Ý niệm về âm dương đã ăn sâu trong tâm thức người Việt từ ngàn xưa và được phản chiếu rất rõ nét trong ngôn ngữ. Từ ý niệm này các cặp từ đối lập về ý nghĩa được hình thành rất nhiều trong ngôn ngữ Việt. Các từ như Trời - Đất, Cha - Mẹ, Đực - Cái, Đêm - Ngày, Tối - Sáng, Nóng - Lạnh, Chẵn - Lẻ bao giờ cũng được ghép chung đôi để chỉ hai ý niệm tương phản nhưng lại có tánh cách bổ sung cho nhau. Cặp từ đối lập biểu trưng cho ý niệm âm dương rõ rệt nhứt là cặp từ 'Mẹ - Cha'. Mẹ là giống cái có tiềm năng sinh sản nên khi mang thai, tuy một mà hai, ứng với số chẵn. Do đó người xưa đã dùng ký hiệu hai gạch ngắn “ - - ” để biểu trưng cho âm. Cha là giống đực, không có khả năng sinh sản nhưmẹ nên phải chịu lẻ loi và ứng với số lẻ. Ký hiệu biểu trưng cho dương là một gạch dài “ __ ”. Hai ký hiệu này về sau được dùng để vẽ các quẻ trong Bát quái. Ðất cũng được xem là âm vì đất có khả năng sinh sản như mẹ qua hình ảnh các vụ mùa và cây cỏ đâm chồi nẩy lộc. Ðất được biểu tượng bằng hình vuông như trong câu nói 'Trời tròn, Đất vuông'. Thật vậy, từ mặt đất nhìn lên trời như một vòng tròn cao xa vời vợi, uy nghi hùng dũng được đồng hoá với cha thuộc về dương. Ðêm lạnh thuộc âm, ngày nóng thuộc dương. Ðêm thì tối nên màu đen thuộc âm và ban ngày nắng đỏ nên màu đỏ thuộc âm. Phương bắc thường thuộc về miền lạnh như mùa đông nên phương đông và mùa đông thuộc âm. Trái lại mùa hè và phương nam thuộc dương. Hai biểu tượng vuông tròn để chỉ trời và đất đồng thời cũng chỉ ý niệm hài hoà có âm có dương. Khi nói 'vuông tròn' là nói đền sự hoàn mỹ, hoàn thiện như trong phong tục cúng Tết với bánh dầy tròn, bánh chưng vuông, hay trong cách nói 'mẹ tròn con vuông', hoặc như trong các câu ca dao như:
- Ba vuông sánh với bảy tròn,
Ðời cha vinh hiển, đời con sang giàu..
- Lạy trời cho đặng vuông tròn,
Trăm năm cho trọn lòng son với chàng.
Một lễ vật không thể thiếu trong tục cưới hỏi của dân ta là bánh su sê tức bánh phu thê (vợ chồng) đọc trại ra. Bánh su sê hình tròn bọc bằng hai khuôn hình vuông bằng lá úp khít vào nhau chánh là biểu tượng cho nguyên lý âm dương, vuông tròn nói lên ý nghĩa cuộc sống lứa đôi vẹn toàn, hoàn mỹ, hoà hợp hài hoà giữa người với người cũng như giữa người và trời đất.
Những ý niệm cặp đôi đơn sơ đó của Việt tộc là căn nguyên của tư tưởng nhị nguyên mà sau này được dùng làm nền tảng cho Kinh Dịch. Tư tưởng nhị nguyên này đã để lại dấu vết trong sự tích Tiên Rồng là huyền sử mang tánh cách cặp đôi về hai vật tổ của Việt tộc là Tiên và Rồng. Tánh cách cặp đôi này cũng thấy được trong các huyền thoại dân gian khác như chuyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, chuyện Trầu cau, chuyện Trương Chi - Mỵ Nương.. Nếp tư duy cặp đôi này đã khiến cho người Việt khi nói đến cha liền nghĩ ngay đến mẹ:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Khi nói đến đất là ghép liền vào với trời, khi nói tới nước là ghép liền vào với non như đất trời, như non nước là những cụm từ mang ý nghĩa vượt lên ý nghĩa vật thề để chỉ một ý niệm trừu tượng hơn là quốc gia, là tổ quốc. Tiếng cặp đôi như vậy trong ngôn ngữ Việt có rất nhiều không thể kể ra hết được.
