Vần là những tiếng đọc giống nhau hay là gần giống nhau như sông - hồng, tà - cha.... Nghĩa là những tiếng có cùng một âm hưởng; hai tiếng có cùng giọng phát âm thì vần với nhau được... hai tiếng không vần với nhau, người ta thường nói là lạc vận.
Trong thơ tiếng Việt, thanh bằng vần với thanh bằng, thanh trắc vần với thanh trắc...
Trong một vài kiểu thơ đặc biệt, có dùng thanh bằng vần với thanh trắc. Lúc này, vần không phụ thuộc vào phần nguyên âm đơn hoặc kép phía sau phụ âm của từ. Ví dụ: ca, cá, cả, la, lá, tha, thà, thả, chả, má...(nguyên âm a), tiên, tiền, tiện, tiễn, hiên, hiền, hiển, hiện, liên, liền, chiến...(nguyên âm kép iên) . Loại thơ này người ta gọi là thơ Ộp. Ví dụ trích bài thơ 'Đáng đời chú Cáo':
Vừa có một chú Cáo
Nhà bên cạnh bờ ao
Dưới gốc Gạo cao cao
Cả xóm ai cũng bảo:
Trông chú thật bảnh bao
Lại khôn ngoan sắc sảo
Chẳng ai theo được nào!
Chú cũng rất tự hào:
Trong họ hàng nhà cáo
Ta mới đẹp làm sao!
Không ai là táo bạo
Dám thi tài thấp cao...
(Phạm Hải Binh- Báo Nhi đồng Cười)
Trong tiếng nước ngoài cũng có âm vần với nhau, và chính thế cho nên trong thơ của họ cũng có các chữ trong câu vần với nhau theo một quy tắc nhất định.
Ví dụ về vần :
Trong tiếng Nga : Tiếng Nga dùng từ đa âm tiết, các từ có các âm tiết cuối cùng vần với nhau coi như từ được vần với nhau. Các cặp từ: может vần với тревожит; другим vần với томим; совсем vần với ничем, безнадежно vần với нежно, томный vần với темной, свеча vần với журча...
Ví dụ trích bài thơ ĐÊM của A.X.Puskin bằng nguyên bản tiếng Nga
НОЧЬ
“ Мой голос для тебя и ласковый и томный
Тревожит позднее молчанье ночи темной.
Близ ложа моего печальная свеча
Горит; мои стихи, сливаясь и журча...”
Trong tiếng Anh: Tiếng Anh cũng dùng từ đa âm tiết, các từ có các âm tiết cuối cùng vân với nhau coi như từ được vần với nhau. Các cặp từ: yet vần với fret, merely vần với sincerely và dearly, pain vần với again và retain, confess vần với distress, know vần với so và snow, vần với vần với
Ví dụ trích cùng bài thơ ĐÊM của A.X.Puskin, theo bản dịch sang tiếng Anh:
NIGHT
Trong tiếng Hoa: Tiếng Hoa dùng từ đơn âm tiết. Các từ 來 ( lai – lai), 開 (khai - kai), 臺( đài - dai), 埃 (ai - ai), 哉 (tai - zai)... vần với nhau, các từ 明( minh - ming), 迎 (nghênh - ying), 情 ( tình – qing)... vần với nhau...
Vần trong tiếng Việt : phân ra làm hai loại: vần chính và vần thông. Trong phạm vi bài này, chỉ xin nói đến vần chính.
Vần chính của vần bằng : là các từ chỉ có nguyên âm, hoặc các từ có phụ âm phía trước nhưng có phần nguyên âm đơn và nguyên âm kép phía sau giống nhau hoàn toàn. Cáctừ vần bằng thường không có dấu hoặc có dấu huyền.
Ví dụ các từ có các nguyên âm hoặc vần ghép như:
- Một nguyên âm: a, e, o, ô, u , ư, ê, ơ, à, e, o, ồ, ù, ừ, ề, ờ, i, ì...
- Hai nguyên âm: ai, eo, au, êu, ao, âu, ầu, èo, ào, ay, ày, oa, oà, ây, ầy...
- Ba nguyên âm: oai, oài, iêu, oeo, oèo...
Ví dụ các vần ghép phía sau phụ âm có nguyên âm + phụ âm:
- Hai (nguyên âm + phụ âm): an, àn, am, àm, ân, ần, âm, ầm, ăn , ằn , ôm, ồm, ôn, ồn, ên, ền, in, ìn,
- Ba (nguyên âm + phụ âm): iên, iền, ang, àng, ông, ồng, uân, uần, anh, ành, inh, ình, enh, ềnh, uan, uàn, ...
