Hiện nay các nhà thơ Việt Loại lục bát anh quan tâm không phải loại mọi người từng biết: trước anh không ai làm: Lục bát 2-trong-1, một loại lục bát thuận-nghịch, cho phép đọc hai chiều xuôi-ngược. Thí dụ: 'Ơi trời chán quá đi thôi/ bông lông ngày tháng của tui mô còn' cũng có thể đọc là:'Thôi đi quá chán trời ơi/còn mô tui của tháng ngày lông bông'. Ý tưởng về thơ thuận-nghịch không phải điều mới mẻ. Ai đã qua những giờ học Văn thể (Cổ văn) lớp 8 (miền Anh bạn tôi thoạt cũng làm 1, 2 bài thất ngôn bát cú kiểu 6-trong-1 như vậy, nhưng không gửi báo, vì thấy nó đã cổ lỗ sĩ. Về sau, anh mới nảy ý định đem trò này thí nghiệm lên lục bát. Anh không gọi nó là thơ, bởi hẳn không thể xem đấy là nghệ thuật; chẳng qua chỉ là kỹ thuật, hay xảo thuật - một trò chơi, không hơn. Tuy vậy, anh ta muốn đăng ký bản quyền trò chơi này. Lâu rồi anh gửi tôi 2 bài. Bài 1 (đọc xuôi) Canh tàn Dài cơn gió trở sang đêm trăng hồn rọi mái trời bên lạnh ngồi song ngoài tạnh ngất mù khơi hoa như vàng rụng nửa đời thờ ơ qua rồi tỉnh giấc tan mơ về nẻo xa mờ dội tiếng mông mênh nghe thầm khắc điểm tàn canh mùa theo đi lá trụi cành buồn trơ Đọc ngược bài trên (từ phải sang) Tàn canh Đêm sang trở gió cơn dài ngồi lạnh bên trời mái rọi hồn trăng khơi mù ngất tạnh ngoài song ơ thờ đời nửa rụng vàng như hoa mơ tan giấc tỉnh rồi qua mênh mông tiếng dội mờ xa nẻo về canh tàn điểm khắc thầm nghe trơ buồn cành trụi lá đi theo mùa Bài 2 (đọc xuôi) Em đi Đầy năm tháng phủ rêu rồi mây ngàn chìm khuất với tôi theo về quên đường đá sỏi em đi quen gót thầm thì cỏ lá mù sương tìm ngơ ngẩn bước thu vàng Đọc ngược (từ phải sang, từ dưới lên) Đi em Vàng thu bước ngẩn ngơ tìm sương mù lá cỏ thì thầm gót quen đi em sỏi đá đường quên về theo tôi với khuất chìm ngàn mây rồi rêu phủ tháng năm đầy Gần đây anh lại gửi tôi mấy bài khác. (đọc xuôi) Biết răng: “Mau cho mệ chịu chưa nì/ tau thôi thà đặng nớ ni khoan ừ/ mà ri miết cũng rằng nư/ là có mi chừ biết đách mô ai/chi ra rứa riết răng coi'. Đọc ngược bài trên (từ phải sang, từ dưới lên) Răng biết: 'Coi răng riết rứa ra chi/ai mô đách biết chừ mi có là/nư rằng cũng miết ri mà/ừ khoan ni nớ đặng thà thôi tau/nì chưa chịu mệ cho mau'. Hiển nhiên, ngôn ngữ trong những sản phẩm trên không thuần nhất (khi sặc mùi cải lương, khi sặc mùi 'ba trợn'), nhưng tác giả chỉ có ý nói trò chơi không gò bó người ta vào một phong cách nhất định nào, và sự thực thì mấy bài lục bát trên không cái nào mang văn phong đặc trưng của anh ta. Mục đích của anh không phải 'làm thơ', mà chỉ minh họa một trò chơi 'văn thể', 'khoét' rộng một thể thơ đã cũ, đòi hỏi kỹ thuật cũng như năng lực tiếng Việt của người làm lục bát hơn nữa. Một trò chơi, vâng, song không phải là không có ý nghĩa. Có lẽ chỉ tiếng Việt, với tính lỏng lẻo cố hữu ở các mối nối từ cũng như câu, mới cung cấp khả năng này, mà phần lớn chúng ta thường chỉ phàn nàn rồi bỏ qua, chẳng ai màng tận dụng. (Theo tác giả Bùi Hoằng Vị) |