Chủ nhật, 22/12/2024,


Lính thú đời xưa (05/11/2010) 

    Tôi học lớp ba trường huyện cách đây hơn nửa thế kỷ. Vốn liếng trí thức , văn chương của chúng tôi thời đó nằm gọn trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Đây là một bài thơ tôi thuộc lòng từ thời đó đến bây giờ: bài 'Lính thú đời xưa'. Bài thơ chẳng hay gì, lại không thấy đề tên tác giả. Không tác giả, có lẽ là ca daọ Mà ca dao thì đáng lẽ phải hay hơn. Nhưng đó là ý kiến của tôi về sau nàỵ Thuở đó, thơ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư phần nhiều là như vậy, chẳng hay, nhưng có vần có điệu, đọc lên cũng thấy thợ. Bài 'Lính thú đời xưa' khá dài, chia thành hai phần.

 

         Bài thứ nhất: 
      

Lính thú đời xưa


     Ngang lưng thì thắt đai vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.
    Một tay thì cắp hỏa mai.
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
    Thùng thùng trống đánh ngũ liên.
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.


    Bên cạnh bài thơ có vẽ hình một người đàn bà nông dân bế đứa con nhỏ, tiễn chồng ra đi. Ngày nay, người ta tiễn nhau ở bến xe, ở nhà ga, ở sân bay. Thuở trước, biệt ly diễn ra trên bến thuyền. Thuyền đi chậm, sông nước mênh mang, nhìn theo không biết bao giờ mới hút bóng. Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. Nước mắt của ai như mưa? Của người chồng bước chân xuống thuyền? Chắc không phải, vì đàn ông đâu có khóc như vậy! Nhưng cũng có thể người chồng khóc như mưa trong lòng. Khóc như thế, nỗi buồn không khô được, cứ ướt mãi. Thuyền trôi trên nước , người chồng trôi trong nước mắt. Khóc như mưa, chắc phải là người vợ. Người chồng vừa bước chân xuống thuyền thì mưa đã ào ào tuôn trên mắt người vợ đứng trên bờ nhìn theo. Người đi người ở đều ướt sũng nước mưa. Mưa ướt sũng bến đò. Lúc còn nhỏ, đọc câu thơ, tôi bùi ngùi. Lớn lên, hiểu thêm rằng biệt ly là khổ. Lớn lên nữa, già đi, lại chột dạ, thấy mình lúc nào cũng như đang tiễn biệt một cái gì, tiễn một niềm tin bị cuộc đời đánh cắp, tiễn một quê hương bỗng nhiên phũ phàng, tiễn bóng câu qua cửa sổ, tiễn cả chính mình, tiễn mình trong từng phút từng giây. Nhưng đó là chuyện khác. Trở về với bài 'Lính thú đời xưa' mà Quốc Văn Giáo Khoa Thư có ghi rõ là 'tiếp theo':


      Lính thú đời xưa (tiếp theo)


     Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thời canh điếm tối dồn việc quan.
    Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai.
    Miệng ăn măng trúc măng mai
Những dang cùng nứa biết ai bạn cùng
    Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng.