Ý niệm cặp đôi tức số 2 cũng được trừu tượng hoá thành một phạm trù triết học để nói lên quan niệm âm dương lưỡng hợp, chỉ sự biến hoá: tuy một mà hai, tuy hai mà một. Trong huyền sử Việt tộc có rất nhiều biểu tượng mang tánh cách lưỡng hợp này như trong mắt của hai ông Nghiêu Thuấn có đến 2 con ngươi dùng để nói lên quan niệm'trùng hoa', hai ông bà Phục Hi, Nữ Oa sống được trên đất lẫn dưới nước được gọi là 'lưỡng thê', hoặc hai vật tổ Tiên và Rồng trong huyền sử về nguồn gốc của Việt tộc, một dân tộc biết sống dung hợp giữa âm và dương nên đã đạt được Ðạo, 'nhất âm nhất dương chi vị đạo'.
Tuy nhiên, ý niệm âm dương không phải lúc nào cũng được phân biệt rõ rệt như vậy mà từ lâu Việt tộc đã nhìn thấy rằng không có gì hoàn toàn âm, hoặc hoàn toàn dương, mà trong âm có dương và trong dương có âm. Ngôn ngữ đã thể hiện điều nhận thức này qua các cách nói như: 'trong rủi có may, trong hay có dở, trong hoạ có phúc' hoặc như:
Chim sa, cá nhảy chớ mừng
Nhện sa, xà đón xin đừng có lo.
Ngoài ra, quan niệm dân gian còn cho rằng âm dương cũng không phải luôn luôn cố định mà còn luôn chuyển hoa, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm hay âm có thể biến thành dương và dương cũng có thể biến thành âm. Ðiều này quá hiển nhiên như ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh luôn đổi chỗ cho nhau, hoặc như cây từ đất đen (âm) mọc lên, lá xanh tươi tốt rồi trở nên vàng úa thành đỏ (dương) để cuối cùng rơi rụng trở về với đất (âm), hoặc nước loãng (âm) nếu làm lạnh đến cùng cực sẽ hoá thành băng đá (dương).. Những nhận thức về âm dương chuyển hoá này cũng có đầy dẩy trong ngôn ngữ như: 'trèo cao té đau, yêu nhau lắm cắn nhau đau.' hay như trong tục ngữ ca dao:
- Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Nhờ nếp tư duy âm dương như vậy nên người Việt từ lâu đã có một triết lý sống rất quân bình. Trong cuộc sống luôn cố gắng sống hài hoà âm dương với mọi người chung quanh cũng như với môi trường thiên nhiên. Ngay đối với chánh bản thân cũng cố giữ sự hài hoà âm dương trong cơ thể qua cách thức ăn uống và luyện tập. Các món ăn của người Việt thường được chế biến căn cứ trên sự cân bằng âm dương và âm dương chuyển hoá. Chẳng hạn như gừng có vị nhiệt (dương) có tác dụng làm giải cảm, cho nên được dùng làm gia vị cho những thực phẩm có tánh hàn (âm) như cá, rau cải hoặc ớt cũng thuộc loại nhiệt (dương) nên cũng được dùng trong các món ăn thuỷ sản (âm) như tôm cua, cá, mực. Rau răm thuộc dương được dùng ăn chung với trứng lộn thuộc âm..v.v.Nói chung, các món ăn của người Việt dù bình dân hay cầu kỳ đều luôn luôn là một tổng hợp hài hoà của âm dương, của ngũ vị: chua, cay, ngọt, mặn, đắng, và của ngũ sắc: đỏ, đen, xanh, trắng, vàng.
Nói đến ăn là phải nói đến một dụng cụ dùng đề ăn của Việt tộc là đôi đũa. Trong khi nhiều dân tộc ở Á châu dùng tay để bốc, dân phương tây dùng dao, nĩa, muỗng để ăn thì Việt tộc dùng đôi đũa cho mọi động tác của ăn uống như gắp, và, xé, dầm, trộn, vét. Tập quán dùng đũa của Việt tộc đã có từ lâu đời và thể hiện nguyên lý cặp đôi trong văn hoá Việt:
- Vợ chồng như đũa có đôi
- Vợ dại không hại bằng đũa vênh
- Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.
Một trong các món ăn thông dụng không thể thiếu trên các mâm cơm của người Việt là chén nước mắm pha. Chén nước mắm pha ngon phải có vị mặn đậm đà của nước mắm (thuỷ) vàng lườm, vị cay (kim) của ớt đỏ hay gừng vàng, vị chua (mộc) của chanh hay dấm trắng, vị đắng (hoả) nồng nàn của tỏi, và vị ngọt ngào của đường (thổ). Thật có ít món ăn nào vừa đơn sơ mà vừa tổng hợp một cách hài hoà âm dương và màu sắc như vậy.
Tục ăn trầu là một biểu tượng khác cho nguyên lý âm dương hài hoà này Miếng trầu gồm một miếng cau, một lá trầu quết vôi thêm một miếng rể tức vỏ cây chát, người ta nhai rồi nhổ nước và nhả bã. Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rể. tất cả tạo thành một hợp chất kích thích làm cho thơm miệng, đỏ môi, hồng má. Ăn trầu còn có tác dụng chống hôi miệng, chống sâu răng, chống sơn lam chướng khí. Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương), vôi là chất đá biểu tượng cho đất (âm), dây trầu mọc từ đất (âm) quấn lấy thân cau (dương) biểu tượng cho sự trung gian của âm dương hoà hợp.
Tục hút thuốc lào cũng là một hình thức hài hoà âm dương khác.Tục hút thuốc lá xuất phát từ phương tây, nhưng khi hút thuốc họ chỉ dùng có lửa (duy dương) trong khi đó hút thuốc lào của ta là một tổng hợp của nguyên lý âm dương thuỷ hoả. Cái điếu dùng để hút thuốc lào bên dưới có chứa nước, thuốc được đốt ở trên bằng lửa (dương) và kéo xuống dưới gặp nước (âm), khói thuốc (dương) đi qua nước (âm) tạo thành tiếng kêu trước khi đến miệng người hút. Thú hút thuốc lào đã bao nhiêu đời là một thời biểu tượng cho sự đam mê tột độ nên đã được phản ảnh qua tục ngữ như 'say nhau như điếu đổ'. hay qua ca dao như:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào,
Ðã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Như vậy, ý niệm âm dương hay nguyên lý nhị nguyên đã hiện diện trong cuộc sống của Việt tộc nói chung và của người Việt
Một cách chung, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng do sự xâm nhập của văn hoá du mục nguyên lý âm dương đã dần dần biến đổi và chia thành hai nhánh. Nhánh phương bắc gọi âm dương là Lưỡng nghi. Rồi dựa trên phép phân đôi hay phép tính nhị phân có cơ số 2 tức số chẵn để tạo dựng thành những mô hình vũ trụ chặt chẽ. Theo Kinh Dịch vũ trụ được gọi là Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi rồi Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tức 2 sinh 4, Tứ tượng sinh Bát quái tức 4 sinh 8, và Bát quái biến hoá vô cùng. Một cách chung, nhánh phương bắc xây dựng những mô hình vũ trụ thường dựa trên số chẵn. Trong cuộc sống văn hoá và ngôn ngữ của người phương bắc có đầy dẩy những số chẵn 4, 6, 8 như: tứ bàng (4 bên hàng xóm), tứ đức (4 đức tánh của phụ nữ theo đạo của Khổng tử), tứ hải (4 biển), tứ trụ (4 vị đại thần trong triều), tứ thanh (4 thanh trong tiếng Hán), tứ mã (xe do 4 ngựa kéo), .lục bộ (6 bộ trong triều đình), lục cực (6 điều khổ), lục nghệ (6 môn học Lễ - Nhạc - Xạ - Ngự - Thư - Số), lục súc (6 loài vật nuôi nơi nông thôn: ngựa, bò, dê, gà, chó, heo), lục tặc (6 thứ giặc), lục vị (6 vị thuốc quý), bát âm (8 loại nhạc cụ), bát bửu (8 vật quý), bát hiền (8 người tài), bát tiên (8 vị tiên), bát trân (8 món ăn ngon), bát vị (bài thuốc 8 vị).v.v.
Trong khi đó Việt tộc ở phương nam, đặc biệt là người Việt thì lại ưa dùng số lẻ để dựng lên những mô hình vũ trụ đầy bí ẩn. Vũ trụ từ hỗn mang sinh ra âm dương, rồi âm dương biến thành Tam tài, tức 2 sinh 3, và Tam tài biến hoá thành Ngũ hành tức 3 sinh 5. Ngôn ngữ Việt Nam có đầy những cách nói với số lẻ như: 3 mặt 1 lời, 3 thưng vào 1 đấu, mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng, 3 hồn 7 vía, 3 dãy 7 toà, 3 lo 7 liệu, 3 vành 7 vẻ, 3 vợ 7 nàng hầu, 3 vuông 7 tròn, 3 chìm 7 nổi 9 lênh đênh, 3 hồn 9 vía, 3 bò 9 trâu, tụm 5 tụm 3, 5 cha 3 mẹ, 5 bè 7 mối, 5 lần 7 lượt, 5 thê 7 thiếp, gậy thần 9 đốt . Ngoài ra, còn có nhiều cụm từ khác dùng những con số là bội số của các số lẻ trên như con số 18 (18 đời Hùng Vương, 18 ụ súng ở thành Cổ Loa, cây quạt có 18 chiếc nan, trống đồng sông Ðà có 18 hình chim, 18 thôn vườn trầu ở Hốc môn, tỉnh Gia định.), như con số 36 (36 con chim bay trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, 36 phố phường Hà nội, 36 cái nõn nường.). Những số lẻ cũng được thể hiện trong các tập tục của người Việt như vái lạy ba cái, bàn thờ có ba bực, rót ba chén rượu, đốt ba nén hương, đánh ba hồi trống khi tế lễ . hoặc trong các bài vè như:
Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hột gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Hai đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.
Ngay cả trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dùng đến số lẻ khi so sánh giữa chữ tâm và chữ tài: 'Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài'.
Trong ca dao, đôi khi ta cũng thấy số lẻ được nhắc đến như một kiêng kỵ:
- Mồng năm, mười bốn, hai ba
Ði chơi cũng lỗ nữa là đi buôn
- Mồng năm, mười bốn, hai ba
Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng.
Số lẻ cũng được thể hiện trong kiến trúc của truyền thống văn hoá Việt tộc. Cổng chùa, cổng nhà thì xây theo hình thức cổng tam quan có ba ngỏ vào. Bực thang thì có bực tam cấp. Nhà dân chúng thì cất theo kiểu ba gian hoặc năm gian, các công trình kiến trúc lớn thì theo lối tam toà. Lợp nhà thì dùng ngói âm dương, miếng sấp miếng ngửa úp lên nhau. Cổng Ngọ Môn ở Huế có ba cửa chánh, thêm hai cửa phụ hai bên thành năm, trên nóc có chín nhóm mái, nên ca dao Huế có câu:
Ngọ Môn năm cửa, chín lầu
Cột cờ ba cấp, Phú Văn lâu hai tầng.
Ý niệm âm dương đã biến hoá thành khái niệm Tam tài là một khái niệm gồm ba yếu tố Trời - Ðất - Người (Thiên - Ðịa - Nhân) trong đó Trời thuộc dương, Ðất âm và con Người ở giữa, có âm tánh khi so với Trời và dương tánh nếu so với Ðất. Với khái niệm Tam tài này, Người được đặt ngang hàng cùng Trời và Ðất:
Ta cùng Trời Ðất ba ngôi sánh
Trời Ðất Ta đây đủ hóa công.
Trời Ðất là hóa công tạo dựng cái mới, tạo dựng ra vũ tru; con Người cũng tạo dựng những cái mới như thiết lập nên những giá trị về luân lý, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật. Ngoài ra, ý niệm Tam tài giúp cho con Người thấy được giá trị tác năng lớn lao của mình, cũng như tạo cho con Người một địa vị tâm linh độc lập tự làm chủ, đó là căn nguyên của tư tưởng nhân chủ trong triết Việt. Chánh vì quan niệm ngang hàng này mới có những câu ca dao kiểu 'coi trời bằng vung' như:
- Bắc thang lên hỏi ông Trời
Bắt bà Nguyệt lão đánh mười cảng tay
Ðánh rồi lại trói vào cây
Hỏi bà Nguyệt lão đầu dây tơ hồng.
- Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói lên nghi ngút chẳng thơm tí nào
Khói lên thấu đến Thiên tào
Ngọc hoàng phán hỏi đứa nào đốt rơm
Bộ ba Trời - Ðất - Người là một bộ ba điển hình, đại diện cho hàng loạt những bộ ba khác như Cha - Mẹ - Con, Con người - Không gian - Thời gian, Vợ - Chồng - Em trong sự tích trầu cau biến thành bộ ba Trầu – Cau - Vôi. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, bộ ba Chim – Nai - Người được khắc trên ba vành từ ngoài vào trong biểu tượng cho bộ ba Trời - Ðất - Người.
Bộ ba Chim - Rắn - Cá sấu cũng rất phổ biến trong dân gian nên có câu: nhứt điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng. Sở dĩ bộ ba này được phổ biến vì nó gần với môi trường sông nước và văn hoá nông nghiệp.Huyền sử Tiên Rồng nói về cội nguồn của Việt tộc đã đẩy các con vật này lên mức biểu trưng. Tiên Rồng là một cặp đôi trong đó Tiên được trừu tượng hoá từ giống chim (cho nên Mẹ Âu Cơ đã đẻ ra trăm trứng),và Rồng được trừu tượng hoá từ hai giống bò sát là rắn và cá sấu. Các bộ ba Thuỷ - Hoả - Thổ và Mộc – Kim - Thổ là những bộ ba được trừu tượng hoá từ nhận xét thực tế của cuộc sống nông nghiệp là đất của riêng. Tất cả những gì thuộc về vua chúa đều mang màu vàng: (Thổ) được dùng để trồng trọt, cây (Mộc) nuôi sống con người, nước (Thuỷ) tưới cây giúp cây tăng trưởng, lửa (Hoả) đốt cây thành tro làm phân nuôi đất (Thổ), sắt thép (Kim) được dùng làm nông cụ nhưng lại làm cây cối cằn cỗi.. Hai bộ ba này có yếu tố chung là Thổ. Kết hợp hai bộ ba này lại tạo thành một Bộ Năm tức Ngũ hành.
Bộ năm Ngũ hành tượng trưng cho những quan hệ đa dạng phức tạp của các thành tố trong đó các cặp Thuỷ - Hoả, Mộc - Kim là những cặp âm dương đối lập rõ rệt và Thổ ở giữa điều hợp các đối kháng.
N
Hỏa
|
Ð/Mộc --- Thổ --- Kim/T
|
Thủy
B
Cấu trúc của mô hình vũ trụ gồm năm thành tố cho thấy rõ nguồn gốc nông nghiệp của Ngũ hành. Ðối với nhà nông không có gì quan trọng hơn đất, cho nên hành Thổ được đặt vào trung tâm cai quản bốn phương. Sau đất, thành tố Nước cũng rất quan trọng cho nhà nông (nhứt nước, nhì phân). Về phương hướng thì hành Thuỷ là âm ứng với phương Bắc, hành Hoả là dương nên ở phương Nam, hành Mộc là cây, mà cây cối là sự sống chỉ buổi sáng, chỉ mùa xuân nên ứng với phương Ðông dương tánh, hành Kim là kim loại thuộc tĩnh nên ứng với phương tây âm tánh.
Một trong các ứng dụng của Ngũ hành vào các lãnh vực khác là ứng dụng vào hệ thống màu sắc. Hai màu đen - đỏ mang tánh đối lập âm dương rõ rệt nhứt nên ứng với hai hành Thuỷ - Hoả. Hai màu xanh - trắng cũng đối lập âm dương nhưng không rõ rệt bằng nên ứng với hai hành Mộc - Kim. Màu vàng ứng với hành Thổ ở trung ương. Vì màu vàng là màu của trung ương nên các vua chúa của thời quân chủ ở Việt Nam và Trung Hoa đã dành độc quyền sử dụng màu vàng làm Ngũ hành là coi con người và vũ trụ có ác tạng không phải chỉ có nghĩa vật thể đơn giản như vậy quang, tiểu tràng, đại, lưỡi, mắt, mũi, miệng. Ngũ chất là xương tuỷ, ngai vàng, ngự bào màu vàng, cung điện sơn son thếp vàng, hoàng cung. Trong dân gian ứng dụng của Ngũ hành được tìm thấy trong lá bùa ngũ sắc, trong tranh Ngũ hổ vẻ hình 5 con cọp ở năm phương với năm màu theo Ngũ hành với ý nghĩa cọp là sức mạnh trấn giữ năm phương tà ma không còn lối thoát, hoặc trong ngày lễ hội, các lá cờ hình vuông bằng vải năm màu theo Ngũ hành cũng được treo lên để nói lên niềm vui hài hoà.
Một ứng dụng khác nữa cấu trúc giống như nhau (thiên địa vạn nhứt thể). Con người là một tiểu vũ trụ, cũng có âm dương và Ngũ hành. Thân thể từ ngực trở lên là dương, từ bụng trở xuống là âm, trán là dương, cằm là âm. Các Ngũ hành khác của con người là ngũ tạng, ngũ phủ, ngũ quan, và ngũ chất.
Ngũ tạng gồm thận là cật, tâm là tim, can là gan, phế là phổi, và tì là lá lách.
Nhưng mà cũng như các Hành, tạng còn có những khái niệm về chức năng trừu tượng hơn. Thận ứng với thuỷ chủ về nước, là nơi chứa tinh trông coi sự phát dục; quả cật chỉ là một đại diện tiêu biểu mà thôi. Tâm ứng với hoả chủ về vận hành huyết mạch, là nơi chứa thần minh. Tâm huyết kém thì thần trí suy, sanh mất ngủ, mê sảng, lo âu, hay quên; quả tim chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó. Can ứng với mộc có chức năng tàng trữ máu, điều tiết huyết, giữ gân cơ ổn định; gan chỉ là một đại diện tiêu biểu. Phế ứng với kim chủ về hô hấp và vận hành khí, phổi chỉ là một đại diện tiêu biểu. Tì chủ về dinh dưỡng và vận hành thức ăn; lá lách chỉ là một đại diện tiêu biểu. Ngũ phủ cũng vậy là năm vùng gồm bàn tràng, đởm, và vị. Bàng quang tức bọng đái ứng với thuỷ là nơi chứa nước, và biến nước thành tân dịch tức mồ hôi, nước mắt và chủ về tiểu tiện. Tiểu tràng tức ruột non ứng với hoả là nơi biến đồ ăn từ dạ dày thành chất nước bổ dưỡng dẫn lên tim để hoá ra máu đi nuôi cơ thể. Ðại tràng tức ruột già ứng với kim làm tiếp nhiệm vụ của tiểu tràng, chủ về bài tiết. Ðởm tức mật ứng với mộc, chủ về sự quyết đoán. Vị tức dạ dày ứng với thổ là nơi chứa thực phẩm thuỷ cốc và chủ về việc xử lý các chất đó.
Nhờ thấu triệt được cấu trúc các bộ phận với ngũ hành như vậy nên các nhà đông y từ xa xưa đã có thể chẩn đoán và chữa bệnh cho con người một cách hữu hiệu dựa trên nguyên lý các tạng, phủ của con người phải giữ được quân bình âm dương thì sức khoẻ tốt đẹp, khi mất quân bình thì sanh ra bịnh tật. Người xưa không chỉ đem những nhận thức về vũ trụ áp dụng cho con người mà còn lấy con người làm trung tâm để khảo sát thiên nhiên.
Con người thuộc hành Thổ ở trung cung của Ngũ hành nên chánh con người điều hoà và dung hợp các xung khắc giữa âm và dương, và con người mới là trung tâm của vũ trụ vậy.
Tác giả Nguyễn Từ Thức
------------
Nguồn: anviettoancau.net