CHÙA LÀNG
Làng nghèo, nên chùa cũng nghèo
Sân đầy lá rụng, vắng teo bóng người
Đôi con nghê đá ngồi cười
Hai bà vãi trẻ lại lười thắp nhang
Ngày rằm, mồng một... mấy nàng
Thẹn thùng cùng mấy anh chàng trai tơ
Ôm eo xe máy lượn lờ
Đi chùa toàn mặc quần bò áo phông
Thương cho mấy chị muộn chồng
Thương cho mấy cụ lưng còng đường xa
Thương cho em, thương cả ta
A di đà Phật, cùng ra chùa làng...
Người ta cầu phúc, cầu an
Cầu tài, cầu lộc, cầu toàn vận may
Cầu tình – yêu phải thật say
Cầu tiền – vàng bạc chất đầy vẫn tham
Ta cầu cái chẳng ai ham
Tha cho mấy kẻ đã làm hại ta
Chỉ xin sáng tỏ chính – tà
Để năm mới đến nhà nhà yên vui...
Chùa làng là nơi thờ Phật ở mỗi làng quê, có lẽ ở Việt
Ta cầu cái chẳng ai ham
Tha cho mấy kẻ đã làm hại ta
Chỉ xin sáng tỏ chính - tà
Đây mới là ý tứ thâm hậu, khác người, khác thường, là chủ đích mà nhà thơ Đặng Vương Hưng hướng tới mở lòng mình trước cõi linh thiêng. Ông mang tâm nguyện tới cửa Phật cầu tha cho kẻ đã làm hại mình, làm mình khốn đốn thì thật lạ, điều cầu như vậy thì chắc chẳng mấy ai ham thật. Lẽ thường người bị hại, bị vu oan giá hoạ đến chùa để cầu được giải oan, kẻ tội đồ phải bị trừng phạt, chứ có mấy ai xin tha cho kẻ rắp tâm làm cái việc thất đức độc ác thế bao giờ? Đó mới là cái hay, nét độc đáo, lòng độ lượng hiếm có, khác thường của Phật tử - nhà thơ Đặng Vương Hưng. Phải chịu đựng nỗi oan khuất, lặn lội đến ăn mày cửa Phật, chấp nhận chứng kiến mọi nghịch cảnh đau lòng chỉ để cầu tha cho kẻ vô lại hại mình đã làm phát sáng tính nhân bản của bài thơ. Cách ứng xử nhân văn hiếm thấy: lấy ơn trả oán thì oán sẽ được loại trừ tận gốc. Có lẽ đây cũng là cách thức tỉnh, điều chỉnh đúng đắn hữu hiệu nhất cho những kẻ độc ác tham lam còn nhởn nhơ ngoài đời hay vẫn lui tới giả bộ từ bi phiền nhiễu ô uế cửa Phật. Điều cầu nguyện riêng tư cho nhà thơ chỉ là mong Phật pháp anh minh, chính tà sáng tỏ. Đó cũng là sự đòi hỏi vươn tới lẽ công bằng của thiết chế muôn đời chứ nào chỉ là khao khát tâm nguyện riêng ông.
Bài thơ đã gây được ấn tượng mạnh mẽ, sức lay động bất ngờ ở ba trong bốn câu của khổ kết. Thế mới biết cái tứ của một bài thơ thật vô cùng hệ trọng, tứ thơ hay, độc đáo, bạn đọc sẽ thể tất cả những khiếm khuyết của câu chữ mà tâm đắc đồng cảm sẻ chia với bài thơ. Lại như cách nói của nhà thơ Huy Trụ: Cho đời nhớ được một câu / Bạc đầu người viết chắc đâu đã thành, thì bài thơ Chùa làng của Nhà thơ Đặng Vương Hưng đã có được câu thơ như thế./.
Ninh Bình, ngày 16-3-2010
ĐC: Hội VH-NT Ninh Bình
Điện thoại: 0913 292 185
Email: xuanlamvi@yahoo.com
Đặng Kim Hùng - kimhungdang@yahoo.com - 03203541271 - Sao Đỏ, Hải Dương
(Ngày 1/04/2010 12:00:04 AM)
Bạn Nguyễn Đức Trường phân tích bài thơ thật sâu sắc và chí lý.
