: “Một người đàn ông không dựng nổi nhà, Một người đàn bà không cắt nổi gianh”.   
Tình người thương yêu, đùm bọc chung sống, sát cánh bên nhau được biểu đạt bằng hình tượng cụ thể:
“Khi đói cùng chung một dạ,
Khi rét cùng chung một lòng”
Trong mọi hoàn cảnh,mọi người đều trân trọng giữ gìn tình cảm của mường bản , vui buồn, no đói có nhau:
“Yêu nhau đắp vó cũng ấm,
Chẳng yêu nhau chăn bông, đệm gấm cũng chẳng nên”
Người Mường rất coi trọng con người lao động , đánh giá cao sự cần cù chịu khó làm lụng:
“Công trồng sớm hơn công trồng trưa
Công đi bừa hơn công ở rỗi”
            Chủ đề nổi bật của dân ca Mường là lao động và tình yêu:
“Trăm thứ hoa không bằng hoa con cái (gái)
Trăm thứ trái không bằng trái hông còm (lúa gạo)”
Người Mường hát dân ca khi lao động sản xuất, hát ru em,hát vui ngày lễ hội,hát tỏ tình, hát trong lễ cưới xin và cả khi cúng lễ , làm ma chay...Do vậy dân ca Mường có nhiều thể loại khác nhau để thích ứng trong những nhu cầu ,hoàn cảnh riêng.
            +Điệu hát Thường rang (Điệu Thường và Điệu Rang kết hợp):
“Ba mươi ngày tốt
Mồng một ngày lành
Ngắm ngắm nhìn nhìn
Đem hoa về treo cửa voóng
Bày mâm cơm cửa trong
Dãy mâm cơm gian ngoài..”
+ Hát “Xéc bùa” là điệu hát thường rang dành cho chúc tụng dịp đón năm mới. Một nhóm thanh niên nam nữ vừa hát vừa đánh cồng, có khi kết hợp cả múa nữa theo các bài “khóa rác” vần điệu vui tươi:
“Năm cũ nhà ông đã hết
Tết cũ nhà ông đã qua...
..Anh em chúng ta
Đến chơi nhà ông nào
Đến chơi nhà ông này
Cửa trong nhà ông
Còn trông thấy cài
Cửa ngoài nhà ông
Còn trông thấy đóng
Phường anh em ta ơi
Đánh hồi chiêng moong moong
Đánh một hồi chiêng moong mọp...”
Sau đó là những lời chúc tụng ca ngợi gia chủ:
“Đám “xéc bùa” chúng tôi đến nhà ông
Thấy rặng phía trong
Cột nhà bằng trai
Thấy rặng phía ngoài
Cột nhà bằng trâm
Trâu bò nhà ông nhốt buộc đầy sân
...Đụn lúa nếp nhà ông ăn đến tháng năm
Đụn lúa chăm nhà ông ăn hết tháng mười...”
 
 
+ Hát “Bụa mẹng” được hiểu như điệu hát giao duyên trong sinh hoạt văn hóa của người Mường:
Đầu tiên là câu hát thăm dò giữa bên con trai và bên con gái:
“Hương thơm hoa gì mà bay ngào ngạt
Không biết thơm bông mít sau nhà
Thơm bông cà trước cửa
Hay thơm hoa nhãn, hoa vòng?”
... Rồi tiếp đến là lời ca khao khát yêu đương:
“Ước chi ta đi củi chung một vác
Ta đi nác (nước) chung một giếng
Ta nấu nắng chung bóng râm
Trời mưa lâm thâm đội chung nón kín...
...Ban sớm ta vò lúa chung một bồn
Ban chiều ta chung một chày giã gạo”
Người Mường còn thường tổ chức “Hát bí” (ví) giữa các nhóm con trai, con gái, bản này, bản kia như một hình thức giao lưu văn nghệ:
Người con gái hát:
“Đi đâu mà vội mà vàng
Dừng chân đứng lại ăn nang ăn trầu
Ăn rồi nên nhớ đến nhau
Đừng như vôi bạc mà sầu lòng em...”
         Người con trai đáp lại:
“Ngoảnh mặt anh trông lên trời
Sao sáng sao ngời sao lẻ sao loi
Sao trời rải rác nơi nơi
Con cá dưới nước lội bơi từng đàn
Con đỏ con lại trắng ngần
Tìm mồi ăn tận dưới chân Gò Rì?
Anh lấy lưới đỏ tơ chì
Ra sông quăng lặn ngại gì sâu nông!”
Cuộc giao duyên đằm thắm, say mê kéo dài cả đêm trăng hoặc suốt cả ngày lễ hội tưng bừng của làng bản.Họ cùng nhau chia sẻ niềm ước ao về tương lai hạnh phúc:
“Anh như bông gạo trên cây
Thân em như cỏ may may dưới đường
Ước gì gió lớn nặng sương
Bông gạo xuốn đường với cỏ may may...”
            Tìm hiểu  dân ca Mường chúng ta thấy dòng dân ca này thật sự đa dạng về thể loại và trữ tình, phong phú về nội dung. Lời lẽ trong các bài dân ca trong sáng, mộc mạc nhưng lãng mạn, kín đáo; gần gũi với ngôn ngữ đời thường mà vẫn bay bổng, thiết tha...
            Thủ pháp nghệ thuật quen dùng là điệp ý, điệp lời,hình ảnh đối chọi nhau nhưng âm điệu lại hài hòa và hồn nhiên như chính tâm hồn những con người sinh sống ở vùng cao quanh năm xanh tươi cây lá và rì rào tiếng suối...
Dân ca Mường là một đóng góp xứng đáng vào kho tàng dân ca các dân tộc miền núi và nền dân ca đậm đà bản sắc Việt Nam!
 
