Cũng như khi làm một số loại thể thơ khác, những người làm thơ Lục bát cần tránh viết những câu thơ trùng vận, nghĩa là hai câu Lục bát gần nhau có cùng vần với nhau. Câu thơ Lục bát được hiểu là gồm có câu lục và câu bát hợp lại.
Những câu thơ Lục bát liền kề nhau mà trùng vận thì đọc rất chối.
Có nhiều người, khi làm thơ không chú ý đến vần đề này, nên câu thơ của họ có nhịp điệu lòng vòng, không uyển chuyển đơn điệu.
Hai câu Lục bát bị trùng vận là hai câu Lục bát có chữ thứ sáu câu lục, hoặc hai chữ thứ tám của câu bát trùng nhau. Điều này cũng tương đương với hai chữ thứ 6 và thứ 8 trong một câu bát trùng vận với nhau.
Điều này rất dễ hiểu, nếu chữ thứ 6 và chữ thứ 8 của câu bát vần với nhau, thì nghĩa là vần của câu lục trên và câu lục dưới hai câu này, và cả câu bát phía dưới nữa cũng bắt buộc phải vần theo. Ví dụ một số câu thơ trùng vận mà Lục bát mỗi ngày trong một số bài gần đây đã gặp:
Thuyền đầy, sóng cả, gió to
Đò dù cập bến, còn lo phập phồng.
Thương con, mẹ phải thắt lòng
Một mình, một gánh, quê chồng long đong…
Mẹ như cái vạc, cái nông
Tảo tần, khuya sớm bờ sông, đồng chiều
(Bài thơ dâng Mẹ)
Người ta cầu lộc xin vàng
Tôi mê chụp ảnh kiếm nàng xuân rơi.
Bao năm vẫn một bầu trời
Lẻ loi vẫn một kiếp tôi xứ người
Bao năm xuân đến xanh tươi
Bấy chiều ngóng đợi quê người héo hon.
(Đi lễ ngày Xuân)
Hình như hôm ấy trời mưa
Hình như hôm ấy tôi vừa tắm xong
Ngoài hiên tôi cứ tồng ngồng
Cô bé hàng xóm... ngồi nhòm qua song…
Mấy chục năm trải long đong
Một lần trở lại cánh đồng quê hương
(Ngồi buồn nhớ lại chuyện xưa...)
Như là từng đã sắc sâu,
Như là đã ngấm rượu đầu men say.
Như là tình trẻ ngất ngây,
Như là đã hẹn gặp ngày mai đây.
Như là tay đã trong tay,
Như là đã tự những ngày xa xưa.
(Như là...)
Để nhắc nhở việc này, một tác giả có làm một bài thơ cố ý dùng trùng vận trong cả bài:
HỌC CÁCH GIEO VẦN
Thôi đừng hút thuốc anh ơi!
Bến xe, tàu điện những nơi đông người
Cơ quan thì chớ nhả hơi
Làm cho ô nhiễm, làm người hắt hơi...
Đừng nên hút nữa anh ơi!
Ở trong quán nhậu đông người đến chơi
Chính phủ có chỉ thị rồi
Không được hút thuốc ở nơi lắm người.
Hút thì ra hẳn ngoài trời
Mênh mông thoáng khí, xin mời nhả hơi
Nhà có trẻ mới ra đời
Chớ nên nhả khói, nồng hơi hại người...
Học theo tác giả được rồi
Cả bài tôi cứ vần 'ời' thế thôi...
Bài này đọc lên, ta thấy rất chối.
Khi làm bài thơ lục bát, thường trong 5 câu lục bát gần nhau, không nên để một câu nào trùng vận.
Đọc lại toàn bộ Truyện Kiều, chúng ta khó tìm thấy có hai câu Lục bát nào liền kề nhau mà trùng vận. Chính vì thế, nhịp thơ của Truyện Kiều thì khó ai bì kịp về độ nhuyễn, độ hay của nó.
Ngoài ra, các chữ cuối nhịp trong các câu thơ cũng không nên vần nhau. Tất nhiên, luật bằng trắc không ai nhắc tới chuyện này, nhưng nếu dùng các từ có cùng vần đứng ở cuối nhịp ta thấy nhịp thơ rất đơn điệu.
Ví dụ:
Hôm qua vác rá đi ra
Thấy bà với má cùng ba đi vào
Cớ sao gió bão cồn cào
Mưa rào huyên náo ồn ào khắp nơi.
Trong câu này, sử dụng nhịp đôi, cứ hai chữ một nhịp. mà các chữ thứ 2,4,6 vần với nhau như: qua, rá, ra, bà, má, ba và sao, bão, cào, rào, náo, ào... Vần liên tục trong một câu làm cho câu thơ bị khép lại, không có độ mở, độ thoáng.
Trên đây là một số vấn đề khi làm thơ, chúng ta nên tránh để thơ được nhuần nhuyễn hơn.
Nguyễn Thành Minh - minhthanh1954@gmail.com - - Cộng hoà LB Nga
(Ngày 7/05/2010 01:19:20 PM)
Đúng là hai câu lục bát kề nhau bị trùng vận, đọc không thấy hay, mà cảm giác như thấy thừa một câu. Bỏ một trong hai câu trùng vận đi, ta thấy đọc rất nhuyễn, uyển chuyển và thoáng hơn nhiều. Thuyền đầy, sóng cả, gió to
Lê Minh Dung - leminhdungifc@yahoo.com.vn - 0937999939 - Gò Vấp TP. HCM
(Ngày 7/05/2010 11:29:27 AM)
Chân thành cảm ơn tác giả Phạm Thanh Cải đã nêu ý kiến trên, ông bà xưa có câu " Văn mình - Vợ người" Vợ người thì không biết sao chứ văn mình viết ra thì hẳn thấy hay rồi, từ chủ quan mà dễ dãi không tuân theo luật lệ ràng buộc, tự thấy đã đủ ý đủ vần thôi...
Xin cám ơn bài viết của TG PTC đã nhắc nhở và lưu ý, những trao đổi chân thành này sẽ giúp nhắc nhớ mọi người và hy vọng chúng ta sẽ có những tác phẩm mới hay hơn, đúng luật thơ hơn giới thiệu cùng bạn đọc. Lê Minh Dung
Nguyễn Thành Minh - minhthanh1954@gmail.com - - Cộng hoà LB Nga
(Ngày 6/05/2010 07:47:22 PM)
Thường người ta làm thơ lục bát theo lối mòn quen thuộc do ảnh hưởng sâu đậm của các bài ca dao, truyện Kiều, các bài thơ lục bát ... mà chả mấy ai quan tâm đến luật thơ như thế nào, cứ thấy xuôi là ta cho là được.
Đọc mục Lục bát xưa và nay, chúng ta làm quen với luật thơ lục bát. Hoá ra, luật thơ lục bát cũng lắm điều hay, câu nào ta làm ra, nghe đọc thấy xuôi tai. so với luật thì hầu như đúng cả. Cảm ơn Tác giả đã có ý kiến rất hay về trùng vần trong thơ lục bát.
Tú Lục Bát - tulucbat@gmail.com - - Hà Nội
(Ngày 6/05/2010 02:06:38 PM)
Trần thanh Tâm - thanhtam91td@gmaij.com - 043 6620572 - 38 ngõ 126 Nguyễn an Ninh
(Ngày 6/05/2010 05:41:09 PM)
Cháu cảm ơn bài dạy của chú ! nó rât thiết thực , cháu cũng thấy chối,
thấy đúng luật mà cứ ngang ngang như cua . Chưa có ai dạy cả nên giờ cháu mới biết . |