Nguyễn Thanh Hà - nguyenthanhhahy@gmail.com - 01668383020 - CLB Lục bát Đoàn Thị Điểm Hưng yên
(Ngày 25/06/2011 17:54:16)
Rất may là trong tủ sách của tôi được giữ gìn như một báu vật nhiều chục năm nay vẫn còn khá nhiều tập thơ, bài thơ chép tay mà tôi yêu thích trong đó có thơ lục bát của các tác giả mọi người quen biết và cả những tác giả ít được nhắc đến trên thi đàn Trước hết tôi xin trân trọng công hiến bạn đọc của Lục bát com bài thơ rất sâu sắc của Bác Hồ. Bác là lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc và của văn nghệ sĩ Việt Nam, đồng thời là nhà thơ vĩ đại với tác phẩm bất hủ "Nhật ký trong tù", tác phẩm thơ chữ Hán, thơ nôm, thơ chúc tết đồng bào và thơ lục bát. Với thể thơ nào Người cũng sử dụng rất tài tình, đọc dễ "vào", dễ thấm và có khi nhớ suốt đời. ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁY Dòng sông lặng ngắt như tờ Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo Bốn bề phong cảnh vắng teo Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan Lòng riêng riêng những bàn hoàn Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng Thuyền về trời đã rạng đông Bao la nhuộm một màu hồng đẹp tươi (Mùa thu 1949) Tôi không phải là một nhà phê bình văn học nên không dám có lời bình nào mà chỉ xin phép làm một người sưu tầm trích dẫn thơ lục bát của một số người nổi tiếng. Thơ lục bát có tự bao giờ, xuất phát từ đâu mà sao "thần ký" đến như vậy ? Ngược thời gian về quá khứ một chút thôi, năm 1938, Lưu Kỳ Linh chỉ với 6 câu "lục bát" đã nói lên nhiều điều: ĐỢI CHỜ Đêm xuân mộng chửa về thăm Cửa lòng rộng mở, em nằm nghe sương Tỉ tê gọi gió lên đường Nghe trăng âu yếm dỗ hương trên cành Gà vô ý giục tàn canh Cửa lòng vội khép cho lòng ngủ thôi ! (1938) Có lẽ tôi là một trong những độc giả thuộc lòng bài thơ "Tre Việt Nam" của nhà thơ Nguyễn Duy, nay đọc thêm bài: NHỚ BẠN Tôi về xứ Huế mưa sa Em ơi, Đồng Khánh đã là ngày xưa Tôi về xứ Huế chiều mưa Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu ? Bến Tuần loáng thoáng hàng dâu Em xa vườn lựu đã lâu lắm rồi Lối mòn đá cuội rong chơi Lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ
Lan báo hỉ, nở tình cờ Bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang Chợ chiều Bến Ngự chưa tan Ai đi ngược dốc Phú Cam một mình. (1976) Hoàng Như Mai là một giáo sư nổi tiếng. Hình ảnh của ông đọng mãi trong tâm trí nhiều thế hệ sinh viên nửa đầu thế kỷ trước. Với bài "Hôm qua", Hoàng Như Mai sực nhớ đến điều gì đây ? Đời là như thế này chăng ? HÔM QUA Thương tôi nghèo túng tuổi già Anh đi xe đến tận nhà thăm tôi Kể ra cũng đã lâu rồi Tôi quen với sự bị đời bỏ quên Bỗng đâu anh đến ngẫu nhiên Làm cho tôi mất bình yên tâm hồn Vài điều sướng khổ vui buồn Vài điều ân nghĩa oán hờn đã qua Chỉ vì thơ thẩn ngâm nga Lại như nắng quái chiều tà bừng lên
Nhắc làm chi chuyện hoa niên Bây giờ mình đã hết duyên về già Cảm ơn anh lại chơi nhà Nhưng quên nhau mới thực là tương tri. (1981)
Mời các bạn hãy "Uống cùng Huế" với bài thơ mà tôi rất thích của tác giả Hồng Nhu: UỐNG CÙNG HUẾ Bây chừ còn có chi mô Dặt dìu con nước ngẩn ngơ mạn đò Dòng sông cứ mặc lững lờ Chảy như quên chảy, và...bờ...cũng quên Thì thôi một giọt mưa thềm Thì thôi một khắc chuông rền chùa sương Người đi bóng cắt dặm trường Lạnh như tiếng vạc kêu sương ngang trời Tôi nhìn ngọn lá vèo rơi Thấy con mắt lạ một thời Huế xa Mắt là mắt của người ta Tôi đem mở nhắm như là mắt tôi Ôi thu thu lỡ thu rồi Tôi chôn tôi dưới lá đồi Thiên An Phía đâu như phía muộn màng Em như em của muôn vàn nổi trôi
Rượu Chuồn này chén trăng bôi Uống cùng Huế với cuộc chơi sang ngày.
Huy Cận, một nhà thơ ấn tượng bậc nhất đối với các thế hệ bạn đọc và những người yêu thơ. Xin mời bạn đọc của Lục bát com ngâm ngơi lại bài "Ngậm ngùi" của nhà thơ Huy Cận: NGẬM NGÙI Nắng chia nửa bãi chiều rồi Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá trầu Sợi buồn con nhện giăng mau Em ơi hãy ngủ...anh hầu quạt đây! Lòng anh mở vội quạt này Trăm con chim mộng vỗ bay đầu giường Ngủ đi em, mộng bình thường Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ Hồn em đã chín mấy mùa thương đau Tay anh em hãy tựa đầu Cho anh nghe rặng trái sầu rụng rơi...
Nhà thơ đương đại Hồng Thanh Quang cũng đã trở nên nổi tiếng không chỉ có thơ mà còn là một người làm văn, làm báo xuất sắc. Nhưng anh vẫn khoái khoắc với nhiều kỷ niệm xưa cũ: ĐIỆU CŨ Thôi em cứ việc lấy chồng Mặc tôi tự kiếm tơ hồng tự se Đời qua khoảnh khắc đêm hè Ta và em giữa bốn bề tình yêu Đồ Sơn rụng một cánh diều Lòng ta vỗ sóng bao điều bão giông Những lời thề thốt như sông Tan vào biển cả mênh mông vô chừng Giời không cho một đời chung Một đêm sống đến tận cùng đủ chăng ?...
Thôi em cứ việc sang rằm Mặc thơ anh vẽ nên vầng trăng lu...
Làm thơ cũng là một cái nghiệp đời không hề suôn sẻ. Thơ hay đã mấy ai khen, mà thơ chưa hay thì lắm lời bàn ra tán vào. Nhiều khi tạm gác bút cho cái nghiệp nó bớt đeo đuổi. Nhưng...Huy Trụ đã : GỬI BẠN LÀM THƠ Lâu rồi chẳng muốn làm thơ Trước trang giấy cứ vẩn vơ một mình Câu thơ vốn rất đa tình Lòng như suối cạn sao đành với thơ
Câu thơ như hững như hờ Mà day dứt đến bơ phờ ruột gan Thơ là rượu của thế gian Phải đâu nước lọc rót tràn mời nhau...
Cho tôi nhớ được một câu Bạc đầu ngồi viết chắc đâu đã thành Thơ như quả chín treo cành Lại là lá đắng chữa lành vết đau
Ngỡ rồi quẳng bút từ lâu Giữa lăn lóc lại bắt đầu là...thơ. (1989) Thơ là để ngâm vịnh, thơ cũng là để giãi bầy nối sâu kín nhất trong lòng thi nhân. Chẳng hạn như Cụ Nguyễn Công Trứ nổi danh một thời, chỉ bốn câu lục bát vịnhcây thông đã để lại muôn đời tâm sự của một nhà hiền triết: VỊNH CÂY THÔNG
Ngồi rồi lại trách ông xanh Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Trong tích chèo "Tấm Cám", có nhân vật Thị Màu, và Thị Màu đã làm rung động nhiều nhà thơ nổi tiếng với những dòng thơ buôt đến tim gan. Tác giả Nguyễn Hưng Hải cũng có bài "Đêm Thị Màu" như sau: ĐÊM THỊ MÀU Chuông chùa tiểu đánh tiếng ghen Ở ngoài sân khấu là đêm đi rình Ai giam được cái chữ tình Thị Màu tay quạt tay phanh áo hờ Trách gì hai đứa lẳng lơ Sao em ăn táo để chừa tụng kinh Biết là tiểu cũng như mình Làm thân con gái có rình gì nhau Ở ngoài sân diễn là đâu Cửa trước thì đóng cửa sau thì mời Bảo đâu ở tận cuối trời Em là nắng của một thời còn mưa Một thời kẻ đón người đưa Vào chùa mới biết sân chùa lắm rêu. Còn tâm sự của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ra sao ? Đến nỗi nó sâu lắng, nó rối bời, nó chia chác quá thể, làm nhà thơ phải "lặng rơi mưa dầm": KHÔNG ĐỀ Chia cho em một đời tôi Một cay đắng một niềm vui, một buồn Tôi còn cái xác không hồn Cái chai không rượu tôi còn vỏ chai Chia cho em một đời say Một cây si với một cây bồ đề Tôi còn đâu nữa đam mê Trời chang chang năng tôi về héo khô Chia cho em một đời thơ Một lênh đênh một dại khờ, một tôi Chỉ còn cỏ mọc bên trời Một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa...dầm
Nhà thơ Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ cách mạng. Không chỉ có thế đâu. Tố Hữu còn là nhà thơ trữ tình và thể hiện thơ theo thể lục bát cũng không kém tài tình. Như bài "Kính gửi Cụ Nguyễn Du" chẳng hạn: KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Bâng khuâng nhớ Cụ thương thân nàng Kiều Hỡi lòng tê tái thương yêu Giữa dòng trong đục cánh bèo lênh đênh Ngổn ngang bên nghĩa bên tình Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường Nỗi buồn xưa nghĩ mà thương Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng Nhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như Mai sau dù có bao giờ Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay Tiếng đàn xưa đứt ngang dây Hai trăm năm lại càng say lòng người Trải bao gió dập sóng dồi Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha Đau đớn thay phận đàn bà Hỡi ơi thân ấy biết là mấy thân...! Có mà ngồi hàng tháng, thậm chí hàng năm cũng không thể đọc và ghi, dù chỉ là điểm qua, cũng không hết kho tàng thơ lục bát của những người nổi tiêng, ấy là chưa kể thơ hay của hàng nghìn hàng vạn nhà thơ chuyên và không chuyên đang có mặt ở khắp các thi đàn ba miền Trung Nam Bắc. Tôi mạnh dạn làm một cái việc ngơ ngẩn này gọi là góp một viên gạch vào lầu thơ của Lục bát com mà thôi. Xin các ban tha thứ cho những khiếm khuyết nếu có. Xin cảm ơn. Nguyễn Thanh Hà
|