- Bốn (nguyên âm và phụ âm): uyên, uyền, oang, oàng, ương, ường, uỳnh, uynh, uênh, uềnh, ...
Khi có phụ âm đơn như : b, c, d, đ, g, h, k, l, m, p, r, s, t, v, x hoặc phụ âm kép như ch, tr, gi, qu, nh, ng, ngh... đứng trước các vân (gồm nguyên âm hoặc nguyên âm và phụ âm giống nhau hoàn toàn) trên, các từ như vậy sẽ cho vần chính của vần bằng. Ví dụ:
- Ba, bà, ca, cà,da, dà, cha, chà, ga, gà, gia, già, ha, hà, la, là, ma, ma, na, ra, rà, sa, sà, ta, tà, tha, thà, tra, trà, va, và, xa, xà...
- Ban, bàn , can, càn, chan, dan, dàn, gan, gàn, gian, giàn, han, hàn, lan, làn, man, màn, nan, nàn, ra, ràn, sa, sàn, tan, tàn, van, vàn...
- Tuyên, duyên, chuyền, huyền, quyền, tuyền, truyền , thuyền....
Vần chính của vần trắc : là các từ gồm có phần nguyên âm đơn hoặc vần ghép đứng riêng hoặc đi sau phụ âm, tương tự như vần trong thanh bằng, nhưng chỉ khác là từ này mang một trong các dấu sắc, nặng, hỏi, ngã...
Ví dụ các từ có đuôi là nguyên âm đơn:
- á, ạ, ả, ã vần với nhau, khi nó đi sau các phụ âm để tạo thành từ thì các từ này cũng vần với nhau. (Ví dụ: bá, bạ, bả, bã, cá, cạ, cả, dạ, dả, dã, gá, gạ, gả, gã, há, hạ, hả, lá, lạ, lả, lã, má, mạ, mả, mã, ná, nạ, nả, nã, rá, rạ, rả, rã, sá, sạ, sả, sã, tá, tạ, tả, tã, vá, vạ, vả, vã, xá, xạ, xả, xã....)
- é, ẹ, ẻ, ẽ vần với nhau.
- ố, ộ, ổ , ổ vần vơí nhau
- í, ị, ỉ, ĩ, ý, ỵ, ỷ, ỹ vần với nhau
Các từ có đuôi là nguyên âm kép hoặc vần ghép bằng các nguyên âm:
- ái, ại, ải, ãi vần với nhau
- éo, ẹo, ẻo, ẽo vần với nhau
- oái, oại, oải, oãi
Các từ có đuôi là vần ghép giữa nguyên âm và phụ âm:
- án, ạn, ản, ãn vần với nhau. Khi nó đi sau các phụ âm để tạo thành từ thì các từ này cũng vần với nhau. Ví dụ: Bán, bạn, bản, dán, dạn, dãn, chán, chạn, cán, cạn, hán, hạn, hãn, lán, lạn, lãn, mán, mạn, mãn, nán, nạn, rán, rạn, sán, sạn, sản, tán, tạn, tản, ván, vạn, vãn....
- Tương tự như vậy với các vần ghép gồm nguyên âm và phụ âm khác.
Trường hợp đặc biệt của vần:
Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa (giồng nhau hoàn toàn), thì không vần được với nhau. Song hai tiếng tuy đồng âm (từ giống nhau hoàn toàn) mà khác nghĩa, tức là hai tiếng khác nhau, thì lại vần với nhau được.
Ví dụ, câu thơ của bạn B.Đ.T:
Ước gì hoa chẳng phai hương
Để hồn ta mãi thơm hương đóa quỳnh
Câu này phạm luật, đó là dùng hai chữ hương đồng âm và đồng nghĩa (đều là hương thơm) được dùng làm chữ thứ 6 câu lục để vần với chữ thứ 6 của câu Bát. Điều này, luật thơ lục bát không cho phép
Cũng chữ hương ở trên, nếu một chữ dùng với nghĩa là hương thơm, một chữ dùng với nghĩa là quê hương thì hai chữ hương này vần với nhau được. Ví dụ:
Mùa xuân hoa bưởi ngát hương
Trong ta tình cảm quê hương mặn nồng
Trên đây là một số suy nghĩ về vần trong thơ ca, rất mong được bạn đọc quan tâm và ủng hộ.
Lính thuỷ - Linhthuy55@gmail.com - 01682938853 - 47/459 Bạch Mai, Hà Nội
(Ngày 16/05/2010 09:14:00 AM)
|