 
Nhà thơ Nguyễn Khắc Kình
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
Điện thoại: 0904 32 36 33
Email: lynguyenlien1946@yahoo.com
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Bùi văn hiệp - hiephoang658@gmail.com - 01654511009 - Minh thành ,An lạc, Lạc thủy ,Hòa bình  (Ngày 29/09/2015 14:00:12)

Tôi yêu hòa bình , yêu vùng đất và con người nơi đây
Đặc biệt là những người dt mường!
Với những nền văn hoá đa dạng ,phong phú
Người mường ở hoà bình rất thân thiện
Những con người và vùng đất nơi đây
Như một bức tranh của tạo hóa vậy
Tuyệt vời nhất là đời sống văn hoá của dt mường
Họ có thể nhìn cảnh vật để ví von
Làm nên những bạn nhạc đa săc mầu
Chứa đựng hàm ý và tình cảm qua những lời ca
Tôi yêu hoà bình

  Nguyễn Văn Thanh - thanhngan.bit@gmail.com - 01299014516 - Kho bạc Nhà nước tỉnh Hòa Bình  (Ngày 20/11/2014 13:46:34)

Bài viết rất hay, cảm nhận người đọc là thêm hiểu và yêu hơn Văn hóa dân tộc việt nói chung và yêu quý hơn Văn hóa, Dân ca dân tộc Mường. Hy vọng tác giả sẽ có them nhiều bài viết như thế này để đáp ứng sự mong mỏi của những người yêu Dân ca Mường

  Đỗ văn Quỳnh - tamthanh0502@gmail.com - 0915804936 - CLB thơ Đà Giang Hòa Bình  (Ngày 06/12/2011 19:27:35)

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn khắc Kình đọc bài của anh tôi tháy được nét văn hóa thật lâu đời của dân tộc mường nói chung và ở Hòa Bình nói riêng,tình yêu sinh ra từ lao động từ sinh hoạt đời thường nhưng mỗi nơi có sắc thái riêng tôi đã được đi nhiều vùng miền ví dụ ở miền bắc có hai nơi có chợ tình một ở sapa một ở Mộc Châu các nơi tổ chức khác nhau song dù ở đâu đều nói lên tiếng nói chung là tình yêu cuộc sống qua đây gửi tới anh bài thơ (Chợ tình Mộc Châu)
Chẳng sapa cũng chợ tình
Mộc Châu non tản lung linh đất trời
Quanh co đèo dốc chơi vơi
Leo cao ngất ngưởng lưng trời Thung Khe
Cao nguyên không có mùa hè
Mường,Mông,Dao,Thái,váy xòe như hoa
Cánh tay sơn nữ nõn nà
Che ô dắt ngựa em ra chợ tình
Chờ đêm sao sáng lung linh
Cho chàng đếm bắt để mình cầu duyên
Trong em chẳng chút ưu phiền
Đã cùng nhau hẹn con thuyền ái ân
Ai mà lên hội thanh xuân?
Qua Thung Khe đã đến gần Mộc Châu
Tâm Thanh 12/2011
Qua đây gửi tới độc giả đôi nét về một phiên chợ của các dân tộc miền núi vùng Tây Bắc phong tục cổ để trai gái được tìm nhau và xây dựng hạnh phúc với nhau (em kính chúc anh khỏe hạnh phúc sáng tác đều)
Tâm Thanh

  Minh Hà - : lynguyenlien1946@yahoo.com - 0975635082 - Hà nội  (Ngày 06/12/2011 18:40:18)

Anh lên miền núi tìm văn
Khó khăn , vất vả , nhọc nhằn quản chi
Gặp em gái mán đến thì
Xinh tươi hiền dịu có khi chẳng về

Các bài khác: