Vắng em
Vắng em giấc ngủ chia hai
Nửa vào mộng mị, nửa hoài nhớ em
Trăng khuya soi bóng bên thềm
Dường như trăng cũng nỗi niềm cô đơn
Vắng em nhà rộng dài hơn
Bếp thì lạnh lẽo, bữa cơm hững hờ
Chỉ còn lại những vần thơ
Viết xong biếng đọc, muốn chờ đợi ai…
Đã quen nếp sống xưa nay
Có em nhen lửa, hôm mai ấm nồng
Vắng em, khỏang trống mênh mông
Nôn nao sớm đợi, chiều mong em về!
Nguyễn Đức Tùy
Thực tình, tôi chưa biết tác giả Nguyễn Đức Tùy. Nhưng tình cờ khi đọc bài thơ “Vắng em” của anh đăng trên tuyển tập “Thơ Lộc Phát Tân Mão- 2011” - tuyển thơ lucbat.com – Nhà xuất bản Công an nhân dân, tôi thấy anh thật sâu sắc, đã nói giúp nỗi lòng của tôi cũng như cánh đàn ông khi người vợ vắng nhà. Trong bài thơ, anh đã gửi tấm lòng mình cô đơn, trống trải, lạnh lẽo khi vắng người em yêu dấu (tôi đoán có lẽ anh viết về người vợ).
Anh viết rất cụ thể thời gian nỗi nhớ của Anh ngay từ đọan thơ mở đầu. Cảnh không gian yên tĩnh. Thời gian về đêm khuya, có trăng soi bóng bên thềm:
Vắng em giấc ngủ chia hai
Nửa vào mộng mị, nửa hoài nhớ em
Trăng khuya soi bóng bên thềm
Dường như trăng cũng nỗi niềm cô đơn
Đoạn mở đầu gợi cảnh, gợi tình thật hay. “Vắng em” nên “giấc ngủ chia hai”. Một đêm trăng sáng. Nhân vật “Anh” thức mãi, cảm thấy giấc ngủ không thành. Bởi vì thiếu em, có lúc, Anh rơi vào mộng mị và có khi tỉnh lại “Nửa hoài nhớ em”. Từ khi thiếu vắng em, chứng tỏ Anh mang nỗi nhớ thường trực. Ở đây có hai hình ảnh sóng đôi. Anh nhớ em và trăng cũng nhớ “Dường như trăng cũng nỗi niềm cô đơn”. Hình ảnh trăng được nhân hóa đã cụ thể hóa nỗi cô đơn của Anh. Đọc câu thơ “Trăng khuya soi bóng bên thềm/ Dường như trăng cũng nỗi niềm cô đơn”, tôi nghĩ Anh mang nỗi nhớ chân thành, một tình yêu sâu sắc thủy chung với em yêu dấu.
Đến khổ thơ thứ hai, tâm trạng trống trải, cô đơn của Anh khi vắng em thật sâu sắc:
Vắng em nhà rộng dài hơn
Bếp thì lạnh lẽo, bữa cơm hững hờ
Chỉ còn lại những vần thơ
Viết xong biếng đọc, muốn chờ đợi ai…
Đó là những câu thơ thật nhất về sự trống trải của Anh khi thiếu vắng người phụ nữ. Lúc này đây, Anh mới cảm thấy sự tận cùng của cô đơn, lẻ loi. Bởi vì từ trước tới giờ, khi có người phụ nữ bên cạnh, anh chưa cảm thấy lạnh lẽo. Còn bây giờ đây, cái vắng lặng trong căn nhà, thiếu đi hơi ấm của Em, thiếu đi tiếng cười nói, thiếu bàn tay dịu dàng chăm sóc của Em đã làm cho căn nhà như rộng dài ra. Và “Bếp thì lạnh lẽo, bữa cơm hững hờ”. Anh cảm thấy thiếu đi một cái gì không thể diển tả được. Bây giờ anh mới hiểu đươc cái giá trị của một gia đình sum vầy hạnh phúc như thể nào. Nếu thiếu đi một người thì chỉ còn lại sự trống vắng không ai bù đắp được. Dẫu làm thơ cũng biếng đọc, chỉ biết “đợi chờ ai”. Có phải Anh chờ đợi bạn thơ hay người nào đó? Dẫu sao thì cũng chẳng còn tâm trạng vui tươi, phấn chấn được. Cũng có lúc anh chợt nghĩ đến “ai”. Nhưng rồi Anh lại dừng lại. Bởi câu thơ dùng dấu ba chấm. “Viết xong biếng đọc, muốn chờ đợi ai…” Nghĩa là chẳng ai có thể thay thế Em được.
Khổ thơ kết bài diễn tả đầy đủ vai trò xây tổ ấm của người phụ nữ:
Đã quen nếp sống xưa nay
Có em nhen lửa, hôm mai ấm nồng
Vắng em, khoảng trống mênh mông
Nôn nao sớm đợi, chiều mong em về!
Sẽ thật đáng trách những người con trai nếu vợ hoặc người yêu vắng nhà là rủ rê bạn bè nhậu nhẹt bê tha, sinh ra chuyện nọ chuyện kia. Nhưng trong bài thơ này, đọan kết này người mà Anh mong ngóng chỉ có một và chỉ một mình Em mà thôi. Tôi nể phục Anh với những câu thơ kết tròn vẹn sự chung thủy. Sự cô đơn trống trải của Anh lúc này chỉ mong Em sớm trở về bên anh. Vì chỉ “Có em nhen lửa” mới có “Hôm mai ấm nồng” cho anh. Nhân vật Anh đã thừa nhận sâu sắc không ai thay thế vai trò của Em được. Vắng Em, để lại trong Anh một khỏang trống trải mênh mông. Và lúc nào Anh cũng chỉ đợi em về bên anh, trong ngôi nhà hạnh phúc bình yên “Nôn nao sớm đợi, chiều mong em về!”
Bài thơ chẳng cầu kỳ gọt giũa mà in sâu đậm trong lòng người đọc. Một bài thơ lục bát thật gọn gàng, với cách nhân hóa sóng đôi, hình ảnh thơ gợi tình cảm sâu nặng về sự trống trải cô đơn khi thiếu vắng người phụ nữ. Toàn bài là sự giãi bày chân thực tâm trạng mà không hề gượng ép. Qua bài thơ, người đọc còn thấy được nỗi niềm thao thức đợi chờ Em của Anh thật đáng trân trọng. Bởi đó là bằng chứng của sự chung thủy, khát khao một mái ấm gia đình, khát khao bàn tay chăm sóc của người phụ nữ mà anh hằng yêu quý…
Bài thơ “Vắng em” của tác giả Nguyễn Đức Tùy sẽ tác động không chỉ giới “mày râu” mà còn lay động nhiều người hôm nay. Người phụ nữ, người xây tổ ấm bao thế hệ này có vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc đời. Có đươc cuộc sống sung túc và hạnh phúc như hôm nay, xin mọi người hãy nghĩ và chia sẻ cùng người phụ nữ.
Tôi xin cám ơn tác giả Nguyễn Đức Tùy đã đem đến một bài thơ “Vắng em” giản dị nhưng vô cùng sâu sắc.
Trần Đức Thủy
Trường THPT Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
ĐT: 0986559189. Email: tranducthuy1959@gmail.com
Trần Đức Thủy - tranducthuy1959@gmail.com - 0986559189 - Trường THPT Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang
(Ngày 24/09/2011 20:24:13)
Cám ơn BBT lucbat.com, cảm ơn các thi hữu Trần Nguyễn Dạ Lan và Việt Hà đã có những dòng cảm nhận rất chân tình, cám ơn anh Nguyễn Đức Tùy đã sáng tác bài thơ thật hay, có sức lay động không chỉ riêng tôi mà lôi cuốn nhiều độc giả. Các cụ xưa có câu:
Nguyễn Đức Tùy - ndtuy@yahoo.com.vn - 0974131428 - Việt Trì-Phú Thọ
(Ngày 24/09/2011 9:05:40)
LỜI CẢM ƠN
Trần Đức Thủy - tranducthuy1959@gmail.com - 0986559189 - Trường THPT Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang
(Ngày 23/09/2011 10:14:29)
cảm ơn Trần Nguyễn Dạ Lan và Việt Hà đã cha sẻ cùng Trần Đức Thủy. Tôi nghĩ thơ hay chính là nói được nỗi lòng của nhiều người. Mong DL,MH luôn vui khỏe, thành đạt, hạnh phúc và xây tổ ấm gia đình nhiều tiếng cười nhé
Trần Nguyễn Dạ Lan - cogiao_banglang@yahoo.com.vn - 01889053962 - Bình Dương
(Ngày 16/09/2011 15:25:09)
Bài thơ của thi sĩ Nguyễn Đức Tùy vừa dịu dàng, tha thiết vừa sâu sắc nồng nàn . Qua bài cảm nhận tinh tế của bạn Trần Đức Thủy, cái hay, cái đẹp của bài thơ càng nổi lên đầy đủ và rõ nét làm người đọc vô cùng cảm động về hình ảnh một mái ấm gia đình với tình yêu vợ chồng son sắt, thủy chung.
Việt Hà - Viethamhb@gmail.com - 0978057999 - Việt Trì Phú Thọ
(Ngày 15/09/2011 22:45:23)
Nếu như khoảnh khắc "Vắng em" của tác giả Nguyễn Đức Tuỳ là một bài thơ làm xúc động lòng người thì lời bình về "Nỗi trống trải mênh mông" của tác giả Trần Đức Thuỷ cũng không kém phần tha thiết, chân thành. Tôi cảm nhận được hạnh phúc giản dị, bình yên của người con gái trong bài thơ đang được hưởng tình yêu đằm thắm, mặn nồng, thuỷ chung của người chồng. Và tôi cảm thấy hơi...ghen tỵ vì bây giờ, đàn ông chung thủy đang bị săn lùng, huỷ diệt và đã bị đưa vào Sách Đỏ dành cho "động vật quý hiếm"! |