      Khổ thay là đời lính thú! Đầy ải nơi đèo heo hút gió, quần quật tay chân hết sáng đến tối, anh lính muốn than một tiếng cũng không biết kêu với ai ngoài tre, dang, nứa, điệp điệp trùng trùng. Tre ơi, dang ơi, nứa ơi, có biết chăng tôi đây đang khổ với tấm thân này! Khổ với tấm thân .... Lúc học lớp ba, tôi chưa hiểu có thân là có khổ. Chỉ hiểu nỗi khổ biệt ly. Cho nên biết bùi ngùi với bài thơ thứ nhất mà không rung cảm với bài thơ tiếp theo. Chỉ có một câu làm tôi thắc mắc mãi, từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già, từ đó đến nay. Câu thơ thật lạ kỳ, như ở đâu bay vào bài thơ lạ hoắc, lãng xẹt. Đó là câu cuối : Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng . Tại sao bỗng có con cá vẫy vùng trong giếng ở cuối một bài thơ nói về anh lính thú từ biệt vợ sống đầy ải trên núi rừng? Giữa anh lính với con cá chẳng có một liên hệ gì cả. Cách cấu trúc của câu thơ cũng kỳ quặc : hai câu tám đi tiếp theo nhau : Những dang cùng nứa biết ai bạn cùng Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng. Trong một bài thơ lục bát ngày xưa, có khi tác giả phá thể, chấm dứt bài thơ ở câu sáụ Nhưng nếu thế , tại sao lại không chấm dứt như thế này : Giếng trong con cá vẫy vùng Tại sao lại thêm chữ 'nó' quái gở vào câu thở Không phải con cá vẫy vùng mà là con cá nó vẫy vùng. Tựa như con cá với nó là hai, có con cá và có nó ở trong giếng đùa nghịch với nhau, nó vẫy vùng nơi con cá, con cá vẫy vùng nơi nó. Quái, tại sao có con cá hạnh phúc như vậy ở đây?. Tôi chịu thua . Mà cũng chẳng ai giải thích được cho tôi. Tôi đố ai giải thích nổi! Câu thơ nhảy vọt từ chuyện khổ qua chuyện vui, không đầu không đuôi, không gốc không ngọn, chẳng nghĩa lý gì cả. Anh lính thú nhớ vợ, mơ về chăn gối ấm êm bên cạnh vợ? Anh lính thú kiệt sức giữa lúc chém tre đẵn gỗ bỗng thấy loé ra trong một cơn mê sảng hình ảnh thanh bình của giếng nước ở quê nhà? Bài thơ quá giản dị, chất phác, không cho phép tôi diễn dịch cao xa. Nhưng câu thơ nằm mãi trong đầu tôi vừa như một hình ảnh êm dịu, vừa như một vũ trụ bí mật quyến rũ, mời mọc, thách thức óc tưởng tượng của tôi. Tôi không tóm được nó, cho nên nó dẫn tôi đi lang thang .

      Tôi lang thang trong thế giới Thiền. Đừng bắt tôi giải thích tại sao. Trong Thiền không có tại sao. Nó thế là nó thế. Trong Thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích ; hãy lang thang với tôi trong dăm ba câu chuyện thiền . Một ông sư hỏi Phong Huyệt: ' Người nào không hiểu thì chẳng bao giờ thắc mắc; tại sao vậy?' Phong Huyệt đáp : 'Con rùa đi trên đất thì để lại vết chân trong bùn'. Một ông sư khác hỏi Triệu Châu : 'Muôn vật quy về Một; vậy Một quy về đâu?'. Triệu Châu trả lời: 'Hôm qua, đến huyện Kinh, ta có may một cái áo nặng bảy cân.' Có người hỏi Động Sơn :'Phật là ai ?' Trả lời: 'Ba cân vải'. Người kia đem câu hỏi của Động Sơn hỏi Trí Môn. Ông này cắt nghĩa: 'Một mớ hoa, một mớ lụa'. Rồi hỏi lại : - Hiểu chưa? - Dạ chưa hiểu - Tre trúc phương nam, tùnh bách phương bắc. Lại có người đem cùng câu hỏi đá hỏi Hòa Sơn: 'Phật là ai?' Trả lời: 'Ta biết đánh trống, tùng tùng tùng, cắc cắc tùng'. Vui thật là vui.                                           

 

Cao Huy Thuần

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  nguyen tan trieu - wwwnttrieu - 0949120100 - 56/2 â.bình cang 2 bình thạnh thu thừa long an  (Ngày 03/03/2012 20:10:02)