Tầm cỡ Nhà thơ tài hoa Đặng Vương Hưng là phải mang tầm tư tưởng như vậy. Mọi câu chuyện đi chùa, cảnh lễ chùa chỉ là các nấc thang, chỉ là con đường nhỏ, là cái cớ để ông dẫn dắt ta đến với tư tưởng của Khổng Tử mà thôi. Vậy nên, khi đọc bài thơ, có lẽ không nên sa đà lắm vào các hình ảnh bên lề: "Nam nữ quần bò, áo phông/ Trai tơ, phụ nữ muộn chồng, ôm eo...". Hình ảnh này chỉ là cái nền rất đa dạng và phong phú để nổi lên tâm điểm của bài thơ. Thế mới biết bình thơ là khó thật! Đọc bài bình, có bài làm mờ nhạt bài thơ, có bài làm rõ nội dung bài thơ, có bài nâng cao tầm tư tưởng bài thơ. Có những người cả đời không làm bài thơ nào, nhưng lời bình của họ có tầm cao tư tưởng của thời đại, có nhãn quan trong sáng vừa khoáng đạt vừa tinh tế. Nhiều nhà phê bình nổi tiếng như: Hoài Thanh, Hoài Chân, Hồng Diệu, Phan Cự đệ, Vương Trí Nhàn... đội ngũ làm thơ hiện nay rất đông, nhưng người bình thơ hiện nay vắng bóng và hiếm hoi như lá mùa thu...Trang lục bát này cũng nổi lên nhà thơ và nhà bình thơ Lâm Xuân Vi với nhiều bài bình luận rất sâu sắc. Có lẽ, nguồn bài thơ lục bát đã nhiều, cũng nên có đội ngũ bình thơ đông đảo thì hay biết bao nhiêu. Thưởng thức một món ngon mà có người giúp ta chỉ ra ngon ở hương vị gì, ở chất bột, chất thực phẩm hay ở gia vị, hay ở cách nấu... thì khi ăn ta càng cảm thấy ngon hơn. Có những người hiểu được cái cốt lõi của bài thơ như bạn Nguyễn Đức Trường thật là đáng trân trọng. Xin cảm ơn bạn rất nhiều.
Nguyễn Đức Trường - suthuthach@gmail.com - 0128.823.8053 - 47/459 Bạch Mai, Hà Nội
(Ngày 29/03/2010 11:23:22 AM)
Tâm điểm của bài thơ Tâm điểm của bài thơ là quan điểm của Tác giả: Ta cầu cái chẳng ai ham Ở bài này, nếu chỉ nhìn vào cái đầu bài thì chưa hẳn đã trúng tâm điểm của bài thơ mà Nhà thơ Đặng Vương Hưng muốn nói tới. Câu chuyện Nhà thơ đi vãng cảnh chùa làng, gặp cảnh chùa vắng, khách dến chùa quần bò áo phông, người cầu phúa, người cầu an, người cầu tài tộc, người cầu lương duyên... chỉ là cái cớ để nói lên ý ông muốn nói, là cái nền để dựng lên chủ đề của bài thơ. Nguyễn Đức Trường
mai gia bao - hmapmap@yahoo.com.vn - 01699858377 - Ấp SBC, tổ1, tx TN
(Ngày 29/03/2010 08:02:49 AM)
Sau khi đọc ý kiến của bạn Huệ Triệu, bạn đã khiêm tốn nói rằng: "người đọc như tôi – dù khá mỏng kiến thức về chùa chiền, vẫn không thể đồng cảm được với những “quần bò áo phông” len lỏi vào cổng chùa !" "Mấy cô đội gạo lên chùa Bây giờ các cô gái đi chùa với người yêu để cầu an, cầu hạnh phúc là quá thường tình.
Huệ Triệu - huetrieulhp@yahoo.com.vn - 0909221691 - Thành phố HCM
(Ngày 28/03/2010 11:40:09 PM)
Nhân đọc ý kiến của tác giả mai gia bao - hmapmap@yahoo.com.vn Hiểu cho đúng một bài thơ đã khó, bình một bài thơ còn khó hơn. Bởi lẽ, đâu chỉ làm toát lên hồn vía của bài thơ, người bình thơ phải “gặp” được người làm thơ ở nhiều phương diện. Theo tôi, tác giả bài viết Lâm Xuân Vi đã có một cuộc gặp gỡ khá mặn mà với nhà thơ Đặng Vương Hưng khi viết bài bình này. Nghĩ đến chùa – mà lại là chùa làng, chắc chẳng ai lại không để tâm trí mình đi về một cõi bình yên, thuần khiết nhất, Ấy vậy mà, bức tranh chùa làng của Đặng Vương Hưng lại không cho người ta cảm giác ấy, người đọc như tôi – dù khá mỏng kiến thức về chùa chiền, vẫn không thể đồng cảm được với những “quần bò áo phông” len lỏi vào cổng chùa ! Bài thơ là một chuỗi những nghịch lí, tác giả Lâm Xuân Vi, theo tôi, đã khai thác đúng hướng, và đâu có bỏ qua cái căn cốt, cái hồn vía, cái tứ thơ rất độc đáo – lại cũng là một nghịch lí, của bài thơ, để từ đó cho mọi người cùng thấy nét nhân hậu trong tâm hồn người làm thơ. Đi chùa, nói cho cùng, cũng là để tìm được sự bình yên thật sự của tâm hồn, cho dù điều này cũng khó lắm thay ! Lâm Xuân Vi đã làm toát lên điều ấy. Tôi cho rằng đây là bài bình thơ thành công của nhà thơ - nhà phê bình Lâm Xuân Vi
mai gia bao - hmapmap@yahoo.com.vn - 01699858377 - Ấp SBC, tổ1, tx TN
(Ngày 28/03/2010 10:37:13 AM)
Bài thơ của Đặng Vương Hưng hay ở nhiều phía, phân tích của tác giả LXV vẫn chưa bao quát hết các khía cạnh của tứ thơ. Xin được góp thêm đôi điều:
|