trong câu'nước giếng trong con cá nó vẩy vùng' chử 'nó' không hề dư thừa vi 2 lý do :1- người dân Nam bộ ở 1 số nơi ngày trước thường hay dùng tiếng 'nó' sau 1 danh từ vừa nói rồi mới dến dộng từ, mà theo chúng ta ngày nay thì không có tiếng 'nó' nầy câu nói vẩn không hề sai mất nghỉa của câu, nhưng họ dùng là có ý dể nhấn mạnh danh từ vừa nói hoặc ý kế tiếp sắp nói.Cách dây hơn 60 năm về trước tôi dã từng nghe nhiều cụ già dả có cách nói như thế,và khi nói dến 2 vợ chồng nào dó thì họ gọi người chồng là 'thẳng'còn người vợ là 'cỏn',2-Chúng ta thấy chử'nó'quả thật có giá trị nhấn mạnh vì khi có tiếng nầy thì có nghỉa là'nó dược' vẩy vùng bơi lượn còn người lính thú thì mất tự do, ngược lại thiếu chử 'nó'thì chỉ có nghĩa dơn thuần là con cá bơi lội mà thôi.Theo ý của riêng tôi thì văn chương cần phản ảnh trung thực dời sống nội tâm và ngoai cảnh, thấy gì nghỉ gì thì viết ra vậy, không cần phải sáo,cầu kỳ, sắp chử theo ý chủ quan mới là hay .

  nguyen tan trieu - wwwnttrieu - 0949120100 - 56/2 â.binh cang 2 binh thanh thu thừa long an  (Ngày 02/03/2012 18:29:12)

trong dân gian nước ta từ rất xưa dã có câu'một ngày lính bằng 9 ngày ở tù'trong khi dó lại củng có câu'nhất nhật lao tù thiên thu tại ngoại'có nghỉa là 1 ngày ở trong tù vì do quá khổ nhọc nên thấy dài củng như là dã trải qua cả ngàn năm ở ngoài dời.Suy diều thật kỷ diều nầy ra ta mới có thể hiểu và cảm thông dược nổi khổ buồn trong lòng người bị bắt buộc phải làm lính là dến mức dộ nào.Người linh thú trong 2 bài thơ trên trong lúc'thọ hình'cái khổ'vì mất tự do' giờ nhìn thấy cá lội nhởn nhơ vẩy vùng tự do trong nước, phút giây liền cảm tủi phận mình nay không bằng cả loài cá.Câu thơ'nước giếng trong con cá nó vẩy vùng' chính là hình ảnh, là biểu tượng của'sự tự do,quyền tự do' mà giờ dây dã xa tầm tay với của ngườ linh trẻ vì dời sống quân ngủ thì làm sao mà có dủ mọi tự do như người dân thường dược.

  nguyển tấn triệu - wwwnttrieu - 0949120100 - 56/2 â.bình cang 2 bình thạnh thu thừa long an  (Ngày 01/03/2012 6:24:53)

cả 2 bài thơ trên dều quá hay,dều có lời lẻ mộc mạc, trong sáng,phảng phất giống hơi thơ của thi sỉ nguyển bính,tuy bình dị dơn sơ mà diển tả dươc dến chổ tột cùng của hình ảnh,sự việc hay ý nghỉ tình cảm mà mình muốn nói, ý thơ mạch lạc, trôi chảy như dòng nước trường giang,thật tuyệt vời khiến ngươi dọc cho dù chỉ là một dứa trẻ thơ ngây,chừng 10 tuổi, củng dả cảm nhận dược một cái gì dó thầm kín trong tâm hồn không thể diển tả dược bằng lời,khiến rồi suốt dời không quên nhửng câu thơ ấy.tôi rất lấy làm lạ, nếu không thấy dược cái hay của nhửng bài thơ hay thì làm sao có thể bình thơ dược,bạn Thuần dã có thành kiến không ưa văn học nầy chăng ?

  Bùi Xuân Phượng - buixuanphuong09@yahoo.com - 03203.547.940 - Bình Phiên, Ngọc liên, Cẩm Giàng, Hải Dương  (Ngày 17/11/2010 08:44:57 PM)
Cảm ơn bác Cao Huy Thuần đã cho tôi đọc một bài viết rất hay. Thuở nhỏ đi học tôi cũng thắc mác về câu thơ này như bác mà không hỏi ai được. Cuối đời tìm hiểu về thiền tôi dã thấy lơ mơ, hôm nay được đọc bài của bác có dẫn chứng một số công án thiền đầu Ngô mình Sở mục đích bắt người ta bặt nghĩ. " Nó thế là nó thế" còn hỏi gì? Thiền là thế, chỉ thế thôi!
Các bài khác: